Xuất khẩu cá tra lập kỷ lục mới

Nhàđầutư
Chia sẻ tại Lễ hội cá tra lần thứ I với chủ đề "cá tra vươn ra biển lớn" do tỉnh Đồng Tháp tổ chức vào ngày 16/12, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu năm 2022 đã xác lập kỷ lục mới khi đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD.
AN HÒA
17, Tháng 12, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Chia sẻ tại Lễ hội cá tra lần thứ I với chủ đề "cá tra vươn ra biển lớn" do tỉnh Đồng Tháp tổ chức vào ngày 16/12, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu năm 2022 đã xác lập kỷ lục mới khi đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD.

a h 1

Nuôi trồng chế biến cá tra xuất khẩu đã trở thành ngành công nghiệp quan trọng. Ảnh An Hòa

Ngành hàng cá tra đã trở thành ngành công nghiệp

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ít có loài thủy sản nào có bước phát nhanh như cá tra. Nếu như năm 1997 xuất khẩu cá tra chỉ thu về 1,6 triệu USD, thì năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD; năm 2018 nâng lên 2,2 tỷ USD và năm 2022 sản lượng xuất khẩu đạt ấn tượng với 1,68 triệu tấn, thu về 2,4 tỷ USD. Đây là năm xuất khẩu cá tra đạt được kết quả cao nhất trong gần 30 năm phát triển ngành hàng này.

Hiện nay, cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu đến 134 quốc gia vùng lãnh thổ; ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra đã đạt quy mô sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động.   

Là một doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu quy mô lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Trần Văn Hùng Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá cho rằng, với sản lượng nuôi trồng hơn 1,6 triệu tấn cá tra mỗi năm, con cá tra không chỉ mang về cho vùng ĐBSCL hơn 2 tỷ USD mà còn nhiều hơn thế nữa.

Theo tính toán của ông Hùng thì với tỷ lệ phụ phẩm ngành hàng cá tra khoảng 68% thì mỗi năm vùng ĐBSCL có khoảng 900.000 tấn phụ phẩm. Hiện nay, hầu hết phụ phẩm cá tra đã được tận dụng để sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng khác; các phế phẩm cá tra cũng được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, do vậy nếu tính đúng, tính đủ thì nguồn lợi từ con cá tra không chỉ là hơn 2 tỷ USD mỗi năm.

"Vùng ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết, khí hậu, nguồn nước nên còn rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp cá tra xuất khẩu với kim ngạch kỳ vọng sẽ còn tăng gấp nhiều lần so với hiện nay nếu được tổ chức sản xuất tốt", ông Hùng đánh giá.

an hoa 1

Con cá tra còn nhiều cơ hội để "bơi xa". Ảnh An Hòa

Cá tra còn nhiều cơ hội "bơi xa"

Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đạt kim ngạch xuất khẩu cá tra đến 15/11 đạt 2,23 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Hai thị trường chính là Trung Quốc chiếm 30%, Hoa kỳ chiếm 23%.

Trong 9 tháng đầu năm nay Hoa Kỳ nhập khẩu 104.000 tấn cá tra phile đông lạnh, giá trị 445 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 91% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 4,26 USD/kg, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc và nhiều thị trường khác như EU, Thái Lan, Mexico... cũng tăng trưởng rất tốt. Giá xuất khẩu cá tra phile sang các thị trường khác đều tăng trung bình từ 28 - 66%. Nhờ vậy mà kim ngạch xuất khẩu cá tra cả năm 2022 đã đạt mốc cao nhất từ trước đến nay, ước khoảng 2,4 tỷ USD.

"Mặc dù năm 2023 vẫn còn ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế, nhưng dự báo xuất khẩu cá tra có thể đạt tương đương với năm 2022. Nguyên nhân là Việt Nam đã là thành viên của nhiều hiệp định FTA, đáng chú ý là các hiệp định RCEP, EVFTA, CPTPP…, cùng với đó, cá tra Việt Nam được xem là mặt hàng có mức giá tốt nhất, vừa "túi tiền" của người tiêu dùng trong thời điểm lạm phát cao như hiện nay.

Bên cạnh đó là thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gia áp dụng chính sách "Zero COVID", như cầu thị trường này sẽ tăng mạnh trong năm 2023, đó là các điều kiện thuận lợi về mặt thị trường để ngành hàng cá tra của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2023", bà Lan nhận định.  

Tuy nhiên, để các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu tận dụng được cơ hội thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2023, đại diện VASEP cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn; kiến nghị các bộ, ngành có biện pháp kiểm soát giá cả nguyên vật liệu, vật tư, thuốc, thức ăn; đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc về việc đưa ra quy chuẩn nước thải vùng nuôi thủy sản cao hơn quy chuẩn của quốc tế, khiến cho các vùng nuôi rất khó thực hiện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ