Ngành bán lẻ sẽ sôi động trở lại

Nhàđầutư
Sự xuất hiện của những thương hiệu lớn như Walmart, Amazon... tại một sự kiện sắp tới ở TP.HCM cùng những diễn biến thực tế gần đây khiến thị trường bán lẻ Việt Nam được kỳ vọng sôi động trở lại.
THIÊN KỲ
25, Tháng 07, 2023 | 07:52

Nhàđầutư
Sự xuất hiện của những thương hiệu lớn như Walmart, Amazon... tại một sự kiện sắp tới ở TP.HCM cùng những diễn biến thực tế gần đây khiến thị trường bán lẻ Việt Nam được kỳ vọng sôi động trở lại.

Empty

Thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục tăng trưởng khả quan. Ảnh: Đ.K

Nhiều tín hiệu khả quan

Chiều 24/7, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, một số thương hiệu quốc tế như Walmart, Amazon, AES... sẽ tham dự sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế" được tổ chức tại TP.HCM vào tháng 9.

Số liệu từ Bộ Công thương cho thấy quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sáu tháng đầu năm 2023 ước đạt 3.016.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 11% so với cùng kỳ 2022. Nhiều dự báo cho rằng sức cầu tiêu dùng trong nước sẽ dần hồi phục trong nửa cuối năm.

Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 18,7% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 65,9% và doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 9,3% (nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 13,5%; may mặc tăng 9,5%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 9,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 2,5%). 

Từ ngày 1/7/2023 nhiều nhóm hàng hóa tiêu dùng được Quốc hội chấp thuận giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%. Cũng từ mốc thời gian này, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được điều chỉnh tăng 20% từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng.

Đây là các yếu tố được kỳ vọng sẽ góp phần tăng sức cầu cho nền kinh tế, qua đó tác động trực tiếp đến doanh số kỳ vọng của các doanh nghiệp bán lẻ trong thời gian tới.

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đánh giá thị trường bán lẻ nội địa hiện không chỉ thu hút doanh nghiệp sản xuất trong nước mà còn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài.

"Năm 2021-2022, ngành bán lẻ bán hàng trên các kênh thương mại điện tử đã phát triển rất mạnh. Các nhà bán lẻ rất nhanh nhạy chuyển hướng phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Nhà bán lẻ đầu tư nhiều cho công nghệ, nhân lực để đáp ứng yêu cầu. Các nhà sản xuất cũng tận dụng các website của chính doanh nghiệp mình cũng như các trang thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội để đẩy mạnh tiêu thụ. Đây cũng chính là xu hướng của ngành bán lẻ trong thời gian tới", bà Hậu cho hay. 

Cũng theo Bộ Công thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội (GDP).

Doanh nghiệp rót vốn mạnh để đầu tư

Thấy rõ tiềm năng của ngành bán lẻ trong nước, Tập đoàn Central Retail, nhà bán lẻ Thái Lan đã công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới.

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail cho biết, trong nửa đầu năm 2023 người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, tuy nhiên các mặt hàng thiết yếu vẫn không giảm nhiều.

"Lương thực thực phẩm vẫn là nhu cầu thiết yếu nên dù người dùng có siết chặt chi tiêu thì hệ thống của chúng tôi vẫn tăng cường chất lượng sản phẩm trên các kệ hàng cũng như tạo ra các gói khuyến mãi, hạ giá thành nhằm kích cầu tiêu dùng", bà Vân nhấn mạnh.

Với việc rót thêm vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, Central Retail cho biết sẽ nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên 55 tỉnh, thành phố cả nước.

Cụ thể, kế hoạch rót thêm vốn đầu tư nhằm thúc đẩy doanh số tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2026 lên 65.000 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu kinh doanh đa kênh trong lĩnh vực thực phẩm và trung tâm thương mại.

Một doanh nghiệp bán lẻ ngoại khác là Tập đoàn Aeon cũng đang lên kế hoạch xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội. Đơn vị này còn đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết, các nhà bán lẻ trên thế giới khi nhìn vào Việt Nam đều chung nhận định đây là thị trường béo bở. Với dân số hơn 100 triệu dân và sức mua của người dân nơi đây rất tốt. Do đó, rất nhiều nhà bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.

Vẫn còn nhiều trăn trở cho thị trường bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam chia sẻ, hiện nay các doanh nghiệp đang không có sự kết nối mạnh mẽ trong kích cầu. Mỗi ngành đang kích cầu riêng theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Vì vậy nên kết nối tất cả lại và xác định rõ khía cạnh nào nên đi và phải đi như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thay vì cứ làm tất cả, nên có định hướng kinh tế xanh cho từng ngành nghề.

Dự báo tới đây sẽ có 4 dự án trung tâm thương mại là Central Premium plaza, Vincom Megamall Grand Park, Sunrise City Central và Emart 2, đóng góp hơn 116.000 m2 diện tích bán lẻ mới. Điều này cho thấy về dài hạn thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ vẫn sáng khi khai phá hoặc đáp ứng đúng mức nhu cầu của người tiêu dùng thế hệ mới ở Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ