VESS: Cần cho phép doanh nghiệp bán lẻ nhập xăng dầu từ nhiều nguồn

Nhàđầutư
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho rằng cần tạo nên sự cạnh tranh trong giá hoặc chất lượng xăng dầu bán lẻ giữa các doanh nghiệp với nhau, để từ đó gián tiếp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước.
NHẬT HUỲNH
27, Tháng 06, 2023 | 12:54

Nhàđầutư
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho rằng cần tạo nên sự cạnh tranh trong giá hoặc chất lượng xăng dầu bán lẻ giữa các doanh nghiệp với nhau, để từ đó gián tiếp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước.

z4467027637895_ee84a405fc16c3cd330ae1d033ef1383

Toàn cảnh lễ công bố. Ảnh Phương Thảo

Sáng 27/6, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) đã tổ chức lễ công bố kết quả nghiên cứu "Những đặc điểm cần lưu ý của thị trường xăng dầu Việt Nam và sự ảnh hưởng đến phúc lợi hộ gia đình".

Theo nghiên cứu của VESS, xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng. Do đó, việc đánh các loại thuế đối với mặt hàng xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và chi tiêu của hộ gia đình.

Tại Việt Nam, hiện mỗi lít xăng, dầu bán ra đang phải chịu các loại thuế như: Giá trị gia tăng (10%), nhập khẩu (khoảng 10%), tiêu thụ đặc biệt (từ 8%-10%) và bảo vệ môi trường. Chỉ trong vòng hai tháng (12/4/2022 đến 13/6/2022), giá xăng dầu đã tăng liên tục sáu lần, vượt mức 32.000 đồng/lít (tăng gần 50% so với đầu năm 2022) và vượt đỉnh lịch sử tháng 7/2014 (26.140 đồng/lít).

Điều này đồng nghĩa với việc gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng ngày càng gia tăng và tạo sức ép phải giảm bớt gánh nặng này. Tuy nhiên, thuế xăng dầu hiện đang đóng góp một phần quan trọng trong ngân sách nhà nước. Việc giảm thuế sẽ dẫn tới hao hụt không hề nhỏ, gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế khác.

z4467017325886_7b745919860a5a2813a5fef21fececa6

Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam. Ảnh Phương Thảo

Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) Nguyễn Đức Thành cho biết thông qua nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm chính của thị trường xăng dầu xăng dầu Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã có cái nhìn tổng quan về thị trường này. Các quy định chi tiết và chặt chẽ trong Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP được xem như nhằm hướng tới mục đích duy trì ổn định của thị trường xăng dầu cũng như sự an toàn trong lao động và kinh doanh.

Tuy nhiên, các quy định kiểm soát chặt chẽ cấu trúc của chuỗi cung ứng từ phân phối tới bán lẻ tạo thành hiện tượng độc quyền bán. Điều này làm giảm sức hút gia nhập trên các phân đoạn thị trường cũng như tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng một phân đoạn hoặc trên toàn bộ thị trường.

"Hệ quả là thị trường xăng dầu Việt Nam có tính độc quyền bán cao, dẫn tới rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng như đã thấy trong một số diễn biến gần đây. Như vậy, mục đích chính của quản lý thị trường đã không đạt được", ông Nguyễn Đức Thành nói.

Ngoài ra, Giám đốc VESS cũng cho rằng cách thức tính giá cơ sở hiện nay cũng có nhiều điểm yếu khiến giá xăng dầu cơ sở không phản ánh đúng giá xăng dầu thực tế và không theo kịp sự thay đổi giá xăng dầu của thị trường quốc tế.

"Mặc dù có giá xăng dầu bán lẻ của Việt Nam ở mức tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng so với thu nhập bình quân đầu người thì mức giá này ở vị trí cao hơn so với một vài quốc gia phát triển hoặc có cùng điều kiện về kinh tế như Mỹ, Nga, Malaysia, Indonesia", đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Tăng tính cạnh tranh 

Để tăng tính cạnh tranh trong thị trường kinh doanh xăng dầu, nhóm nghiên cứu đề xuất nên xem xét loại bỏ quy định về khoảng cách tối thiểu của Bộ xây dựng để tăng tính cạnh tranh cho thị trường; quy rõ trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cho các bên tham gia trong thị trường đồng thời cần sửa đổi chính sách liên quan như các quy định vận hành thị trường, chiết khấu, cho phép doanh nghiệp bán lẻ được nhập xăng dầu từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Từ đó tạo nên sự cạnh tranh trong giá/chất lượng xăng dầu bán lẻ giữa các doanh nghiệp với nhau, gián tiếp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước.

Theo nhóm nghiên cứu này, trong bối cảnh thị trường xăng dầu biến động liên tục như hiện nay, cách tính các khoản thuế lên mặt hàng xăng dầu có thể không còn phù hợp. Các vấn đề về bị động về nguồn thu khi giá thế giới giảm đột ngột hoặc tăng gánh nặng về giá khi giá thế giới tăng mạnh và đột ngột (hiệu ứng gia tốc) đã xảy ra trong quá khứ do các tính các khoản thuế áp lên mặt hàng này. Giá xăng dầu cao đã tạo ra nhiều tiêu cực cho nền kinh tế. Việt Nam có thể đối mặt với lạm phát, thuế tăng, giá đầu vào sản xuất tăng, do xăng dầu được coi là một trong các khoản chi phí đầu vào của sản xuất.

Với tỷ trọng thuế 25% (2022), thay đổi cách áp thuế lên mặt hàng xăng dầu có thể thay đổi giá xăng dầu bán lẻ một cách đáng kể. Để giảm tỷ trọng thuế xăng dầu trong giá cơ sở cũng như để tránh các khoản thu từ thuế tăng mạnh do giá xăng dầu thế giới tăng cao khiến giá xăng dầu bán lẻ ở mức cao như năm 2022, nhóm tác giả khuyến nghị cần thay đổi cách áp hai khoản thuế BVMT hoặc thuế TTĐB theo hướng như các quốc gia khác trên thế giới và sử dụng thuế tuyệt đối thay vì thuế tương đối.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ