Ngân hàng và các thương vụ M&A... hụt

Nhàđầutư
Mối lương duyên không phải đến với tất cả các ngân hàng. Có những thương vụ sáp nhập ngân hàng đình đám nhưng nhanh chóng tan tành.
HÀ TRANG
21, Tháng 04, 2018 | 14:57

Nhàđầutư
Mối lương duyên không phải đến với tất cả các ngân hàng. Có những thương vụ sáp nhập ngân hàng đình đám nhưng nhanh chóng tan tành.

31073161_136899437163034_9118975954713051136_n

 Các thương vụ góp vốn hay mua bán, sáp nhập muốn thành công phải có sự tìm hiểu lẫn nhau kỹ càng và được sự đồng thuận ủng hộ của các cổ đông

PGBank 'hủy hôn' Vietinbank, chuyển hướng MBBank

Cụ thể, VietinBank vừa công bố dự thảo tờ trình chấm dứt giao dịch sáp nhập Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

Trước đó, báo cáo tài chính kiểm toán 2017 của Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) cho biết Vietinbank và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đã có thỏa thuận tạm dừng giao dịch sáp nhập.

Thông tin sáp nhập PGBank vào Vietinbank đã có từ năm 2013 và được cụ thể hoá năm 2015 khi Đại hội đồng cổ đông thường niên cả hai ngân hàng đều phê duyệt phương án sáp nhập. Vietinbank theo đó sẽ phát triển PGBank trở thành công ty tài chính của mình.

Các bên đã ký kết hồ sơ sáp nhập ngày 22/5/2015 và hồ sơ sửa đổi ngày 22/5/2016. Quá trình sáp nhập dự kiến hoàn thành ngay trong năm 2016.

Tuy nhiên cuộc 'hôn nhân' giữa Vietinbank và PGBank đã không diễn ra như dự kiến, liên tục bị trì hoãn mà vướng mắc lớn nhất là tỷ lệ hoán đổi cổ phần, được xác định theo tỷ lệ 1:0,9, tức là 1 cổ phần PGBank sẽ đổi lấy 0,9 cổ phần Vientinbank.

Sự việc kéo dài đến năm 2017, cổ đông than phiền sự chậm trễ sáp nhập gây ảnh hưởng đến giao dịch cổ phiếu và không được nhận cổ tức, lãnh đạo NH cho biết sẽ trả lời vào quý II-2017. Đến thời điểm này, câu trả lời đã được xác định: sau nhiều năm đàm phán đã không có cuộc “hôn nhân” giữa VietinBank và PGBank diễn ra như dự kiến.

Mối lương duyên hụt giữa Sacombank và Eximbank 

Hồi năm 2012, hai bên – vốn sở hữu chéo lẫn nhau – đã ký kết thỏa thuận chiến lược toàn diện, đồng thời Eximbank cũng cử người sang quản trị ở Sacombank là ông Phạm Hữu Phú. Những thông tin mở có, úp có, đều hướng về khả năng hai ngân hàng sẽ về chung một nhà trong một tương lai không xa. 

Nhưng chỉ chưa đầy 2 năm sau đó, ông Phú quay về Eximbank và kịch bản sáp nhập cũng tan vỡ. 

Mới đây, tháng 11/2017, Eximbank đã bán bớt hơn 4,93 triệu cổ phiếu STB, đưa tỷ lệ sở hữu từ mức hơn 165,2 triệu cổ phiếu tương đương 9,16% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của Sacombank, xuống còn 160,29 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 8,887% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của Sacombank.

Hành trình Nam A Bank sáp nhập Eximbank đứt gánh giữa đường

Năm 2015 thị trường cũng chứng kiến một làn sóng tin đồn nữa về việc một ngân hàng nhỏ là Nam A Bank có kế hoạch nhận sáp nhập “ông lớn” Eximbank. Câu chuyện tưởng đã đi đến cái kết trong mơ khi hai nhân sự “xịn” nhất Nam A Bank từ nhiệm khi đang trên đỉnh vinh quang thành công để ứng cử vào Eximbank với mỗi người đại diện cho nhóm cổ đông nắm hơn 10% vốn. 

Nhưng cuối cùng, mối duyên ấy lại đứt gánh giữa đường. Nam A Bank ra mặt khẳng định họ không nắm giữ cổ phần nào của Eximbank và các cá nhân là cựu lãnh đạo ngân hàng này ứng cử sang ngân hàng kia là việc cá nhân của họ. Còn ĐHCĐ của Eximbank thì phải trì hoãn nhiều lần và bất thành vì chưa tìm được sự đồng lòng của cổ đông cho đến tận năm ngoái.

Sau hai thương vụ đình đám rồi chẳng đi đến đâu, Eximbank đến nay vẫn “đơn thân”, chỉ có khác là tình hình khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn 4-5 năm trở về trước. Cho đến trước thềm đại hội cổ đông 2017, ngân hàng vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế hơn 460 tỷ đồng cùng giàn nhân sự cấp cao chưa hoàn tất.

DongABank và ABBank “dứt tình”

ABBank một thời được cho là sẽ sáp nhập DongABank khi chính người trong cuộc là cựu chủ tịch DongABank ông Cao Sỹ Kiêm cho biết hai bên đang tìm hiểu.

Đã có lúc CTCP Tập đoàn KiDo (KDC) từng bị xem như là người thứ ba xen vào cuộc sáp nhập này nhưng cuối cùng tất cả đều bất thành khi tháng 8/2015, DongA Bank rơi vào diện kiểm soát đặc biệt của NHNN. DongABank và ABBank “dứt tình” mà cũng chẳng nên phận với KDC.

Thất bại thương vụ bán GPBank cho UOB

Hồi tháng 9/2013, Báo Đầu tư đã đưa tin, khả năng Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore sẽ mua lại lượng lớn cổ phần của Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) nếu được cấp có thẩm quyền cho phép. Trước đó, NHNN khẳng định đang xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu GPBank trên cơ sở có sự tham gia vốn của TCTD nước ngoài.

Thế nhưng, hơn một năm sau, khi việc đàm phán gần như hoàn tất, thì đùng một cái, thương vụ được thông báo đã chính thức thất bại.

Ông Phạm Quyết Thắng, nguyên Tổng giám đốc GPBank cho rằng, hai bên “có duyên” mà chưa “có phận", rằng: "do lợi ích quốc gia và của GP.Bank chưa được đối tác đánh giá hợp lý nên thương vụ chưa thành công". Và rồi, GP.Bank bị NHNN mua lại bắt buộc giá 0 đồng do âm vốn nặng.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, trường hợp GPBank và UOB dù đã đàm phán hợp đồng xong xuôi, song "sau một đêm nghĩ lại", lãnh đạo GPBank lại không đồng ý bán bởi cho rằng tài sản của mình có giá hơn thế. Cuộc mặc cả nhùng nhằng kéo dài chưa biết sẽ dẫn GPBank đi tới đâu, nếu không có "bàn tay sắt" của NHNN nhảy vào, quyết định mua ngân hàng này với giá 0 đồng. Câu chuyện dùng dằng xử lý của GPBank cũng là tình trạng chung của các ngân hàng 0 đồng.

Thực tế cho thấy, không chỉ ngân hàng mà trong lĩnh vực nào cũng vậy, không phải cứ muốn là sẽ được. Các thương vụ góp vốn hay mua bán, sáp nhập muốn thành công phải có sự tìm hiểu lẫn nhau kỹ càng và được sự đồng thuận ủng hộ của các cổ đông.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ