Ngân hàng đã 'cạn vốn' cho BOT

Nhàđầutư
Thực tế cho thấy, vướng mắc lớn nhất hiện nay với các dự án BOT vẫn là bài toán vốn. Trong thời gian sắp tới, câu chuyện vốn cho BOT sẽ lại càng nóng khi yêu cầu nguồn vốn quá lớn nhưng năng lực của nhà đầu tư trong nước có hạn, còn vốn ngân hàng thì đang cạn dần.
ĐÌNH VŨ
10, Tháng 11, 2019 | 07:03

Nhàđầutư
Thực tế cho thấy, vướng mắc lớn nhất hiện nay với các dự án BOT vẫn là bài toán vốn. Trong thời gian sắp tới, câu chuyện vốn cho BOT sẽ lại càng nóng khi yêu cầu nguồn vốn quá lớn nhưng năng lực của nhà đầu tư trong nước có hạn, còn vốn ngân hàng thì đang cạn dần.

Chia sẻ tại hội thảo "Giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo phương thức PPP", do Tạp chí Nhà đầu tư\Nhadautu.vn tổ chức, PGS.TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Varsi) cho biết, theo khảo sát các dự án PPP của Hiệp hội hiện có rất nhiều cản trở, vướng mắc với các nhà đầu tư PPP từ thể chế, vốn, cho tới cơ chế phối hợp của địa phương mà dự án PPP đi qua.

Tran-chung

PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Varsi

Cụ thể, với vướng mắc về vốn, hiện nay cơ cấu vốn của các dự án PPP thông thương là 20% vốn chủ sở hữu, 80% còn lại là vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại các ngân hàng tuyên bố đã cạn trần cho vay. "Như vậy, vốn đầu tư PPP ở đâu ra? Ngoài vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng thì huy động vốn ở đâu?", ông Trần Chủng đặt vấn đề.

Có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp có thể huy động trái phiếu. Tuy nhiên, theo Varsi khảo sát, phương án này rất khó thực hiện được khi cộng đồng doanh nghiệp trong nước còn non trẻ. Ông Chủng đề nghị cần có quỹ hỗ trợ doanh nghiệp PPP, như vậy bài toán vốn cho dự án PPP mới thực khả thi.

Cùng chung quan điểm với ông Chủng, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Tài chính ngân hàng cho biết, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chỉ tính riêng 63 dự án BOT, BT, PPP do Bộ GTVT quản lý, các ngân hàng thương mại tham gia tài trợ tới 135.000 tỷ đồng (chiếm 89% tổng mức đầu tư). Dư nợ tín dụng đối với các dự án giao thông của ngành ngân hàng đến hết quý 1/2019 đạt 103.573 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,4% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế.

"Đối với các dự án hạ tầng giao thông nói chung và dự án cao tốc Bắc - Nam nói riêng, không nên và không thể chỉ trông chờ vào vốn vay ngân hàng", ông Lực nhấn mạnh.

Cụ thể, theo ông Lực, nếu quá dựa dẫm vào nguồn vốn ngân hàng sẽ dẫn tới những rủi ro sau: Một là rủi ro về kỳ hạn, vốn huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ yếu là ngắn hạn, nhưng nhu cầu vay vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông thường rất dài (khoảng 15-25 năm). Các ngân hàng có thể phát hành trái phiếu, nhưng thời hạn vẫn chỉ khoảng từ 1-5 năm. Độ lệch về kỳ hạn giữa huy động và cho vay như vậy luôn tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng.

Ngoài ra, bản chất của NHTM chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn cần huy động từ ngân hàng phát triển và thị trường vốn như nêu trên. Đây cũng là cách tiếp cận phổ biến của các nước đang phát triển như Việt Nam.

Hai là vấn đề an toàn vốn, các ngân hàng đang đứng trước thời hạn hoàn thành Basel 2 vào năm 2020 (đối với 12-15 ngân hàng) và năm 2025 (đối với tất cả các NHTM) nên các NHTM phải nỗ lực tăng vốn và kiểm soát chặt chẽ tài sản có rủi ro.

Trong khi đó, cho vay các dự án BOT, BT, PPP nằm trong nhóm tín dụng có độ rủi ro cao và việc mở rộng cho vay sẽ khiến hệ số CAR của các NHTM khó đảm bảo yêu cầu, nhất là trong bối cảnh tăng vốn chủ sở hữu của các NHTM hiện nay rất khó khăn. Có thể nói, các NHTM gần như đã "chạm ngưỡng" và việc tăng cho vay dài hạn các dự án với trọng số rủi ro cao ngày càng khó khăn hơn.

Nợ xấu từ BOT đã không còn là "tiềm ẩn"

Đứng về phía NHNN, bà Nguyễn Vân Anh, Vụ Tín dụng cũng cho biết, vướng mắc lớn nhất hiện nay với bài toán vốn cho BOT là nguồn vốn còn đọng lại tại các dự án đã được giải ngân.

Cụ thể, trong thời gian qua vốn cho các BOT đa số là từ ngân hàng, nhưng nhiều dự án BOT đến nay doanh thu không đạt như dự kiến. Lý do đến từ lộ trình tăng phí không được thực hiện, cùng với đó là yêu cầu giảm phí, mất an ninh ở một loạt dự án. "Điều này dẫn tới nguy cơ nhiều khoản vay của dự án BOT có nguy cơ chuyển thành nợ xấu", bà Vân Anh nói.

Theo bà Vân Anh, cho đến thời điểm hiện tại, mức ngân hàng cho vay tại các dự án BOT đạt 110.000 tỷ đồng, thì đến 1/2 là doanh thu không đạt như dự kiến.

Bà Nguyễn Vân Anh cho hay NHNN đã có nhiều văn bản gửi Bộ GTVT, các địa phương và Chính phủ với mong muốn tháo gỡ khó khăn cho các dự án, tuy nhiên vấn đề vẫn không được xử lý dứt điểm.

"Vì vậy, việc cần làm hiện nay là tháo gỡ khó khăn của các dự án BOT hiện tại để khơi thông tín dụng cho các dự án về sau. Nếu không làm được nợ xấu sẽ ngày càng tăng cao, khó có vốn cho các dự án BOT mới", bà Vân Anh nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ