Một năm gặp khó của doanh nghiệp thủy sản

Nhàđầutư
Dịch COVID-19 kéo dài làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu, thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản khiến các doanh nghiệp trong nước nhìn chung đều gặp khó.
PHƯƠNG LINH
03, Tháng 03, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Dịch COVID-19 kéo dài làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu, thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản khiến các doanh nghiệp trong nước nhìn chung đều gặp khó.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 12/2020 đạt 731 triệu USD, giảm nhẹ 1,5% so với tháng trước. Tính chung, cả năm 2020 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,5% so với năm 2019.

Trong đó xuất khẩu sang 4 thị trường chính là Hoa Kỳ đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10,4%; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 1,8%; EU đạt 1,3 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% và Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, giảm 4,8%.

Trên thị trường chứng khoán, đa số doanh nghiệp thuỷ sản nhìn chung đã có một năm kinh doanh thụt lùi do ảnh hưởng của COVID-19.

doanh-nghiep-thuy-san

Bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận trước thuế của 10 doanh nghiệp thủy sản năm 2020. (*: Doanh nghiệp đặt kế hoạch lãi sau thuế)

Theo đó, CTCP Thủy sản Mekong (mã: AAM) là một trong những doanh nghiệp thuỷ sản chịu tác động mạnh nhất.

Cụ thể, Thủy sản Mekong tiếp tục có một quý kinh doanh đầy khó khăn khi doanh thu sụt giảm hơn một nửa xuống còn 31,7 tỷ đồng so với con số 66,5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, kinh doanh dưới giá vốn khiến AAM lỗ gộp gần 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lợi nhuận gộp đạt hơn 3 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu AAM đạt 123 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái. AAM báo lỗ trước thuế 12 tỷ đồng, trong khi công ty này đặt kế hoạch lợi nhuận năm là 6 tỷ đồng.

Với CTCP Thủy sản số 4 (mã:TS4), mặc dù doanh thu được cải thiện so với năm 2019, tuy nhiên kinh doanh dưới giá vốn và gánh gặng chi phí khiến Thuỷ sản số 4 (TS4) lỗ lớn 96 tỷ đồng, cao gấp 10 lần khoản lỗ của năm 2019.

Hoạt động kinh doanh trong vòng 5 năm trở lại đây của Thủy sản số 4 liên tục trồi sụt: năm 2016, doanh thu tăng mạnh, nhưng lỗ ròng 6,6 tỷ đồng; năm 2017, doanh thu giảm 10%, nhưng lãi ròng 5,1 tỷ đồng; năm 2018 doanh thu tăng vọt lên 1.577 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ vỏn vẹn gần 10 tỷ đồng sau đó 2019 và 2020 doanh thu giảm sâu và đỉnh điểm là khoản lỗ 96 tỷ đồng của năm 2020.

Tương tự, các doanh nghiệp cùng ngành khác như CTCP Vĩnh Hoàn (mã: VHC), CTCP Nam Việt (Navico, HoSE: ANV), CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (mã: ABT) đều công bố BCTC hợp nhất quý 4/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ.

Trong đó, theo ANV, lợi nhuận quý 4/2020 giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến giá bán và doanh thu đồng loạt đi xuống

Lũy kế cả năm 2020, ANV ghi nhận doanh thu 3.479 tỷ, giảm 23% so với cùng kỳ 2019, lợi nhuận trước thuế 240 tỷ, giảm 71% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn bởi tác động của đại dịch COVID-19, vẫn có một số doanh nghiệp thủy sản ghi nhận kết quả khả quan.

Đơn cử, năm 2020, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã: MPC) ghi nhận doanh thu 14.382 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế đạt 705 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2019.

Đáng chú ý bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã: FMC) và CTCP Camimex Group (mã: CMX) cùng công bố mức doanh thu năm 2020 lần lượt tăng 19% và 49% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đại dịch kéo dài trên toàn cầu, gia tăng thêm các chi phí trong phòng chống dịch, giá bán khó nâng lên tương ứng với đà tăng đầu vào nên lợi nhuận trước thuế của FMC là 237 tỷ đồng, đi ngang so với năm ngoái và CMX lãi trước thuế đạt 71 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho hay, sang năm 2021 tình hình thương mại thuỷ sản vẫn bị tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19, thậm chí đây vẫn là yếu tố chính chi phối xu hướng xuất nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Theo VASEP, Việt Nam vẫn có thể duy trì thế mạnh cạnh tranh về nguồn cung nguyên liệu so với các nước khác. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục là đòn bẩy cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hồi phục ở một số thị trường. Các doanh nghiệp cũng sẽ có thêm kinh nghiệm và sự linh hoạt thích ứng với biến động và thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

Do vậy, VASEP dự báo xuất khẩu thuỷ sản năm 2021 sẽ có kết quả khả quan hơn năm 2020, dự báo đạt 8,8 tỷ USD, tăng gần 5%. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 1/2021 ước đạt 600 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2020. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ