Mở lại đường bay quốc tế, đảm bảo mục tiêu kép nhưng không quên yếu tố an toàn
Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam đem đến tín hiệu tích cực ban đầu cho ngành hàng không và du lịch. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng cần phải rất thận trọng và tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.

Đảm bảo mục tiêu kép
Các đường bay dự kiến sẽ được nối lại với các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc (Đài Loan), Lào và Campuchia với tần suất 1 tuần/chuyến, chủ yếu do Vietnam Airlines, Pacific Ảilines, Vietjet khai thác.
Với kế hoạch khai thác như trên, dự kiến số lượng hành khách nhập cảnh hàng tuần vào Việt Nam khoảng gần 5.000 khách, san cho Hà Nội và TP.HCM. Hành khách nhập cảnh phải lưu trú tại các địa điểm chỉ định và trả chi phí cách ly.
Đề xuất trên được xây dựng dựa trên mô hình “di chuyển nội khối” (Travel bubble) mà một số quốc gia/vùng lãnh thổ đang áp dụng. Theo đó, 2 hoặc một số quốc gia đã khống chế thành công dịch COVID-19 có thể thống nhất tạo ra 1 hành lang di chuyển, như: Estonia - Latvia - Litva; Úc - New Zealand…
Trao đổi về đề xuất này, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tiêu chí lựa chọn thị trường để đón khách vào Việt Nam trong giai đoạn đầu được đánh giá qua một số yêu cầu, như thị trường đạt hiệu quả trong kiểm soát việc lây nhiễm dịch bệnh, hành khách phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch y tế, số lượng nhập cảnh từng thời điểm phù hợp với năng lực cách ly của các địa phương và quân đội… Đặc biệt, các điểm đến có ý nghĩa quan trọng trong kết nối chính trị, kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu kép là phòng, chống dịch và khôi phục kinh tế.
“Qua hơn 3 tháng liên tục cập nhật tình hình dịch của các quốc gia trên thế giới, các mô hình mở cửa từ nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới, với sự phối hợp đánh giá của các bộ ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương nối lại đường bay quốc tế đến Việt Nam, trong đó, giai đoạn đầu có 6 thị trường là Trung Quốc, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Campuchia”, ông Thắng nói.
Để có thể triển khai kế hoạch khai thác thường lệ nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế công bố các yêu cầu về kiểm dịch y tế bắt buộc đối với hành khách khi nhập cảnh và công bố danh sách phòng xét nghiệm real-time PCR do Chính phủ Việt Nam phê duyệt để thông báo các đối tác, hành khách.
Ở chiều ngược lại, hành khách trước khi lên máy bay xuất cảnh cũng cần có giấy xác nhận âm tính với COVID-19 theo phương pháp xét nghiệm real time PCR. Ngoài ra, tại một số quốc gia, khi nhập cảnh sẽ phải cài đặt ứng dụng di động để giám sát, đồng thời phải cách ly tập trung hoặc tại nhà theo chỉ định của Chính phủ mỗi nước.
“Về cơ bản, các đối tác đều có các yêu cầu khá tương đồng với Việt Nam về phòng, chống dịch như cách ly bắt buộc sau khi nhập cảnh, các xét nghiệm SARS-CoV-2 theo phương pháp real-time PCR, cài đặt ứng dụng di động bắt buộc để theo dõi từ xa. Các khác biệt chủ yếu đến từ yêu cầu của mỗi bên về công tác cách ly và tần suất khai thác chuyến bay cho mỗi bên. Cho đến nay, phương án trình Thủ tướng Chính phủ vẫn thống nhất theo hướng tuân thủ yêu cầu kiểm dịch y tế của mỗi bên và bước đầu khai thác với tần suất chưa vượt quá 2 chuyến/tuần đối với mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ”, ông Thắng cho biết thêm.
Đến thời điểm hiện tại, đại diện các hãng hàng không đều chưa đưa ra tuyên bố về việc bay quốc tế, mà đợi chỉ đạo từ Chính phủ và Bộ GTVT. Dù vậy, các hãng đều khẳng định luôn sẵn sàng nguồn lực để mở lại đường bay quốc tế thường lệ, trên cơ sở vẫn đảm bảo phòng chống dịch bệnh khi được nhà chức trách các quốc gia chấp thuận.
Tính toán kỹ lưỡng mọi tình huống
Liên quan đến việc bảo đảm an toàn khi mở lại 6 đường bay thương mại quốc tế, vấn đề cách ly là vấn đề đang phải bàn tính kỹ trước khi đề xuất được thông qua.
Tại buổi làm việc của Chủ nhiệm VPCP với đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan và lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp về việc mở rộng thực hiện việc cách ly tại cơ sở lưu trú đối với người nước ngoài và người Việt Nam nhập cảnh diễn ra 10/9, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đây là hoạt động phải nới lỏng để phát triển kinh tế, kích cầu tiêu dùng, bởi nếu chúng ta tiếp tục đóng cửa sẽ bị tụt lại.
Việc tổ chức cách ly đối với khách trên các chuyến bay đó khi về Việt Nam cũng khác, bởi nếu khách chỉ sang công tác ngắn ngày mà chúng ta lại cách ly tới 14 ngày thì không ai sang nữa.
Trước mắt áp dụng với các đối tượng là các cán bộ mang hộ chiếu công vụ, ngoại giao, các cơ quan, tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật cao, các nhà đầu tư, người thân của những người này và chưa đặt vấn đề khách du lịch quốc tế.
Đây cũng là giải pháp về ứng xử, mang tính chất có đi có lại với nước bạn theo nguyên tắc đối ngoại. Những trường hợp đặc biệt sẽ có chỉ đạo cụ thể của Chính phủ như ngày 17-18/9 tới, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc sẽ sang thăm chính thức Việt Nam.
Các ý kiến tại buổi làm việc thống nhất về kiểm dịch, trước khi lên máy bay về Việt Nam, khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính của nước sở tại trước đó khoảng 3 ngày, sau khi nhập cảnh phải kiểm soát, cách ly.
Tại các cơ sở lưu trú, dự kiến khách sẽ thực hiện cách ly 5 ngày. Trong khoảng thời gian đó, sẽ làm xét nghiệm PCR 2 lần. Nếu có kết quả âm tính, khách sẽ được chuyển về và thực hiện theo dõi tại gia đình. Toàn bộ chi phí khách tự chi trả, kể cả chi phí xét nghiệm lẫn chi phí lưu trú trong thời gian cách ly.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng lưu ý, khi mở các đường bay quốc tế trên, lượng khách về Hà Nội và TP.HCM sẽ rất lớn, do đó đề nghị 2 địa phương này tăng số lượng cơ sở lưu trú, đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của địa phương danh sách cũng như chất lượng và giá cả của cơ sở lưu trú.
Đối với những đối tượng đi từ nước thứ 3, ví dụ như quá cảnh sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi về Việt Nam thì phải đi máy bay khác, sau đó thực hiện đúng quy định cách ly bắt buộc tập trung 14 ngày.
Trước đó tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng đã cho biết đối tượng phục vụ chính trong việc nối lại đường bay quốc tế lần này gồm các nhà ngoại giao, người hoạt động công vụ, chuyên gia, công dân Việt Nam có nhu cầu về nước và công dân Việt Nam đi lao động nước ngoài...
“Số lượng nhập cảnh dự tính khoảng 5.000 người/tuần đã được đánh giá kỹ lưỡng, trên cơ sở năng lực cách ly của các đơn vị quân đội, địa phương. Về quy trình kiểm dịch cũng đã có đầy đủ các văn bản hướng dẫn”, Thứ trưởng Đông nói.
Thông tin thêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ thống nhất mở lại đường bay quốc tế từ 15/9 và đã bàn kỹ các phương án để bảo đảm an toàn cho người dân.
Bộ Y tế đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn cách ly từ gia đình, phân xưởng, nhà máy, trường học, các nơi công cộng. “Các biện pháp cách ly đã được tính toán kỹ, chúng tôi tin tưởng sau khi mở đường bay, chúng ta vừa đảm bảo an toàn cho người dân về vấn đề cách ly, vừa đảm bảo phát triển, tránh đứt gãy nền kinh tế”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường khẳng định.
Để nối lại đường bay quốc tế một cách an toàn, một chuyên gia dịch tễ học cho biết, với mọi quốc gia, để mở lại đường bay quốc tế đi đôi với nỗ lực phòng dịch đều cần đảm bảo ba yếu tố, đó là năng lực xét nghiệm, năng lực truy dấu và đảm bảo khoảng cách an toàn tại nơi xuất nhập cảnh.
Vị chuyên gia đánh giá, Việt Nam hiện có năng lực xét nghiệm và khả năng truy dấu khá tốt qua những gì đã thể hiện. Tuy nhiên, để làm tốt công tác phòng chống dịch, Việt Nam cần đảm bảo khoảng cách an toàn ở sân bay, các khu vực chờ, điểm đến và điểm đi, xe trung chuyển…
- Cùng chuyên mục
Toàn cảnh 'siêu thành phố' miền Trung khi hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam
Sau hợp nhất, TP. Đà Nẵng mới có diện tích tự nhiên hơn 11.867km2, quy mô dân số hơn 3 triệu người. Trung tâm chính trị - hành chính sau khi hợp nhất đặt tại quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng hiện nay).
Đầu tư - 16/05/2025 06:45
Thiên Hưng Mỹ Thọ 'trúng' 3 dự án cụm công nghiệp tại Bình Định
Bình Định vừa phê duyệt ba dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 630 tỷ đồng.
Đầu tư - 15/05/2025 20:54
VinaCapital: Nghị quyết 68 tạo sức bật cho nền kinh tế tư nhân
Bộ Chính trị mới đây ban hành Nghị quyết 68 – một chỉ thị quan trọng, được kỳ vọng sẽ tạo sự thay đổi lớn trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Đầu tư - 15/05/2025 13:18
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được mở rộng vào tháng 8/2025
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng để nâng quy mô từ 2 làn lên thành 4 làn xe, dự kiến khởi công vào tháng 8/2025.
Đầu tư - 15/05/2025 10:03
Đà Nẵng giải 'cơn khát' vật liệu cho cao tốc Hòa Liên - Túy Loan
Đà Nẵng quyết định nâng công suất mỏ đá Trường Bản để phục vụ dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan.
Đầu tư - 15/05/2025 08:30
LICOGI 13 làm dự án hơn 700 tỷ đồng ở Quảng Trị
CTCP LICOGI 13 vừa được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Quán Ngang giai đoạn 3.
Đầu tư - 15/05/2025 07:30
Savills: Thuế quan Mỹ sẽ tạo thách thức cho thị trường bất động sản Việt Nam
Thuế quan Mỹ có thể tác động tới phân khúc bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn, nhưng cũng đem lại cơ hội cho phân khúc bất động sản nhà ở, theo Savills Việt Nam.
Đầu tư - 14/05/2025 14:46
Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn là những lĩnh vực trọng tâm được xác định là hạt nhân phát triển của cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong thập kỷ tới, qua đó góp phần cân bằng thương mại và đầu tư hai nước.
Đầu tư - 14/05/2025 14:45
VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Dự án mong muốn hoàn thành vào năm 2030, đặt nền móng cho công nghiệp đường sắt và tạo động lực phát triển mới cho các địa phương, góp phần đưa kinh tế Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Đầu tư - 14/05/2025 12:02
Cận cảnh loạt đất vàng tại Huế đang đợi nhà đầu tư
Các khu đất vàng dọc tuyến đường Lê Lợi, TP. Huế đã bị bỏ hoang suốt thời gian qua sẽ được địa phương 'cởi trói' để thu hút nhà đầu tư.
Đầu tư - 14/05/2025 09:46
Việt Nam thu hút FDI, cơ hội nào dành cho nhà đầu tư mới?
Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô, dòng vốn FDI dồi dào, thể hiện đây là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán.
Đầu tư thông minh - 14/05/2025 08:00
Gamuda đã mua lô đất ở Hải Phòng với giá bao nhiêu để xây cao ốc?
Theo Gamuda, dự án sẽ được khởi động trong năm tài khóa 2026 (kết thúc tháng 7/2026) và hoàn thành vào năm tài khóa 2028.
Đầu tư - 14/05/2025 07:53
Vì sao Khu Kinh tế Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính mới?
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai mới dự kiến sẽ đưa trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Khu Kinh tế Nhơn Hội (thuộc Bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định hiện nay) với kỳ vọng tạo cú hích cho khu vực này.
Đầu tư - 13/05/2025 18:06
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
CTCP Đầu tư Hacom Holdings đề xuất xây dựng 6.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2026 – 2030 thuộc dự án khu đô thị phường Hưng Dũng, TP. Vinh.
Đầu tư - 13/05/2025 18:05
Hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ
Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 100 doanh nghiệp (DN) trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ - SelectUSA Investment Summit 2025 đang có hoạt động giao lưu, đối thoại tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Đầu tư - 13/05/2025 15:40
Tháng 5 khởi sắc: Sóng cổ phiếu ngành dẫn dắt đang hình thành
Cơ hội đầu tư đang mở ra khi sóng tăng mới dần hình thành trên thị trường chứng khoán.
Đầu tư thông minh - 13/05/2025 12:27
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
2
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
3
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
4
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
-
5
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago