Màn đối thoại sôi nổi giữa nông dân và lãnh đạo TP. Hà Nội

Nhàđầutư
10 đại biểu là nông dân, chủ trang trại, cán bộ Hội Nông dân cơ sở đã nêu các câu hỏi với lãnh đạo thành phố tại buổi đối thoại với Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng.
BẢO LÂM
27, Tháng 09, 2022 | 11:00

Nhàđầutư
10 đại biểu là nông dân, chủ trang trại, cán bộ Hội Nông dân cơ sở đã nêu các câu hỏi với lãnh đạo thành phố tại buổi đối thoại với Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Sáng 27/9, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội chủ trì đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2022.

Báo cáo tổng hợp kiến nghị của nông dân Thủ đô, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phạm Hải Hoa cho biết, có 91 ý kiến, kiến nghị theo 6 nhóm vấn đề đã được gửi tới cuộc đối thoại.

Cuộc đối thoại diễn ra với phần hỏi đáp sôi nổi. 10 đại biểu là nông dân, chủ trang trại, cán bộ Hội Nông dân cơ sở đã nêu các câu hỏi với lãnh đạo thành phố. Dưới sự điều hành của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, các Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ngành đã trao đổi, giải đáp từng kiến nghị.

nong-dan

Đại diện nông dân Thủ đô kiến nghị lãnh đạo TP. Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Huy (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín) đề nghị chính quyền địa phương và cấp có thẩm quyền là cầu nối trung gian, hỗ trợ về thủ tục pháp lý giữa người đầu tư và người có đất để tích tụ ruộng đất yên tâm triển khai dự án đầu tư.

Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, vừa qua, một số nơi trên cả nước, chính quyền địa phương đứng ra thuê đất của nông dân rồi cho doanh nghiệp thuê lại làm dự án. Sau khi thanh tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định làm như vậy là sai, phải thực hiện theo đúng quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 73 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, Nhà nước khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh. Chính quyền có thể tăng cường tuyên truyền để người dân thực hiện chính sách này.

Ông Nguyễn Văn Thanh (Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hòa Mỹ, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa) đề nghị thành phố nghiên cứu vận dụng cơ chế đặc thù tạo điều kiện cho phép UBND cấp xã ký hợp đồng với các trang trại thực hiện quyền sử dụng đất dài hơn 5 năm đối với đất công ích vì hiện nay chỉ được thuê 5 năm, thời gian quá ngắn không đủ để đầu tư lớn và lâu dài.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường cho biết, đất công ích 5% hình thành do các địa phương trích lại 5% tổng diện tích đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công ích. Trong thời gian chưa sử dụng công ích thì UBND cấp xã được tổ chức đấu giá cho thuê 5 năm với mục đích nông nghiệp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng để trồng cây, nuôi trồng thủy sản. Với đề nghị của bà con được kéo dài thời hạn sau 5 năm, thực tế theo quy định của Luật thì chưa cho phép.

dt

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT trả lời ý kiến đại biểu.

Trả lời về những khó khăn trong tiêu thụ nông sản ngay cả khi là sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi làng, xã một sản phẩm) của ông Chu Xuân Cừ (Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì), quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, dư địa tiêu thụ sản phẩm của nông dân Hà Nội ở ngay thị trường thành phố còn rất lớn. Nhưng bên cạnh sự hỗ trợ của thành phố, rất cần thay đổi tư duy làm nông nghiệp, trong đó, tập trung đầu tư quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản xuất, đổi mới mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá...

Quyền Giám đốc Sở Công Thương cũng lưu ý, cần tuân thủ quy hoạch sản xuất. Ví dụ: Sở Công Thương đã lưu ý nguồn cung quả có múi đã vượt cầu, nhưng nhiều địa phương vẫn không ngừng mở rộng vùng trồng. “Trước đây, quả bưởi bán 40-50 nghìn đồng, nay chỉ còn bán được 20 nghìn đồng vì như vậy”, đồng chí Trần Thị Phương Lan nói.

Giải đáp các kiến nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, sau hội nghị, bám sát kết luận của Bí thư Thành ủy, Ban Cán sự đảng UBND thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo, hoàn thiện các nội dung để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp Thủ đô hiện đại, đặc thù, có bản sắc riêng. Trước mắt, UBND thành phố đang tiếp thu, đưa vào dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sắp tới một điều khoản về cơ chế chính sách đặc thù phát triển nông nghiệp, cùng với công tác điều chỉnh quy hoạch sẽ làm cơ sở để định hướng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ