Lỗ hổng pháp lý dẫn đường cho tham nhũng đất công
Pháp luật liên quan đến đất đai của Việt Nam hiện nay chưa rành mạch, rõ ràng, dẫn đến cùng một quy định nhưng có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau.
Chưa bao giờ nạn tham nhũng gây thất thoát lãng phí đất đai nói riêng và tài sản công nói chung được phát hiện xử lý nhiều như những năm vừa qua. Điều này cho thấy, công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta ngày càng quyết liệt và đã điểm đúng huyệt của nạn tham nhũng. Thế nhưng, thực tế trên cũng cho thấy công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất đai còn nhiều kẽ hở.
Vào cuối tháng 4 vừa qua, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và 9 đồng phạm bị Tòa án Hà Nội xét xử trong vụ án sai phạm về đất đai xảy ra tại Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn Sabeco. Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và các thuộc cấp đã thực hiện các hành vi để biến khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM thành tài sản tư nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.

Ông Vũ Huy Hoàng đến tòa hôm 22/4 (Ảnh: Võ Nam)
Đây chỉ là một ví dụ điển hình trong hàng loạt vụ biến đất công thành đất tư trên phạm vi cả nước trong thời gian qua. Theo nhiều chuyên gia, thực trạng tham nhũng biến đất công thành đất tư xảy ra nhiều nơi với những thiệt hại lớn bởi hệ thống pháp luật đất đai còn nhiều kẽ hở, bất cập. Một trong những khoảng trống lớn nhất của Luật Đất đai năm 2013 là vấn đề tài chính đất đai và minh bạch thông tin về đất đai. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ phân tích: “pháp luật trao quyền thu hồi đất của người này xong giao đất cho thuê cho một nhà đầu tư đã được nhắm tới. Định giá như thế nào là người có thẩm quyền được quyết định. Đấy là kẽ hở, người có thẩm quyền luôn luôn lợi dụng để lấy chênh lệch chia nhau. Nhiều khu đất vàng đều không mạch lạc trong chuyện đưa đất vàng ra thị trường kiểu gì, công khai hay không, đấu giá hay không. Đấy cũng là việc dẫn tới khả năng thất thoát giá trị tài sản công”.
Pháp luật liên quan đến đất đai của Việt Nam hiện nay chưa rành mạch, rõ ràng, dẫn đến cùng một quy định nhưng có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau. Mặt khác, cùng một vấn đề liên quan đến đất đai hiện nay, chúng ta có quá nhiều luật điều chỉnh phức tạp. Những vấn đề được quy định ở Luật Đất đai nhưng khi xây dựng nhà trên miếng đất đó phải thực hiện theo Luật Nhà ở; nếu đất đó là đất công thì phải tuân theo Luật Đầu tư công. Còn nếu đất đó được mua bán, lại liên quan đến Luật Kinh doanh bất động sản; rồi sự thiếu đồng bộ trong phân công quản lý về đất đai, thì giao cho ngành Tài nguyên môi trường quản lý đất, nhưng xác định thuế đất, giá đất lại do ngành Tài chính ban hành.
Theo ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, những lỗ hổng chồng chéo, thiếu đồng bộ đó đã bị các nhóm lợi ích lợi dụng, tự tung tự tác để thao túng, tham nhũng. Từ những vụ án đất công cũng cho thấy chúng ta đang buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cơ quan chuyên môn từ trung ương đến địa phương.
“Sơ hở trong kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và trong quản lý đất công của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cơ quan quản lý đầu ngành, trong đó có thanh tra nhà nước, giao cho các cơ quan đơn vị mà không kiểm tra để cho các cá nhân tự tung tự tác, cho thuê, bán, định giá không đúng giá trị tài sản của đất công”, ông Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Cận cảnh khu "đất vàng" khiến ông Vũ Huy Hoàng hầu tòa. (Ảnh: Quang Định)
Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban tiếp công dân, Thanh tra Chính phủ, nhấn mạnh, đất đai bị quan chức tham nhũng như vậy, ngoài sự thiếu hụt của chính sách pháp luật thì có sự xuống cấp của đội ngũ cán bộ công chức cùng với cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hiệu quả. Trong khi chúng ta chưa có cơ chế để phát huy đầy đủ tính công khai, minh bạch trong đấu giá đất dẫn tới những cuộc thu hồi, bồi thường hay đấu giá thiếu minh bạch, thông thầu, chỉ định thầu để tạo nên sự chênh lệch địa tô rất lớn. Khoảng chênh lệch địa tô đó lại rơi vào một nhóm người là doanh nghiệp sân sau cùng một số quan chức và tất yếu sẽ xảy ra khiếu kiện.
“Người dân phải được tham gia ngay từ đầu quá trình quy hoạch người ta sẽ thấy được quyền lợi của mình trong đó. Nếu họ chưa thấy được quyền lợi trước mắt sau khi thu hồi đất, được bao nhiêu tiền một mét đất thì họ sẽ thấy được quyền lợi của họ, con cái họ sau khi dự án phát triển. Họ được tham gia vào quy hoạch thì họ sẽ được tham gia vào quá trình thực hiện quy hoạch, tham gia giám sát và sẽ được hưởng thành quả của việc quy hoạch đó. Xét cho cùng, Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội phục vụ người dân, nhưng bản thân người dân thấy được quy hoạch, thấy được sự công khai, ngay cả trong cơn sốt đất vừa qua, nếu công khai quy hoạch thì sẽ công có việc giới đầu cơ bất động sản đẩy giá lên”, ông Điệp phân tích.
Các vụ đại án tham nhũng đất công vừa qua chính là lời cảnh tỉnh để chúng ta cần hoàn thiện thật chắc chắn lồng thể chế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, những vấn đề như quản lý hai chiều, nâng cao sự giám sát của nhân dân, công khai minh bạch thông tin về đất đai hay trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước là những vấn đề cần phải được tính toán trong việc sửa đổi Luật Đất đai để bịt kín những lỗ hổng pháp lý có thể dẫn đường cho tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.
(Theo VOV)
- Cùng chuyên mục
Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan sắp hầu tòa
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cùng 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và nhiều địa phương liên quan.
Pháp luật - 11/06/2025 08:16
Nộp 2.472 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho chồng, vợ ông Trịnh Văn Quyết từng giàu thế nào?
Vợ ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 1.400 tỷ, cùng gia đình khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án liên quan ông Quyết. Thời hoàng kim của FLC, bà từng sở hữu khối tài sản lớn.
Pháp luật - 10/06/2025 08:25
Đà Nẵng phạt 1 resort ven biển hơn 224 triệu đồng vì vi phạm môi trường
CTCP Thương mại và Du lịch San Hô Đà Nẵng - chủ đầu tư khu du lịch Temple Resort Danang bị phạt 224,5 triệu đồng vì vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
Pháp luật - 09/06/2025 14:37
Bộ Công an đề nghị Samsung hợp tác về phát triển công nghiệp an ninh
Samsung được đề nghị hỗ trợ Bộ Công an trong việc triển khai công nghệ cao vào công tác quản lý và giám sát an ninh quốc gia.
Pháp luật - 09/06/2025 10:01
Triệt phá đường dây liên quan đến rửa tiền lên đến 1.200 tỷ đồng
Nhóm đối tượng là nhà phát hành game sử dụng rất nhiều tài khoản ngân hàng thương mại trong nước khác nhau để nhận tiền từ nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép. Đồng thời, nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép sử dụng tiền phạm tội mà có mua tiền điện tử USDT (sử dụng ví lạnh) để tích trữ hoặc "chuyển giá trị" bằng việc mua nhà, xe ô tô hạng sang…
Pháp luật - 08/06/2025 16:49
Cảnh giác với bill chuyển khoản thành công
Đi liền với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là việc gia tăng các vụ lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, trong đó có hành vi giả mạo chuyển khoản thành công nhằm chiếm đoạt tiền của người khác.
Pháp luật - 08/06/2025 13:59
Đồng Nai khởi tố vụ lừa đảo hơn 10.000 tỷ đồng từ tiền ảo 'Matrix Chaine'
5 đối tượng trong đường dây lừa đảo tiền ảo "Matrix Chaine" vừa bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi chiếm đoạt hơn 10.000 tỷ đồng của hàng chục nghìn người tham gia.
Pháp luật - 08/06/2025 08:58
Bắt Giám đốc công ty bất động sản ở Lâm Đồng do biến đất công thành đất tư
Hô biến đất công thành đất tư, ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Thanh Bình (Lâm Đồng) bị bắt.
Pháp luật - 07/06/2025 09:14
Cục Thuế: Hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt
Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn khẳng định, hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt, phần lớn các hộ kinh doanh vẫn chấp hành tốt quy định.
Pháp luật - 06/06/2025 10:49
Xử phạt gần 360 triệu đồng đối với hành vi bán Rolex, Hermes nhái tại Saigon Square
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ năm 2024 đến nay, đã xử lý 38 vụ vi phạm buôn bán hàng giả hàng nhái các nhãn hiệu lớn tại Saigon Square, tịch thu 1.291 đơn vị sản phẩm với tổng trị giá hàng hóa hơn 250 triệu đồng, xử phạt 359 triệu đồng.
Pháp luật - 05/06/2025 16:42
Huế dừng đấu giá 2 mỏ khoáng sản
Do có thông tin một số tổ chức đăng ký tham gia đấu giá có dấu hiệu vi phạm, Huế đã dừng tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản trước 1 ngày diễn ra phiên đấu giá.
Pháp luật - 05/06/2025 15:24
Hộ kinh doanh không nhận tiền mặt để “né” thuế: Coi chừng bị truy cứu hình sự!
Việc từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán nhằm “né” thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế, mà có thể trở thành dấu hiệu nghi ngờ cho hành vi che giấu doanh thu, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật - 05/06/2025 07:42
Bộ Công an: Có cán bộ bao che, tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái
"Bộ Công an sẽ làm rõ, xử lý hành vi tiếp tay cho tội phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái... của một số cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.
Pháp luật - 04/06/2025 17:53
'Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn kinh tế'
"Quy định ở Nghị quyết 173 đã xác định ưu tiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhiều hơn các yếu tố về mặt kinh tế", bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho hay.
Pháp luật - 04/06/2025 10:57
Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố
Ông Bùi Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Nhận hối lộ".
Pháp luật - 04/06/2025 06:45
Tuấn 'thần đèn' khai gì tại cơ quan công an?
Tại Cơ quan Công an, Nguyễn Anh Tuấn có biệt danh là Tuấn 'thần đèn' khai nhận chưa hiểu biết về pháp luật nên khai thác cát vượt công suất cho phép.
Pháp luật - 03/06/2025 11:12
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago