Lộ diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng ‘ăn quả đắng’ với cổ phiếu FTM

Nhàđầutư
Thời gian qua, dư luận không khỏi xôn xao trước thông tin 11 công ty chứng khoán (CTCK) và 1 ngân hàng đã nhóm họp đưa ra kết luận về việc cựu chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã FTM) – ông Lê Mạnh Thường có dấu hiệu thao túng giá cổ phiếu FTM
HUY NGỌC
22, Tháng 09, 2019 | 07:19

Nhàđầutư
Thời gian qua, dư luận không khỏi xôn xao trước thông tin 11 công ty chứng khoán (CTCK) và 1 ngân hàng đã nhóm họp đưa ra kết luận về việc cựu chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã FTM) – ông Lê Mạnh Thường có dấu hiệu thao túng giá cổ phiếu FTM

nhadautu - danh tinh 11 cong ty chung khoan va 1 ngan hang bi ong le manh thuong FTM up

Vụ việc FTM vẫn chưa có hồi kết

Xác nhận với Nhadautu.vn, tổng giám đốc một CTCK cho biết đơn vị này nằm trong số 11 công ty chứng khoán là “nạn nhân” khi cổ phiếu FTM giảm sàn 26 phiên liên tiếp vừa qua.

Cụ thể, danh sách 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng gồm: Công ty Chứng khoán VnDirect, Công ty Chứng khoán NH, Công ty Chứng khoán Kiến Thiết, Công ty Chứng khoán Trí Việt, Công ty Chứng khoán MBS, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Agribank, Công ty Chứng khoán KIS, Công ty Chứng khoán Rồng Việt, Công ty Chứng khoán SHS, Công ty Chứng khoán IB và Ngân hàng TP Bank.

Số lượng cổ phiếu dùng để vay nợ lên tới 30 triệu cổ phiếu FTM, tương đương khoảng 60% vốn doanh nghiệp.

Họp 3 lần nhưng ông Lê Mạnh Thường vẫn không đưa ra được phương án trả nợ?

Tổng giám đốc CTCK nói trên cho biết các CTCK và ngân hàng đã họp với nhau 3 lần.

Cuộc họp đầu tiên diễn ra vào ngày 21/8, khi cổ phiếu FTM đã giảm sàn 4-5 phiên. Theo vị này, ông Thường đã giao ông Nguyễn Hoàng Giang (khi đó là chủ tịch HĐQT FTM) đến đàm phán với các CTCK. Trong cuộc họp, ông Giang thừa nhận việc “cầm” cổ phiếu margin do ông Thường thực hiện và các cổ đông đều chỉ đứng tên “hộ” ông Thường. Ông Giang nhấn mạnh quan điểm ông Thường là sẽ cố gắng khắc phục cho CTCK và đề nghị các CTCK cần bình tĩnh.  

Ngoài ra, Công ty SMD Holding là bên tư vấn, sắp xếp, và cũng chính là bên tổ chức cuộc họp cùng ông Giang và ông Đỗ Văn Sinh (tổng giám đốc FTM). Từ cuộc họp đó, nhóm CTCK mới biết ông Thường là người đứng sau và đã đề nghị ông phải làm việc trực tiếp cùng các CTCK.  

Ngày 26/8, ông Thường xuất hiện và gặp các CTCK tại Thái Bình để trao đổi phương án trả nợ. Tuy vậy, ông Lê Mạnh Thường cho rằng ông không đứng tên và không có trách nhiệm đứng tên, ông sẽ trao đổi với chủ tài khoản là nhân viên, họ hàng… để có phương án trả nợ. Cựu chủ tịch HĐQT cũng hứa sẽ có phương án trả nợ sau 3 ngày (tức ngày 29/8).

Nhưng đến ngày 4/9, các CTCK vẫn không nhận được phương án trả nợ nào cả. Và từ đó dẫn đến cuộc họp vào ngày 4/9 như đã đề cập ở phần trên. Biên bản cuộc họp đã chuyển đến cho nhóm khách hàng nắm cổ phiếu FTM và ông Thường.

Cựu chủ tịch HĐQT FTM tiếp tục không phản hồi và phía 8 cổ đông lớn FTM sau đó đều thuê luật sư để ủy quyền làm việc với các CTCK. Cũng từ đó, họ đồng loạt không hợp tác với CTCK nữa.

Khi các CTCK làm việc với luật sư, vị này chỉ nói đã nhận ủy quyền và chấp nhận lịch làm việc, nhưng chờ hơn tuần vẫn không thấy gì cả.

Trong trường hợp phương án trả nợ không được thực hiện, các CTCK cho biết sẽ tố cáo hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM tới các cơ quan chức năng.

Ở chiều ngược lại, trao đổi với Nhadautu.vn, cựu chủ tịch HĐQT FTM Lê Mạnh Thường bác bỏ mọi cáo buộc làm giá cổ phiếu, thậm chí còn “tố” ngược các công ty chứng khoán cũng có những sai phạm. Ông cho biết đã “nhờ người trích xuất giao dịch hàng ngày, dòng tiền và tài khoản công ty kia chen vào. Khi nào thanh tra vào cuộc thì tìm ra hết”.   

Nhadautu.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ