Làn sóng chuyển sàn và lên UPCOM của nhóm ngân hàng dịp cuối năm

Nhàđầutư
Còn 8 ngân hàng thương mại cổ phần vẫn đang "nợ" cơ quan quản lý, nhà đầu tư kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa để những nhà băng này hoàn thành yêu cầu của NHNN, Thủ tướng Chính phủ.
ĐÌNH VŨ
20, Tháng 10, 2020 | 16:02

Nhàđầutư
Còn 8 ngân hàng thương mại cổ phần vẫn đang "nợ" cơ quan quản lý, nhà đầu tư kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa để những nhà băng này hoàn thành yêu cầu của NHNN, Thủ tướng Chính phủ.

ngan-hang-niem-yet

Còn 8 nhà băng đang "nợ" kế hoạch lên sàn năm 2020 và có ít nhất 5 ngân hàng đang "nhăm nhe" lên sàn vào cuối năm nay.

Một quy định đáng chú ý trong Luật Chứng khoán (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2021 là "yêu cầu công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết tối thiểu 2 năm mới có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán" được cho là đang đẩy nhanh hơn quá trình lên sàn của cổ phiếu khối ngân hàng thương mại.

Theo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến hết năm 2025, định hướng đến 2030 và Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, đến hết năm 2020 yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chính thức hoặc đăng ký giao dịch trên UPCOM.

Cho đến thời điểm hiện tại mới có 22/31 ngân hàng đã lên sàn chính thức và UPCOM. Cụ thể, có 11 ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE gồm: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, VPBank, Eximbank, HDBank, MB, Sacombank, Techcombank, TPBank, LienVietPostBank; 3 ngân hàng niêm yết trên sàn HNX: ACB, SHB, NCB và 8 ngân hàng đang giao dịch trên UPCOM: BacABank, Kienlongbank, VIB, Vietbank, BaoVietBank, Saigonbank, ngân hàng Bản Việt, NamA Bank.

Như vậy chỉ còn hơn 2 tháng nữa để 8 ngân hàng hoàn thành kế hoạch niêm yết. Hiện những nhà băng đang "nợ" kế hoạch lên sàn gồm: MSB, OCB, SeABank, VietABank, PGBank, BaoViet Bank, ABBank, ĐongA Bank, SCB.

Cho đến thời điểm hiện tại đã có 4 ngân hàng công bố kế hoạch chuyển sàn từ HNX, UPCOM sang HOSE là ACB, LienVietPostBank, VIB và SHB. Ngày 14/10 vừa qua, LienVietPostBank chính thức trở thành ngân hàng đầu tiên được chấp thuận chuyển sàn từ UPCOM lên HOSE trong năm nay.

Nhà đầu tư kỳ vọng từ nay tới cuối năm sẽ có một làn sóng các ngân hàng lên UPCOM và chuyển sàn. Thông tin chuyển sàn gây hiệu ứng tích cực cho các mã cổ phiếu khi HOSE là sàn chứng khoán có tiêu chuẩn niêm yết cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là lý do tại sao nhiều tổ chức ngoại chủ yếu lựa chọn các cổ phiếu trên sàn này để giao dịch, khi một số bị giới hạn tỷ trọng đầu tư các cổ phiếu trên HNX và UPCOM. Bên cạnh đó, các bộ chỉ số được nhiều quỹ mô phỏng chủ yếu bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên HOSE, khiến thị trường này thu hút và hấp dẫn dòng vốn. 

Trong 8 ngân hàng còn lại chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, đa số đều từng đã có kế hoạch lên sàn trong nhiều năm như: MSB, OCB, SeABank, ABBank, SCB, BaoViet Bank. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau mà các kế hoạch niêm yết đều lỡ hẹn từ năm này qua năm khác. Theo giải thích từ phía nhà băng tại các ĐHĐCĐ thường niên thì nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ thị trường không thuận lợi.

Trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã đưa ra các thông tin tài chính, kinh doanh tích cực được cho là "mở đường" để cổ phiếu chính thức chào sàn như MSB, OCB. Chẳng hạn như với MSB thì đầu tháng 10/2020, Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chi Minh đã chính thức thông báo tiếp nhận hồ sơ niêm yết của ngân hàng.  

Những thông tin này đã giúp nâng giá cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên OTC từ 1,5 đến 2 lần so với thời điểm trước. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn băn khoăn với câu hỏi, đây có thực là hạn chót? Liệu COVID-19 có phải là một trong những lý do chính đáng tiếp theo để các ngân hàng hoãn kế hoạch lên sàn trong năm 2020?

Thực tế, nếu không thể lên sàn HOSE, HNX thì các ngân hàng có thể tạm "trú ẩn" tại UPCOM, vừa đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý, lại có được các điều kiện đăng ký giao dịch đơn giản hơn nhiều. UPCOM được hiểu là nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết và chứng khoán phải đăng ký lưu ký tại VSD. Doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCOM cũng được yêu cầu phải báo cáo thông tin tài chính định kỳ. Tuy nhiên, tính công khai, minh bạch và chất lượng doanh nghiệp thường không bằng HOSE và HNX.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ