Làm thế nào để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Nhàđầutư
Để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị đến doanh nghiệp, về bản chất hiệp hội doanh nghiệp, xu thế vận động, những cơ hội, thách thức và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.
NGUYỄN TRANG
22, Tháng 11, 2018 | 16:30

Nhàđầutư
Để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị đến doanh nghiệp, về bản chất hiệp hội doanh nghiệp, xu thế vận động, những cơ hội, thách thức và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

46514347_302132123737671_6705340871371390976_n

Ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc NCIF phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Trang 

Sáng 22/11, tại Hà Nội, Trung tâm và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo “ Một số định hướng tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”. 

Hội thảo là diễn đàn mở để các nhà khoa học trong và ngoài nước, các chuyên gia, các nhà quản lý công bố, trao đổi các nghiên cứu mới nhất về tái cơ cấu kinh tế Việt Nam nói chung và một số ngành, lĩnh vực cụ thể trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). 

Cuộc CMCN 4.0 với sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học có tác động sâu sắc đối với kinh tế, xã hội của các quóic gia trên thế giới.

Đổi mới công nghệ, vốn được thúc đẩy và hỗ trợ bởi cuộc cách mạng thông tin sẽ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và thương mại. Các nước tăng cường đổi mới công nghệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu, tầm nhìn chiến lược để phát triển công nghệ, các quốc gia trên thế giới có cách tiếp cận khác nhau về CMCN4.0.

Nêu định hướng tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc NCIF cho biết, tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tập trung thay đổi cấu trúc và trình độ của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội, hiện đại hóa từng bước các ngành kinh tế, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn. Đồng thời, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. 

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, dù Việt Nam có xuất phát điểm thấp nhưng lại có tiềm năng và cơ hội lớn để hưởng lợi tối đa từ cuộc cách mạng công nghiệp mới. Để phát triển bền vững cần có những định hướng phù hợp, khả thi về tái cơ cấu kinh tế gắn với CMCN 4.0.

Theo khảo sát 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho thấy, có đến 79% doanh nghiệp trả lời chưa chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; 55% doanh nghiệp cho biết đang tìm hiểu nghiên cứu; 19% doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và chỉ có 12% doanh nghiệp đang triển khai các biện pháp ứng phó. 

Không những thế, hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp ngành công thương mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng đảm bảo đáp ứng được sự sẵn sàng của CMCN 4.0 này.

Để tận dụng cơ hội từ cuộc CMCN 4.0, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, đến doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về bản chất, xu thế vận động, những cơ hội, thách thức, tác động của CMCN 4.0. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ