Lạm phát thấp nhưng chưa thể chủ quan

DIỆP DIỆP
08:39 23/10/2021

Mặc dù CPI 9 tháng qua tăng thấp và dự báo cả năm 2021 cũng sẽ tăng thấp nhưng nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa thể chủ quan thỏa mãn, bởi vẫn có những yếu tố tác động đến lạm phát vào cuối năm, nhất là đầu năm tới.

Lạm phát trung bình năm 2021 chỉ khoảng hơn 2%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm 2021 của Việt Nam tăng 1,82%, đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Mặc dù giãn cách xã hội kéo dài, nhưng giá các mặt hàng thực phẩm ổn định. Trong 9 tháng năm nay, giá thực phẩm giảm 0,29% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,06 điểm phần trăm, trong đó, giá thịt lợn giảm 7,22%; giá thịt gà giảm 0,98%. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến người dân hạn chế đi lại, nên giá vé máy bay 9 tháng năm nay giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,69%...

213665303_348031640140940_1865306627002647768_n

Mặc dù giãn cách xã hội kéo dài, nhưng giá các mặt hàng thực phẩm ổn định.

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước.

“Bình quân 9 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,88% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung đã phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá xăng, dầu và giá gas tăng”, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.

CPI tăng thấp được xem là điều kiện thuận lợi và dư địa cho việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay, bởi mức lạm phát trung bình của 9 tháng vẫn ở mức thấp (thấp hơn 2% - tức chưa bằng 50% giới hạn cho phép), tạo ra tình huống thuận lợi cho công tác điều hành. Trong khi đó, sức mua toàn xã hội khó có thể tăng mạnh bởi khả năng thanh toán chưa thể hồi phục như giai đoạn trước khi dịch xảy ra.

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) dự báo, lạm phát trung bình năm 2021 chỉ khoảng hơn 2%. Do ảnh hưởng của COVID-19 và giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng bị dứt gãy nên giá một số lương thực, thực phẩm tăng cao, nhưng sự tăng giá này chỉ ngắn hạn và diễn ra cục bộ tại một số địa phương.

“Khi hết dịch, giá sẽ giảm trở lại. Về tổng thể, COVID-19 khiến thu nhập của người dân sụt giảm, nhu cầu yếu nên giá cả chưa tăng mạnh. Đối với một số nguyên vật liệu, giá có thể tăng mạnh nhưng tỉ trọng của các mặt hàng này trong rổ hàng hóa CPI không lớn. Chẳng hạn giá thép tăng mạnh, nhưng nó chỉ là một phần trong nhóm hàng hóa "nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng", nhưng cả nhóm này chỉ chiếm tỉ trọng chưa đến 20% trong rổ tiền tệ”, TS. Nguyễn Đức Độ phân tích.

Không thể chủ quan, thỏa mãn

Mặc dù CPI 9 tháng qua tăng thấp và dự báo cả năm 2021 cũng sẽ tăng thấp, tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa thể chủ quan thỏa mãn, bởi vẫn có những yếu tố tác động đến lạm phát vào cuối năm, nhất là đầu năm tới.

TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, nhìn lại số liệu thống kê, CPI tăng rất thấp, bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với bình quân cùng năm 2020. Tuy nhiên, nhìn vào chỉ số giá khác như Deflator (chỉ số giá phản ánh tất cả các loại mặt hàng trong nền kinh tế, không chỉ riêng giá tiêu dùng), trong 9 tháng qua trung bình tăng 23%, gấp 10 lần so với chỉ số CPI. Trong khi đó, thông thường hai chỉ số này sẽ biến động cùng nhau.

TS. Phạm Thế Anh cho rằng, sức ép lạm phát không hề nhỏ như con số CPI phản ánh. Lý do chủ yếu do sức cầu yếu trong Quý 3, do phong tỏa, người tiêu dùng không mua sắm được; hàng hóa của doanh nghiệp bị đứt gãy, không tới tay người tiêu dùng nên giá cả không được phản ánh đầy đủ trong CPI.

“Khi nền kinh tế mở cửa, cầu tăng trở lại, sức ép lạm phát sẽ rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh tiền tệ hiện nay. Lãi suất tiền gửi thấp, nhu cầu vay vốn sản xuất gần như không có, các ngân hàng cũng khó huy động vốn. Nguồn tiền đổ vào thị trường chứng khoán, bất động sản rất lớn. Bong bóng tài sản đã xảy ra rồi, giá cả nhà đất tăng gấp 2, gấp 3 trong năm qua. Do vậy, dư địa chính sách tiền tệ rất hẹp”, TS. Phạm Thế Anh lo ngại.

Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho rằng, chi phí sản xuất trong giai đoạn tới cũng sẽ tăng rất mạnh, nhưng chi phí sản xuất phản ánh vào giá thành sản phẩm sẽ có độ trễ nhất định. Hiện nay, giá cả bắt đầu tăng nhưng sức mua không nhiều. Vì vậy, Việt Nam có thể lâm vào tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ.

“Việc thực hiện chính sách tiền tệ cần thích ứng hỗ trợ hồi phục nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%. Đi kèm đó là các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải, không quá chặt chẽ nhưng cũng không được quá thả lỏng. Bởi hiện nay mức hấp thụ của nền kinh tế không cao, các điều chỉnh có thể sẽ phản ánh vào giá cả. Khi giá cả bùng lên, việc kiểm soát sẽ gây rất nhiều ‘đau đớn’”, TS. Nguyễn Đức Thành khuyến nghị.

(Theo VOV)

  • Cùng chuyên mục
Việt Nam - Mỹ khởi động đàm phán thương mại

Việt Nam - Mỹ khởi động đàm phán thương mại

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam sẵn sàng đàm phán xử lý những vấn đề Mỹ quan tâm, cùng với Mỹ tìm ra các giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi.

Sự kiện - 24/04/2025 06:45

Tập đoàn Mỹ vẫn muốn làm dự án công viên giải trí tầm cỡ thế giới ở Việt Nam?

Tập đoàn Mỹ vẫn muốn làm dự án công viên giải trí tầm cỡ thế giới ở Việt Nam?

Tập đoàn Rosen Partners từng có kế hoạch đầu tư công viên vui chơi giải trí theo mô hình Công viên Disneyland tại Hà Nội.

Sự kiện - 24/04/2025 06:45

[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Nguyễn Anh Tuấn: Làm tốt hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp, chăm sóc và phát triển hội viên

[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Nguyễn Anh Tuấn: Làm tốt hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp, chăm sóc và phát triển hội viên

Cùng với việc nâng cao chất lượng góp ý xây dựng pháp luật, xúc tiến đầu tư, trong nhiệm kỳ tới, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ nỗ lực làm tốt hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp, chăm sóc và phát triển hội viên - TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực VAFIE chia sẻ như vậy khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn trước thềm Đại hội VI của VAFIE diễn ra vào ngày mai (24/4).

Sự kiện - 23/04/2025 10:53

JICA muốn 'sự tuần hoàn' trong hợp tác với Việt Nam

JICA muốn 'sự tuần hoàn' trong hợp tác với Việt Nam

Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, ông Kobayashi Yosuke bày tỏ mong muốn về "sự tuần hoàn" trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Sự kiện - 23/04/2025 06:38

Đón đọc Tạp chí Nhà Đầu tư số tháng 4/2025

Đón đọc Tạp chí Nhà Đầu tư số tháng 4/2025

Tạp chí Nhà Đầu tư số tháng 4 dành nhiều dung lượng để phản ánh kết quả tích cực mà nền kinh tế đã đạt được trong quý I/2025 trên các lĩnh vực thu hút vốn FDI, phát triển tín dụng, thị trường bất động sản, chứng khoán; đồng thời nêu rõ các khó khăn, thách thức cũng như cơ hội khi chính quyền Tổng thống Trump áp thuế đối ứng với chuyên đề “Chiến tranh thương mại: Trong nguy có cơ”.

Sự kiện - 22/04/2025 16:18

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán theo các đề nghị của Mỹ

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán theo các đề nghị của Mỹ

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Đoàn đàm phán chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với phía Mỹ.

Sự kiện - 22/04/2025 15:47

Ra mắt hồi ký của GS.TSKH Nguyễn Mại  'Hồi ức và cảm nghĩ - Đạo làm Người'

Ra mắt hồi ký của GS.TSKH Nguyễn Mại 'Hồi ức và cảm nghĩ - Đạo làm Người'

GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết, hồi ký là cách ông kể lại cho các con, các cháu câu chuyên về một người cha, người ông đã nỗ lực thế nào để theo Đạo làm Người.

Sự kiện - 22/04/2025 15:42

'Tỉnh Quảng Ninh cần sớm thành lập lực lượng đặc nhiệm AI'

'Tỉnh Quảng Ninh cần sớm thành lập lực lượng đặc nhiệm AI'

Đây là chia sẻ của bà Laura Nguyễn, Giám đốc Điều hành Gen AI Fund, Giám đốc quốc gia của Ava Labs tại Việt Nam ở Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.

Sự kiện - 22/04/2025 07:03

Đề xuất Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Đề xuất Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Quỹ phát triển nhà ở quốc gia là quỹ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi… Nguồn vốn quỹ có thể do ngân sách nhà nước cấp, huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại....

Sự kiện - 21/04/2025 21:42

Thủ tướng chốt phương án, tiến độ loạt dự án trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng chốt phương án, tiến độ loạt dự án trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng chỉ đạo, hết nhiệm kỳ này, ĐBSCL có 600 km cao tốc và phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 1.300 km cao tốc, cao hơn dự kiến trước đây gần 100 km.

Sự kiện - 21/04/2025 20:08

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là "hai cộng hai bằng bốn" mà phải là "hai cộng hai lớn hơn bốn".

Sự kiện - 21/04/2025 13:19

Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ - Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ - Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam

Chiều 20/4, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ dự án này và khẩn trương triển khai dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai.

Sự kiện - 21/04/2025 07:03

Quảng Nam đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp

Quảng Nam đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp

Qua theo dõi tình hình lấy ý kiến cử tri, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính dự kiến sau sắp xếp.

Sự kiện - 20/04/2025 17:10

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Bắt đầu từ thế trận lòng dân

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Bắt đầu từ thế trận lòng dân

Trong thời đại số hóa phát triển mạnh mẽ, không gian mạng đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống hàng ngày, không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một diễn đàn quan trọng cho sự giao tiếp, trao đổi ý kiến và lan tỏa thông tin. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cánh cửa cho sự lan truyền nhanh chóng của các thông tin sai lệch, phản động, ảnh hưởng đến nền tảng tư tưởng Đảng. Cũng bởi thế việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Sự kiện - 20/04/2025 12:05

'Biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội'

'Biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội'

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội, phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những chủ trương quan trọng của thành phố nhằm biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Sự kiện - 20/04/2025 07:34

Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam

Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu căng thẳng, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ vẫn chọn Việt Nam làm nơi đầu tư và tin tưởng vào triển vọng phát triển dài hạn nơi đây.

Sự kiện - 20/04/2025 07:33