Làm gì tiếp sau những sự kiện quảng bá tầm cỡ về thương hiệu nông sản tại Đồng bằng sông Cửu Long?

Nhàđầutư
Hai festival quy mô lớn về con tôm và lúa gạo tại Cà Mau và Hậu Giang vừa kết thúc, có thể có những hiệu ứng ngắn hạn. Nhưng làm thế nào để nâng cao giá trị và tạo tăng trưởng ổn định cho các loại nông sản thương hiệu địa phương mới là giá trị lâu bền cần hướng tới.
THIÊN KỲ
15, Tháng 12, 2023 | 11:42

Nhàđầutư
Hai festival quy mô lớn về con tôm và lúa gạo tại Cà Mau và Hậu Giang vừa kết thúc, có thể có những hiệu ứng ngắn hạn. Nhưng làm thế nào để nâng cao giá trị và tạo tăng trưởng ổn định cho các loại nông sản thương hiệu địa phương mới là giá trị lâu bền cần hướng tới.

409646928_381209887806634_3017927691029430833_n

Festival quy mô nhất từ trước tới nay quảng bá về con tôm Cà Mau vừa diễn ra cách đây ít ngày. Ảnh: iPEC

Trước đó cũng có hàng loạt những sự kiện quảng bá về đặc sản vùng miền như vào năm 2019 tỉnh Bến Tre đã tổ chức Festival đặc sản Dừa; tháng 4/2022, tỉnh An Giang tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc; cuối năm 2022 tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ hội Cá tra, Cà Mau thì Ngày hội Cua; đầu năm 2023, Đồng Tháp tưng bừng tổ chức Lễ hội xoài và sắp tới đây là Lễ hội Hoa Kiểng.

Và dự kiến còn nhiều tỉnh thành nữa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ tiếp tục thông qua các sự kiện tương tự để quảng bá các sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của địa phương mình với mong muốn tìm kiếm đầu ra, tăng giá trị sản phẩm nông sản.

Tuy nhiên vấn đề cần nhìn nhận là câu chuyện hiệu quả của các sự kiện quảng bá này.

Thực tế là dù đầu tư quy mô cho các sự kiện quảng bá, xúc tiến tiêu dùng nhưng hiện con cá tra vẫn khó tiếp cận người dùng nội địa, hơn nữa còn gặp khó tại các thị trường xuất khẩu vốn là lợi thế trước nay.

Các lễ hội nông sản liên tục được các tỉnh thành tổ chức rầm rộ nhưng "bài ca" được mùa mất giá hoặc mất mùa được giá vẫn liên tục diễn ra.

Cụ thể hiện nay giá cam sành Vĩnh Long đang rớt giá thê thảm xuống còn từ 1.000 - 1.500 đồng/kg thu mua tại vườn. Nguyên nhân do mùa vụ các năm trước cam sành liên tục được giá cao nên người dân các tỉnh ồ ạt tăng diện tích dẫn đến tình trạng cung vượt cầu như hiện nay. 

121093626_1708666012635845_2472771687979598454_n

Cá tra được xem là "thương hiệu" của tỉnh Đồng Tháp và thời gian qua liên tục được quảng bá rộng rãi. Ảnh: KN

Chia sẻ với Nhadautu.vn ông Trần Văn Công (Tháp Mười, Đồng Tháp) cho biết gia đình có truyền thống hơn 30 năm trồng lúa tuy nhiên thời gian qua vì thấy nhiều hộ khác chuyển sang trồng mít lãi cao nên đã quyết định chuyển đổi canh tác.

"Mình thấy người ta trồng mít năm 2022 lái mua tận vườn có thời điểm lên đến hơn 50.000đ/kg, lãi cao. Nên đã bỏ ruộng mà lên liếp trồng mít. Giờ trong giai đoạn đợi có trái thì giá lúa liên tục tăng cao hơn trước mà không biết tới thời điểm mít thu hoạch liệu có được giá như lúc trước hay không", ông Công lo lắng nói.

Như vậy câu hỏi cho bài toán quy hoạch vùng trồng, hay thông tin định hướng cho người nông dân về quy luật thị trường vẫn còn bỏ ngỏ. Người nông dân vẫn còn chưa thoát được 'vấn nạn' chạy theo mối lợi về món hời giá cả trước mắt dẫn đến hậu quả đau đớn về sau.

Tại buổi làm việc của Thủ tướng với tỉnh Cà Mau trước thềm Festival tôm Cà Mau 2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan trình bày với Thủ tướng rằng: "Tỉnh Cà Mau đang tổ chức Festival tôm, nhưng sau sự kiện thì tỉnh sẽ làm gì với con tôm? Đây là vấn đề tỉnh cần chuẩn bị từ bây giờ?"

Việc đặt ra câu hỏi này cho thấy người đứng đầu ngành nông nghiệp nước ta đã biết được hiệu quả của các sự kiện quảng bá nông sản thực tế chỉ mang lại hiệu ứng truyền thông hoặc lợi ích sản lượng trong ngắn hạn. Và nếu muốn phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng vẫn cần có kế hoạch, giải pháp lâu dài. 

Theo các chuyên gia kinh tế, việc quảng bá sản phẩm có thể gia tăng nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng tiềm năng trên thị trường cũng như giúp thắt chặt thêm mối quan hệ với khách hàng bằng cách thưởng cho khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, khách hàng thân thiết hoặc ưu đãi đặc biệt, từ đó có thể làm gia tăng doanh số. 

Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện "cần" còn điều kiện "đủ" là bản thân sản phẩm phải mang chất lượng và hơn nữa bản chất nông sản là theo mùa vụ và diễn biến thị trường. Đây là điều hết sức quan trọng mà người nông dân, doanh nghiệp cần nắm rõ để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, nuôi trồng. 

Chia sẻ với phóng viên về câu chuyện này, ông Nguyễn Văn Bé Chín (Đồng Nai), một hộ chuyên trồng chuối xuất khẩu sang Trung Quốc chia sẻ: "Nhiều năm trước thấy giá cao và thương lái thu mua tận vườn nên bà con ồ ạt trồng. Thêm nữa cây chuối dễ trồng, dễ chăm sóc. Sau một thời gian thì chuối hạ giá không ai mua thậm chí chín rục hàng tấn tại vườn. Qua tìm hiểu mới biết Trung Quốc cũng trồng như mình nhưng dân họ đông - lúc họ mua ồ ạt là bên nước họ chưa vào mùa thu hoạch nên có nhu cầu, ngược lại tới lúc họ thu hoạch thì mình ế".

Hiểu rõ như vậy, ông Chín đã chủ động giảm diện tích trồng chuối, xen canh vào các loại cây nông nghiệp khác để đa dạng sản phẩm. Đồng thời ông cũng thường xuyên cập nhật thông tin về mùa vụ thu hoạch của Trung Quốc để điều chỉnh thời gian trồng trọt, thu hoạch của mình cho phù hợp với nhu cầu thị trường. 

Hiện nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nông sản cho biết khi muốn làm ăn, hợp tác hay đầu tư vào ĐBSCL rất lo ngại về câu chuyện quy hoạch vùng trồng để đảm bảo số lượng cũng như các tiêu chí, tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. 

Như bà Trần Thị Kiều Hương, Giám đốc khối kinh doanh & nghiên cứu phát triển sản phẩm NFC chia sẻ hiện việc sản xuất nông sản tại Việt Nam còn khá manh mún, chưa có cơ cấu định hình lớn nên giá cả bị cạnh tranh khá lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng mỗi nông dân, doanh nghiệp mà kéo dài sẽ khó định vị được thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tương tự, ông Lê Bảo Hùng, Giám đốc công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Nước Trái Cây Juicy V là đơn vị thường xuyên thu mua dứa, thanh long, bưởi tại Hậu Giang, Long An, Vĩnh Long nhận định: "Trái cây tại các tỉnh ĐBSCL chất lượng rất tốt và khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU vẫn được đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa điều chỉnh được sự đồng bộ về số lượng (quy mô vùng trồng, thời vụ) cũng như chất lượng (các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, dư lượng bảo vệ thực vật)".

"Đề nghị lãnh đạo ban ngành địa phương quan tâm hướng dẫn bà con về vùng trồng cũng như kỹ thuật trồng trọt. Có xuất xứ nguồn gốc để truy xuất dễ dàng khi cần cũng như đảm bảo các yêu cầu từ thị trường nhập khẩu", ông Hùng kiến nghị. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ