Kinh tế Nga đứng vững trước triển vọng kết thúc xung đột mịt mờ

MINH TUẤN
08:00 30/04/2024

Không nằm ngoài dự đoán, Tổng thống Vladimir Putin đã giành chiến thắng áp đảo với số phiếu cao kỷ lục trong cuộc bầu cử vào tháng trước và sẽ tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo nước Nga thêm 6 năm nữa (2024 - 2030). Điều này sẽ định hình nền kinh tế Nga cũng như cuộc xung đột tại Ukraine. 

Việc cử tri trao cho ông Putin nhiệm kỳ thứ 5 càng thể hiện vai trò không thể thay thế của nhà lãnh đạo này cũng như sự tin tưởng của người dân Nga đối với chính sách kinh tế của chính quyền hiện tại.

Kinh tế Nga trụ vững nhờ nội lực

Nga đã hứng chịu liên tiếp các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây sau khi sáp nhập Crimea năm 2014. Việc mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022 đã khiến các đòn trừng phạt ngày càng siết chặt và dẫn tới làn sóng tháo chạy của các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga vẫn trụ vững nhờ các động lực trong nước. Thậm chí, chính các lệnh trừng phạt dồn dập lại tạo động lực để Nga tự chủ hơn, nhất là trong sản xuất thực phẩm và công nghiệp.

rouble

Đồng ruble Nga từng bị mất giá mạnh sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine. Ảnh: Reuters.

Số liệu kinh tế mới nhất cho thấy sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu của nước này đều khởi sắc. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 tiếp tục trên ngưỡng trung tính 50 điểm, đạt 55,7 điểm, cao hơn mức 54,7 điểm của tháng 2 và cao nhất từ tháng 8/2006. Điều này đạt được nhờ nhu cầu nội địa gia tăng và số đơn hàng xuất khẩu mới cũng lần đầu tăng từ tháng 10/2023.

Trong biên bản cuộc họp chính sách tháng 3 được công bố hôm 1/4, Ngân hàng Trung ương Nga nhận định nền kinh tế tiếp tục cải thiện, thích ứng được với quy trình thanh toán và logistics phức tạp mới do cấm vận, xuất khẩu phục hồi giúp nguồn thu ngoại hối tăng theo.

Ngành năng lượng vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế và nguồn thu ngoại tệ chính dù Mỹ và các nước đồng minh áp dụng một loạt biện pháp nhằm kiềm tỏa ngành này của Nga.

Các đối tác lớn gồm Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục mua vào mạnh dầu từ Nga, thậm chí Nga đã vượt qua Ả-rập Xê-út để trở thành nước cung cầu dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc. Còn châu Âu vẫn chưa “cai” được năng lượng Nga khi phải chi 31,2 tỷ USD mua dầu và khí đốt Nga vào năm ngoái. Nhờ vậy, Nga vẫn giữ vị thế là một trong những nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và có tiếng nói quan trọng cùng OPEC quyết định giá dầu quốc tế.

Nhờ dầu mỏ, thu ngân sách Nga đạt kỷ lục 320 tỷ USD trong năm 2023. Theo một đạo luật ngân sách được ông Putin ký thông qua hồi tháng 11/2023, thu ngân sách của Nga trong năm 2024 dự kiến còn tăng lên gần 394 tỷ USD, và đạt gần 377 tỷ USD năm 2025 và hơn 382 tỷ USD năm 2026.

Thực tế, các số liệu hiện nay có thể khiến những người mong kinh tế Nga sụp đổ thất vọng. GDP của nước này năm 2023 tăng 3,6%, cao hơn nhiều nước phương Tây và mức trung bình của thế giới. Còn GDP đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của nước này là 5.060 tỷ USD tính đến tháng 10/2023, đứng thứ 6 thế giới, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Hôm 1/4, Tổng thống Putin chỉ đạo chính phủ đưa Nga lọt top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP trước năm 2030. IMF dự báo GDP Nga tăng trưởng 2,6% trong năm nay, vượt xa mức tăng trưởng ước tính 0,9% của châu Âu.

Elina Ribakova, nhà kinh tế học tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, chỉ ra ba lý do chính giúp kinh tế Nga vẫn trụ vững. Đó là hệ thống tài chính nước này đã được chuẩn bị đủ để đối phó các lệnh trừng phạt; Nga vẫn có nguồn thu khổng lồ từ xuất khẩu dầu khí khi vẫn bán được dầu với giá sát thị trường, thay vì trần giá 60 USD/ thùng do phương Tây áp đặt; và các lệnh hạn chế xuất khẩu sang Nga của phương Tây không đủ hiệu quả, bởi Nga vẫn mua được các sản phẩm cần thiết thông qua nước thứ ba.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến chi tiêu quốc phòng như một động lực kinh tế. Kể từ năm 2021, quy mô khoản chi này đã tăng gấp 3, chủ yếu cho sản xuất vũ khí. Một tài liệu của Bộ Tài chính Nga cho thấy, dự kiến chi tiêu quốc phòng năm 2024 đạt 10.800 tỷ rúp (111,15 tỷ USD), tức khoảng 6% GDP nước này và tăng 68% so với năm 2023.

Rủi ro chực chờ

Bị kìm kẹp bởi các lệnh trừng phạt khắc nghiệt, kinh tế Nga phải hứng chịu những tác động về lâu dài. Trước hết, Moskva phải đối mặt với nguy cơ bị giảm vốn đầu tư nước ngoài và sự tháo chạy của các công ty ngoại, khiến một số ngành công nghiệp quan trọng và khả năng tiếp cận công nghệ cao bị thu hẹp.

Ngành công nghiệp dầu khí chủ chốt luôn bị đe dọa khi Ukraine tấn công các nhà máy lọc dầu và các lệnh trừng phạt khiến các khách hàng e dè mua dầu của Nga. Nga cũng mất thị trường khí đốt tự nhiên sinh lời tại châu Âu sau khi cắt phần lớn nguồn cung qua đường ống.

Không thể không nhắc đến tình trạng thiếu lao động ở nhiều lĩnh vực do hàng trăm nghìn nam giới đã rời khỏi đất nước sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra để tránh bị gọi nhập ngũ và hàng trăm nghìn người khác được động viên hoặc điều ra chiến trường. Bên cạnh đó, lương cũng tăng đáng kể trong suốt năm 2023, tạo ra vòng xoáy lạm phát-tăng lương.

Nếu xung đột kéo dài, nền kinh tế Nga ngày càng phụ thuộc vào chi tiêu quốc phòng, dẫn tới tình trạng mất cân bằng và rơi vào trì trệ, thậm chí khủng hoảng sau khi xung đột kết thúc. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc lớn vào ngành dầu mỏ cũng khiến kinh tế Nga dễ bị tổn thương nếu diễn biến giá dầu bất lợi hoặc các đối tác giảm mua.

Do tác động của các lệnh trừng phạt, hệ thống tài chính của Nga bị suy giảm, nhất là sau khi Nga bị ngắt kết nối khỏi khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại thương. Các lệnh trừng phạt sẽ dần phát huy tác dụng và tác động lâu dài của chúng có thể cản đà tăng của kinh tế Nga.

Triển vọng kết thúc xung đột còn mờ mịt

Phát biểu sau bầu cử, Tổng thống Putin nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố lực lượng vũ trang của đất nước. Việc ông Putin đắc cử với tỷ lệ ủng hộ cao kỷ lục cho thấy người Nga đã đoàn kết hơn xung quanh nhà lãnh đạo. Điều này cũng đồng nghĩa phương Tây sẽ tiếp tục ứng phó với một nước Nga theo đường lối của ông Putin.

Empty

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu mừng chiến thắng ngày 17-3. Ảnh: AFP.

Nhà lãnh đạo Nga vẫn để ngỏ khả năng đàm phán hòa bình cho xung đột với Ukraine. Tuy vậy, sự vững chắc của nền kinh tế, tài nguyên dồi dào, và khả năng vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt từ phương Tây tạo nên sự tự tin cho Điện Kremlin trong việc theo đuổi các mục tiêu đề ra cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, bất chấp việc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thêm một số thành viên mới.

Đến nay, giới chuyên gia chính trị và quân sự chưa thể đồng thuận về thời điểm xung đột Nga-Ukraine kết thúc. Thậm chí, ông Putin không loại trừ khả năng xảy ra xung đột toàn diện giữa Nga và NATO. Như đã nói ở trên, việc ông Putin tái đắc cử gửi đi thông điệp rằng xã hội Nga ủng hộ hoàn toàn quyết định của ông tại Ukraine. Điều này cho phép Điện Kremlin tiếp tục chiến dịch Ukraine một cách thuận lợi hơn, bao gồm cả khả năng chuẩn bị kế hoạch tấn công tiếp theo trên chiến trường nhằm xuyên thủng các tuyền phòng thủ của Ukraine.

Trước dịp bầu cử, trong Thông điệp liên bang trình bày trước Quốc hội ngày 29/2, Tổng thống Putin cho rằng Nga đang có lợi thế chiến lược trên chiến trường và tin Nga sẽ chiến thắng, một phần vì phương Tây dao động, thậm chí “quay xe” trong việc viện trợ Ukraine.

Sau những diễn biến ngày càng có lợi cho Nga trên chiến trường, dư luận phương Tây thêm lo ngại Nga sẽ giành thêm nhiều lợi thế từ sau cuộc bầu cử tổng thống Nga để tiến đến bàn đàm phán. Ở phía bên kia, Ukraine, vốn đang cạn kiệt vũ khí, có thể thêm hy vọng khi mới đây Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trợ giúp trị giá 61 tỷ USD cho quốc gia này.

Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc viện trợ Ukraine cũng như tương lai của NATO. Nếu ông Donald Trump giành chiến thắng, tình thế sẽ ngày càng khó khăn hơn đối với Ukraine.

Biết đâu, đó sẽ là yếu tố thúc đẩy xung đột kết thúc sớm khi ông Trump vốn phản đối viện trợ cho Ukraine và ủng hộ ý tưởng Ukraine trao quyền kiểm soát Crimea và khu vực biên giới Donbas cho Nga.

  • Cùng chuyên mục
VNDirect sắp tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng

VNDirect sắp tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng

VNDirect sẽ phát hành tổng cộng 304,6 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 15.225 tỷ đồng. Trong đó, công ty chào bán 243,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông giá 10.000 đồng/cp và 61 triệu đơn vị trả cổ tức.

Tài chính - 19/05/2024 11:20

Ngày mai (20/5), Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Ngày mai (20/5), Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, ngày mai (20/5), Quốc hội khóa XV sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước.

Sự kiện - 19/05/2024 09:20

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Hôm nay, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Sự kiện - 19/05/2024 07:49

'Ván bài' của OCH và IDS Equity Holdings với Bánh Givral

'Ván bài' của OCH và IDS Equity Holdings với Bánh Givral

Bánh Givral – công ty con của OCH đã vay VietinBank 1.500 tỷ đồng và huy động vốn tự có để mua 100% vốn Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng. Trước khi về tay Bánh Givral, Bình Hưng được OCH bán 99% vốn cho một số cá nhân, tăng vốn mạnh và có khoản đầu tư nắm 30% vốn IDS Equity Holdings.

Tài chính - 19/05/2024 07:00

Đà Nẵng sẽ đấu giá 33 khu đất lớn trong năm 2024

Đà Nẵng sẽ đấu giá 33 khu đất lớn trong năm 2024

Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đang quản lý 341 khu đất lớn và 20.504 lô đất phân lô. Trong năm 2024, thành phố phê duyệt danh mục đấu giá 33 khu đất lớn và 180 lô đất ở chia lô.

Đầu tư - 19/05/2024 07:00

Gỡ vướng pháp lý để khơi thông thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Gỡ vướng pháp lý để khơi thông thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Để khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, theo các chuyên gia, trước hết cần tạo được hành lang pháp lý rõ ràng, việc "lấp đầy" các khoảng trong về pháp lý sẽ tạo đà cho bất động sản hồi sinh và có sức bật mạnh mẽ.

Đầu tư - 19/05/2024 07:00

Sơ phác Trường Thịnh Group

Sơ phác Trường Thịnh Group

Trường Thịnh Group được biết đến là doanh nghiệp lớn, đã và đang góp mặt tại nhiều đại dự án trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, nghỉ dưỡng… Hiện nay, nhà thầu này đang có mặt ở 2 gói thầu tại dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Tài chính - 19/05/2024 07:00

Apple chuẩn bị tung ra mẫu iPhone mỏng hơn vào năm 2025 

Apple chuẩn bị tung ra mẫu iPhone mỏng hơn vào năm 2025 

Apple (AAPL.O) đang phát triển một phiên bản iPhone mỏng hơn có khả năng ra mắt vào năm 2025, tờ Information đưa tin vào hôm thứ Sáu, trích dẫn nguồn tin từ ba người có kiến ​​thức về dự án, được Reuters dẫn lại.

Thị trường - 19/05/2024 06:40

TikTok xếp người sáng lập ByteDance vào số những ông trùm Trung Quốc ở Singapore

TikTok xếp người sáng lập ByteDance vào số những ông trùm Trung Quốc ở Singapore

Trong khi vụ kiện của TikTok chống lại chính phủ Hoa Kỳ đang nổi đình đám, người sáng lập tỷ phú Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) của ByteDance Ltd. lại đang sống ở Singapore và vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc.

Phong cách - 19/05/2024 06:13

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước và ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.

Sự kiện - 18/05/2024 18:10

Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 chính thức khai mạc

Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 chính thức khai mạc

Chiều ngày 17/5/2024, tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM, Lễ khai mạc Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 đã chính thức diễn ra với sự tham gia đông đảo của các vận động viên (VĐV), du khách và người dân địa phương.

Doanh nghiệp - 18/05/2024 18:00

Quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Sự kiện - 18/05/2024 16:14

Tổng Bí thư: Trung ương thống nhất cao phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư: Trung ương thống nhất cao phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 7, dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024.

Sự kiện - 18/05/2024 16:04

Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành vượt mức toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc ngày 18/5. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc, bế mạc hội nghị.

Sự kiện - 18/05/2024 13:22

'Lãi suất gói tín dụng nhà ở xã hội phải thấp hơn 3-5% so với vay thông thường'

'Lãi suất gói tín dụng nhà ở xã hội phải thấp hơn 3-5% so với vay thông thường'

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại lớn cùng doanh nghiệp, nghiên cứu, xây dựng, mở rộng gói tín dụng nhà ở xã hội, kéo dài thời gian vay từ 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3-5% so với vay thương mại thông thường.

Sự kiện - 18/05/2024 11:30

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Đây là bước tiến mới về đầu tư nâng cấp thiết bị chuyên dụng trong chiến lược phát triển của cảng nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ, gia tăng hiệu quả chuỗi dịch vụ logistics, đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa không ngừng tăng qua khu vực cảng biển tại miền Trung.

Doanh nghiệp - 18/05/2024 10:21