Kinh tế 2019: đỉnh cao và vực sâu

HỒ QUỐC TUẤN
09:57 28/12/2018

Hôm qua, Chính phủ công bố mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 là 7,08%. Khỏi phải nói giới kinh doanh sẽ hứng khởi thế nào. Đây là mức GDP cao nhất của Việt Nam kể từ mốc khủng hoảng kinh tế 2008, Việt Nam nhiều khả năng lọt vào nhóm 10-15 nền kinh tế dẫn đầu thế giới về tăng trưởng.

gdp

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 là 7,08%. Ảnh minh họa

Một ngày giữa tháng 11, tôi nhận được email của James, sinh viên kinh tế năm cuối Đại học Bristol, nơi tôi giảng dạy. Cậu muốn tìm hiểu về cơ hội thực tập và cả việc làm ở Việt Nam.

Tôi khá ngạc nhiên. Trong năm năm dạy ở Bristol, tôi chưa bao giờ nghe đến việc sinh viên Anh muốn tìm việc ở Việt Nam. Brexit chắc chắn không phải lý do vì James có những mối quan hệ ở Anh và Trung Quốc có thể giúp cậu tìm công việc tốt.

Gặp tôi, James kể lại. Trong dịp đi thực tập hè tại một công ty ở Chu Hải - Trung Quốc, cậu nghe được nhiều đánh giá khá tốt về kinh tế Việt Nam, về triển vọng của dòng vốn đầu tư vào các công ty tư nhân chưa lên sàn chứng khoán ở Đông Nam Á, lĩnh vực mà James hứng thú. James hỏi tôi nghĩ gì về tương lai kinh tế Việt Nam trong 2-3 năm tới. Cậu cần tham vấn ý kiến trước khi đánh cược chi phí cơ hội của mình giữa hai lựa chọn: sự nghiệp ở một công ty đầu tư loại vừa tại London hoặc một công việc ở Hong Kong. Đại ý hôm đó tôi nói với cậu, rằng kinh tế Việt Nam đang ở phong độ đỉnh cao trong 10 năm trở lại đây, nhưng không biết sau đó sẽ là đỉnh cao mới hay là một vực sâu. "Lạc quan nhưng thận trọng", tôi chốt lại quan điểm của mình.

Hôm qua, Chính phủ công bố mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 là 7,08%. Khỏi phải nói giới kinh doanh sẽ hứng khởi thế nào. Đây là mức GDP cao nhất của Việt Nam kể từ mốc khủng hoảng kinh tế 2008, Việt Nam nhiều khả năng lọt vào nhóm 10-15 nền kinh tế dẫn đầu thế giới về tăng trưởng.

Bước vào năm 2019, câu hỏi sẽ là, điều gì phía sau đỉnh cao này? Có người sẽ trả lời ngay: vực sâu. Nhưng cũng có người sẽ nghĩ phía sau đỉnh cao là một đỉnh cao mới. Tôi vẫn giữ quan điểm "Lạc quan nhưng thận trọng" của mình, vì những lý do sau.

Thứ nhất, sự lạc quan phản chiếu lên tâm lý của giới khởi nghiệp ở Đông Nam Á. Số đông đều tỏ ra hào hứng khi nói đến việc đầu tư vào công ty tư nhân hay công ty khởi nghiệp, văn phòng cho thuê và đầu tư bất động sản ở Việt Nam. Nhiều báo cáo của các tổ chức tài chính, đầu tư cho biết, vốn trực tiếp và gián tiếp vẫn đang dồi dào đổ vào những thị trường như Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một điểm sáng với hơn 6,6 tỷ USD vốn FDI trong cả năm. Nhiều quỹ lớn ở Anh và Mỹ đều kêu gọi nhà đầu tư nên thu gom tài sản, cổ phiếu với niềm tin rằng "hàng đã đủ rẻ".

Thứ hai là sức nóng ở thị trường bất động sản. Ngoài các thông tin được đọc, báo chí cũng đã viết, tôi còn cảm nhận điều này qua những cuộc trò chuyện. Simon, bạn học cũ của tôi thời ở Úc, gần đây hỏi tôi rằng nếu anh bán nhà ở Melbourne và mua bất động sản ở Việt Nam thì thế nào. Simon hiện đang sống ở Thẩm Quyến, làm dịch vụ cho các công ty niêm yết ở Hong Kong. Tôi chưa hình dung các bước cậu sẽ làm, nhưng với một nhà đầu tư hết sức bảo thủ và chỉ quen thuộc thị trường Úc và Trung Quốc như Simon, đột nhiên quan tâm tới Việt Nam là một dấu hiệu lạ.

Ngoài ra, cũng đã có những thông tin về một làn sóng mua bất động sản tại Việt Nam của truyền thông nước ngoài. CBRE mới công bố báo cáo cho thấy số lượng người Trung Quốc mua nhà tại TP HCM chiếm 31% lượng khách hàng của công ty này. Dù có quan điểm cho rằng đây chỉ là số liệu thống kê từ số lượng khách hàng của riêng họ và không phản ánh hết thị trường nhà ở TP HCM, nó vẫn là một tín hiệu mới.

Một số quan điểm khác cho rằng bất động sản Việt Nam đang hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài, là lĩnh vực thu hút nhiều FDI thứ hai của năm 2018. Dù vẫn có ý kiến cho rằng một quả bong bóng tài sản đang phình lên, nhưng không ai biết chắc khi nào nó sẽ dừng độ lớn, 5 hay 10 năm, vì vậy không ai muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền khi chứng khoán đã mất đi khá nhiều độ quyến rũ.

Ở chiều ngược lại, nhóm bi quan đã không tin nhiều vào những tín hiệu trên. Tâm lý thận trọng hơn bao giờ hết được thể hiện trên thị trường chứng khoán không riêng Việt Nam trong năm qua. Đó là chiến trường với cuộc chơi nghìn tỷ USD của các quỹ lớn toàn cầu. Giá cổ phiếu từ Mỹ tới Châu Âu, Nhật Bản, Việt Nam đều rớt mạnh trước Giáng sinh.

Chỉ số Fear and Greed Index của CNN ở mức kịch kim 2 điểm (0 điểm là tột cùng sợ hãi, 100 là vô cùng phấn khích). Lãi suất Mỹ tăng, chính phủ Mỹ tạm đóng cửa một phần sau khi Quốc hội không đạt được thỏa thuận về ngân sách, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung năm sau không biết sẽ ra sao. Điều đó có thể khiến người ta bắt đầu thận trọng nhìn qua năm 2019. Phải chăng thị trường chứng khoán đã phát ra tín hiệu không vui cho nền kinh tế sau năm 2018? Giới kinh tế học nước ngoài cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cho tăng trưởng và chính sách tài khóa, với mấu chốt nằm ở việc cổ phần hóa và bán vốn cổ phần ở nhiều công ty Nhà nước. Nhưng rủi ro với hệ thống ngân hàng vẫn còn đó. Sức ép tăng vốn và nợ xấu với ngân hàng chưa nguội, thậm chí có xu hướng ấm lên trước áp lực tăng vốn và tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ dưới chuẩn đang "tìm về".

Đó là chúng ta chưa biết khi nào dòng tiền đầu tư từ nước ngoài vào bất động sản Việt Nam đột ngột đổi hướng. Vốn đầu tư bất động sản từ Trung Quốc vào Việt Nam có lẽ sẽ không như cách mà người Trung Quốc đột ngột vào Việt Nam vét mua thanh long rồi đột ngột dừng mua. Nhưng những toan tính của họ là điều mà chúng ta không thể đoán hết. Ví như Simon, những khoản đầu tư của anh ở nước ngoài sẽ được thanh lý ngay để chuyển tiền về mua các tài sản hấp dẫn ở Thượng Hải hay Hong Kong nếu giá trị tài sản bị rơi qua ngưỡng cắt lỗ. Simon cũng cho rằng khi tài sản ở Trung Quốc rớt giá đủ nhiều thì nhà đầu tư nước này cũng phải bán tài sản đã mua ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam, để rút về cứu "sân nhà". Việt Nam đối với họ, nhiều khi chỉ là điểm đậu thuyền tạm tránh bão.

Và nữa, Việt Nam là một nền kinh tế ngày càng mở sau nhiều hiệp định kinh tế-thương mại đã ký. Những bất ổn từ bên ngoài, "thương chiến" Mỹ-Trung đang căng thẳng hơn hay khó khăn của kinh tế Nhật-Hàn Quốc... tất cả đều có thể đưa nền kinh tế năm tới vào con đường hẹp nhiều bất định.

Điều chính phủ có thể làm là nới lỏng các giới hạn với hoạt động kinh doanh để cho phép doanh nghiệp ứng phó nhanh nhạy với diễn biến thời cuộc nếu có sự suy giảm của thương mại toàn cầu. Sự thiếu điện, trục trặc trong các dự án đầu tư công, việc bán vốn Nhà nước bị trì trệ, thiếu minh bạch trong khu vực quốc doanh, nạn tham nhũng... vẫn là các tác nhân đánh vào tăng trưởng. Vì thế, Chính phủ cần gỡ các nút thắt này càng sớm càng tốt.

Ngược lại, nếu quả thật sau đỉnh cao 2018 là một đỉnh cao mới của tăng trưởng, lạm phát sẽ trở lại khi bong bóng tài sản đủ lớn. Chính phủ cũng cần sẵn sàng có giải pháp "tạt nước lạnh" kịp thời trước những cơn sốt đất, sốt nhà và sốt giá.

(Theo VnExpress)

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.

Sự kiện - 26/03/2025 21:28

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

Sự kiện - 26/03/2025 16:58

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.

Sự kiện - 26/03/2025 15:04

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.

Sự kiện - 26/03/2025 14:20

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp

Sự kiện - 26/03/2025 11:58

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 25/03/2025 14:18

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.

Sự kiện - 25/03/2025 13:42

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sự kiện - 25/03/2025 13:41

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.

Sự kiện - 25/03/2025 12:54

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.

Sự kiện - 25/03/2025 08:57

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 25/03/2025 07:03

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Sự kiện - 24/03/2025 11:04

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.

Sự kiện - 24/03/2025 07:46

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.

Sự kiện - 24/03/2025 07:43

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.

Sự kiện - 24/03/2025 06:18

Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần

Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần

Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.

Sự kiện - 23/03/2025 13:28