Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài 3 - Viễn cảnh đầy thách thức

THANH TRẦN
06:30 27/10/2021

Nhu cầu về năng lượng được dự báo sẽ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả khi các chuỗi cung ứng căng thẳng. Ngoài ra, nguồn cung tái tạo như năng lượng gió và thủy điện đã giảm so với dự báo, sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch hơn nữa.

fossil-fuels-vs-renewable-energy

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã phần nào phản ảnh sự chậm chạp trong quá trình phát triển năng lượng tái tạo.

LTS: Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và các nhà lãnh đạo toàn cầu chuẩn bị tụ họp cho một hội nghị mang tính bước ngoặt về biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng năng lượng bất ngờ ập đến trên toàn thế giới. Điều này đang đe dọa các chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng, khuấy động căng thẳng địa chính trị và đặt ra câu hỏi về việc liệu thế giới đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh hay chưa?

Xem lại: Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài 1 - Điểm bùng phát

Xem lại: Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài 2 - Lan tỏa toàn cầu

***

Cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới đang diễn ra trong bối cảnh nhu cầu tăng vọt và nguồn cung hạn chế, qua đó khiến thị trường dầu khí rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có. Giá dầu đã tăng hơn 60% trong năm nay, với dầu thô WTI đạt mức cao nhất trong bảy năm.

Ở những nơi khác, tình hình còn khắc nghiệt hơn. Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên đang ở mức cao kỷ lục, với giá bán buôn trên thị trường giao ngay tăng gấp ba lần trong năm nay. Tại Trung Quốc, giá than nhiệt giao sau cũng ở mức cao nhất mọi thời đại và cũng đã tăng gấp ba lần trong năm nay.

Khi giá năng lượng tiếp tục tăng vọt, Francisco Blanch, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa và Phái sinh Toàn cầu của ngân hàng Bank of America, đã đưa ra bốn kịch bản khả thi có thể diễn ra từ nay đến đầu năm 2022. Các kịch bản đều hứa hẹn giá sẽ hạ nhiệt, nhưng một số trường hợp còn nghiêm trọng hơn những kịch bản khác.

Trong kịch bản đầu tiên, giá năng lượng tăng đột biến sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. Ông Francisco đã ví cuộc khủng hoảng năng lượng ngày nay giống như sự gia tăng giá dầu từ năm 2007 đến năm 2008.

Vào đầu năm 2007, giá dầu Brent chỉ ở mức 50 USD/thùng, sau đó tăng gần gấp đôi lên 95,98 USD/thùng vào cuối năm. Và đến tháng 7/2008, giá tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là gần 150 USD/một thùng, trước khi lao dốc một cách thảm hại khi cuộc Đại suy thoái nổ ra.

Nếu một đợt tăng đột biến tương tự về dầu lại xảy ra, ông Francisco cho biết các công ty công nghiệp lớn có thể sẽ giảm mạnh hoạt động sản xuất hoặc đóng cửa hoàn toàn, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế.

Trên thực tế, giá năng lượng tăng cao đã buộc một số doanh nghiệp, đặc biệt là ở châu Âu và châu Á, phải tạm dừng sản xuất.

Thứ hai, ông Francisco cho biết việc tăng giá của bất kỳ hàng hóa nào sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất phải gia tăng sản lượng hoặc tìm kiếm các lựa chọn thay thế hợp lý hơn.

Hiện tại, các công ty đá phiến của Mỹ đã và đang lên các kế hoạch tăng cường đầu tư vào hoạt động sản xuất trong nước trong năm sau. Nhưng dường như họ vẫn chưa sẵn sàng cho việc gia tăng sản lượng khi hoạt động đầu tư vẫn đang bị kìm hãm theo hướng có lợi hơn cho lợi nhuận của các cổ đông.

Trong khi đó, khi giá khí đốt tự nhiên và giá than tăng cao, một số công ty đang chuyển sang sử dụng dầu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu toàn thế giới tăng thêm khoảng 500.000 thùng /ngày.

Thứ ba, một mùa Đông ấm áp sẽ tạm thời "xoa dịu" tình hình. Giá năng lượng toàn cầu đang tăng trước mùa đông khi nhu cầu về khí đốt tự nhiên và than đá để sưởi ấm cho các hộ gia đình tăng đột biến. Người mua trên toàn cầu đang cạnh tranh vì nguồn cung hạn chế trong khi giá năng lượng vẫn ở mức cao. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 13/10 đã cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho chi phí sưởi ấm tăng vọt trong mùa Đông tới.

Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu mùa Đông năm nay lại ấm hơn dự đoán? Nhu cầu sẽ tự nhiên giảm xuống, và vấn đề, theo ông Francisco, sẽ tự giải quyết trong giây lát 'một cách tình cờ'.

Cuối cùng, ông Francisco dự đoán có khả năng các ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất, và cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng, từ đó 'hạ nhiệt' tốc độ tăng trưởng nói chung và cả hoạt động tiêu thụ năng lượng.

Nhiều quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi tín hiệu rằng ngân hàng này sẽ cắt giảm chương trình mua tài sản trong năm nay và bắt đầu nâng lãi suất vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiếp tục phục hồi và lạm phát vẫn không ngừng tăng lên.

"Hãy nhớ rằng, bạn có thể in USD, bạn có thể in euro, và bạn có thể in peso của Philippines. Nhưng bạn không thể in hàng hóa", ông nói.

Chờ đợi vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh?

Nang_luong_tai_tao_Uc2

Năng lượng tái tạo đã không được chứng minh là có đủ khả năng mở rộng để giải quyết vấn đề. Ảnh: Reuters.

Theo Forbes, vấn đề là năng lượng tái tạo đã không được chứng minh là có đủ khả năng mở rộng để giải quyết vấn đề này. Vào tháng 7, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) chỉ cung cấp dưới 10% tổng sản lượng điện (khí đốt là 42%).

Đức hiện đang hối tiếc về việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của họ trong thập kỷ qua, trong khi Hà Lan đang lưỡng lự việc đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu tại Groningen. Ngoài ra, hoạt động khoan khí đốt ở Biển Bắc đã chậm lại và việc khai thác khí trên bờ đã bị cấm ở Anh.

Nhà kinh tế học Ed Yardeni đã tóm tắt trong một ghi chú nghiên cứu tuần này: "Năng lượng tái tạo chưa sẵn sàng cho thời điểm quan trọng. Vì vậy, thay vì một quá trình chuyển đổi suôn sẻ, việc vội vàng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch đang khiến giá của chúng tăng cao và làm gián đoạn nguồn cung năng lượng tổng thể".

Trong khi đó, theo WSJ, tình hình đã cho thấy sự mong manh của nguồn cung toàn cầu khi các quốc gia đang chuyển hướng từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch hơn, một sự thay đổi mà nhiều nhà đầu tư và chính phủ đang cố gắng đẩy nhanh trong bối cảnh lo ngại về biến đổi khí hậu.

Các nhà điều hành năng lượng và nhà phân tích cho rằng các con số chuyển đổi sẽ còn nhiều thách thức trong nhiều năm tới, do một thực tế rõ ràng: Trong khi đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đang giảm, nhiên liệu hóa thạch chiếm phần lớn năng lượng và chi tiêu cho năng lượng xanh không tăng đủ nhanh để lấp đầy khoảng cách.

Nhu cầu về năng lượng được dự báo sẽ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả khi các chuỗi cung ứng căng thẳng. Trong một số trường hợp, nguồn cung cấp tài nguyên tái tạo như năng lượng gió và thủy điện đã giảm so với dự báo, tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch.

IEA trong tháng này dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt khoảng 99,6 triệu thùng / ngày trong năm tới, gần mức trước đại dịch. Cơ quan này cũng dự báo nhu cầu than sẽ vượt quá mức 2019 trong năm nay và sẽ tăng phần nào cho đến năm 2025, mặc dù việc giá than giảm nhanh như thế nào từ đó sẽ phụ thuộc vào các hành động của chính phủ trong việc loại bỏ dần nhiên liệu.

Giám đốc điều hành Darren Woods của Exxon Mobil Corp cho biết: "Nếu chúng ta không cân bằng cầu và chỉ giải quyết nguồn cung, thì điều đó sẽ dẫn đến sự biến động bổ sung".

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của thế giới vẫn đang tăng, nhưng phải vật lộn để bắt kịp với mức tiêu thụ tăng vọt từ các quốc gia đang phục hồi sau đại dịch.

Theo Rystad Energy, chi tiêu cho hoạt động thăm dò dầu khí trên toàn cầu, không bao gồm đá phiến, đạt trung bình khoảng 100 tỷ USD mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2015, nhưng đã giảm xuống mức trung bình khoảng 50 tỷ USD trong những năm tiếp theo sau khi giá dầu giảm.

Tổng đầu tư vào dầu khí toàn cầu trong năm nay sẽ giảm khoảng 26% so với mức trước đại dịch xuống còn 356 tỷ USD, IEA cho biết. Theo cơ quan này, đó là mức sẽ cần duy trì trong thập kỷ tới, trước khi suy giảm hơn nữa, để đáp ứng các mục tiêu của thỏa thuận Paris.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu, cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, các khoản đầu tư vào năng lượng sạch sẽ cần tăng từ khoảng 1,1 nghìn tỷ USD trong năm nay lên 3,4 nghìn tỷ USD một năm cho đến năm 2030.

Báo cáo của IEA cho biết: "Thế giới không đầu tư đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai và sự không chắc chắn về chính sách và quỹ đạo nhu cầu tạo ra nguy cơ lớn về một giai đoạn biến động sắp tới đối với thị trường năng lượng".

Họ nói thêm rằng việc tăng cường năng lượng tái tạo sẽ đòi hỏi chi tiêu tăng cường đáng kể trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như khai thác mỏ, để sản xuất và tinh chế các nguyên liệu thô cần thiết cho tuabin gió, tấm pin năng lượng mặt trời và lưu trữ pin quy mô lớn.

Sắp tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tập hợp cho một hội nghị lớn về biến đổi khí hậu ở Glasgow trong hai tuần nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn để giảm phát thải khí nhà kính.

Nhưng họ vẫn đang vật lộn với những câu hỏi cốt lõi đã làm phức tạp các cuộc đàm phán trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả việc liệu các nước giàu hơn có tài trợ để giúp các nước nghèo hơn tạo ra sự thay đổi hay không.

Các vấn đề về chuỗi cung ứng cũng hạn chế việc thế giới có thể tăng cường năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhanh như thế nào.

Hầu hết các tấm năng lượng mặt trời hiện được sản xuất bằng năng lượng từ các nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc, nơi cung cấp hơn 3/4 lượng polysilicon trên thế giới. Một số chính phủ và công ty phương Tây đang cố gắng chuyển sản xuất năng lượng mặt trời khỏi than đá, nhưng điều đó có nguy cơ làm tăng chi phí năng lượng mặt trời.

Ngoài việc xanh hóa lưới điện, nhiều quốc gia đang thúc đẩy các chính sách nhằm đẩy nhanh sự chuyển dịch sang các loại xe điện. Theo IEA, điều đó sẽ giảm lượng dầu được sử dụng trong giao thông vận tải, hiện chiếm khoảng 60% nhu cầu dầu.

Dù vậy, Aramco, trong tháng này cho biết họ có kế hoạch tăng công suất sản xuất dầu từ 12 triệu lên 13 triệu thùng/ngày vào năm 2027. Đối thủ Abu Dhabi National Oil, nhà sản xuất dầu chính ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cho biết họ sẽ chi 122 tỷ USD một phần để nâng công suất sản xuất dầu của mình lên 5 triệu thùng/ngày vào cuối thập kỷ, từ khoảng 4 triệu thùng/ngày hiện nay.

Nhìn chung, OPEC ước tính thế giới dự kiến sẽ cần 11,8 nghìn tỷ USD đầu tư vào dầu khí cho đến năm 2045 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trong một báo cáo được công bố vào tháng trước, họ dự đoán dầu của các nước thành viên sẽ chiếm 39% tổng tiêu thụ dầu thô toàn cầu vào năm 2045, tăng từ khoảng 33% hiện nay.

"Chúng ta đang chứng kiến những căng thẳng và xung đột liên quan đến khả năng chi trả năng lượng, an ninh năng lượng và giảm lượng khí thải", Mohammed Barkindo, Tổng thư ký OPEC, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

Các nhà phân tích tại Bernstein Research lưu ý trong tuần này, "Thật khó để thấy điều gì sẽ ngăn đà tăng không thể tránh khỏi của giá dầu lên hơn 100 USD/thùng ngoài sự sụt giảm nhu cầu đột ngột, một viễn cảnh sẽ khó có thể xảy ra trong bối cảnh hiện tại".

(Còn nữa)

Đón đọc: Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài cuối - Đi tìm giải pháp

  • Cùng chuyên mục
Walmart và các công ty khác của Mỹ quan ngại về thuế quan của ông Trump

Walmart và các công ty khác của Mỹ quan ngại về thuế quan của ông Trump

Nhiều công ty và tập đoàn lớn của Mỹ đã quan ngại về vấn đề thuế quan tại các sự kiện gần đây của các nhà đầu tư sau khi ông Donald Trump vượt qua Phó Tổng thống đương nhiệm Kamala Harris, theo Reuters.

Thị trường - 20/11/2024 06:52

Giá Bitcoin tăng lên mức kỷ lục mới trước căng thẳng Ukraine-Nga

Giá Bitcoin tăng lên mức kỷ lục mới trước căng thẳng Ukraine-Nga

Giá Bitcoin đã tăng cao hơn vào hôm thứ Ba, có thời điểm lần đầu tiên vượt qua mức 94.000 USD, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Ukraine và Nga, theo CNBC.

Thị trường - 20/11/2024 06:09

PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh năm 2024

PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh năm 2024

PV GAS TRADING trong năm 2024 tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.

Doanh nghiệp - 19/11/2024 16:39

Hành trình sở hữu xe ô tô không còn là điều xa xỉ

Hành trình sở hữu xe ô tô không còn là điều xa xỉ

Trong nhịp sống hiện đại, việc sở hữu xe ô tô đã trở thành điều quan trọng trong cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Doanh nghiệp - 19/11/2024 14:54

PVcomBank hợp tác với Trung tâm RAR triển khai dịch vụ eKYC qua VNeID

PVcomBank hợp tác với Trung tâm RAR triển khai dịch vụ eKYC qua VNeID

Vừa qua, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) thuộc Bộ Công an và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thành công hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.

Doanh nghiệp - 19/11/2024 14:53

EVNHANOI đẩy mạnh số hóa trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng

EVNHANOI đẩy mạnh số hóa trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng

Việc áp dụng những thành tựu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo nên những đột phá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVNHANOI, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng, bảo đảm sự công khai, minh bạch.

Doanh nghiệp - 19/11/2024 14:53

Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”, mang 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính trao tận tay 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện miền núi của Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My.

Thị trường - 19/11/2024 14:52

F88 được gì khi triển khai xác thực khách hàng số?

F88 được gì khi triển khai xác thực khách hàng số?

Việc phối hợp với cơ quan chức năng triển khai xác thực khách hàng số vừa giúp F88 rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay, vừa cho thấy mức độ tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp - 19/11/2024 14:50

Giá vàng tăng vọt do đồng đô la yếu đi

Giá vàng tăng vọt do đồng đô la yếu đi

Giá vàng thế giới tăng vọt vào hôm thứ Hai sau sáu ngày giảm khi đồng đô la Mỹ yếu đi và sự bất ổn ngày càng tăng về cuộc xung đột Nga-Ukraine khơi dậy nhu cầu trú ẩn an toàn, theo Reuters.

Thị trường - 19/11/2024 09:24

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội hơn 15 tỷ USD tăng 12,3%

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội hơn 15 tỷ USD tăng 12,3%

10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 15,467 tỷ USD, tăng 12,3% so với 2023.

Thị trường - 19/11/2024 08:55

Nhiều doanh nghiệp công bố thưởng Tết sớm

Nhiều doanh nghiệp công bố thưởng Tết sớm

Dù mới cuối tháng 11, song nhiều doanh nghiệp đã công bố thưởng Tết. Mức thưởng Tết năm nay được dự báo sẽ không thấp hơn năm ngoái.

Thị trường - 19/11/2024 07:22

Tiêu chuẩn sống bền vững tại căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky

Tiêu chuẩn sống bền vững tại căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky

Tọa lạc tại vị trí vàng nơi vùng xanh sôi động Nam Sài Gòn, Essensia Sky hướng đến một cuộc sống bền vững cho cư dân với những tiêu chuẩn mới trong xây dựng và không gian sống và tiện ích phục vụ cuộc sống

Doanh nghiệp - 19/11/2024 07:00

Những gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu lùi bước trên con đường năng lượng tái tạo

Những gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu lùi bước trên con đường năng lượng tái tạo

Gần 5 năm trước, BP đã bắt tay vào một nỗ lực đầy tham vọng nhằm chuyển mình từ một công ty dầu mỏ thành một doanh nghiệp tập trung vào năng lượng phát thải carbon thấp, Reuters viết.

Thị trường - 19/11/2024 06:42

Giải thưởng khu căn hộ ven biển xuất sắc nhất 2024 vinh danh một dự án tại Phú Quốc

Giải thưởng khu căn hộ ven biển xuất sắc nhất 2024 vinh danh một dự án tại Phú Quốc

Meypearl Harmony Phú Quốc đã xuất sắc được vinh danh là "Dự án phát triển khu căn hộ ven biển xuất sắc nhất" tại PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024.

Thị trường - 18/11/2024 17:13

EVNHANOI khuyến cáo người dân không dán quảng cáo trên trụ điện

EVNHANOI khuyến cáo người dân không dán quảng cáo trên trụ điện

Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo các hộ kinh doanh lựa hình thức quảng cáo phù hợp, không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi dán quảng cáo, rao vặt.

Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:29

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất tại VLCA 2024

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất tại VLCA 2024

Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap)...

Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:29