Khu tái định cư gần 4.000 căn hộ bỏ hoang giữa lòng Thủ Thiêm

Nhàđầutư
Dự án khu tái định cư Bình Khánh (quận 2, TP.HCM) cơ bản hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, sau 4 năm, 3.790 căn hộ tại nơi đây vẫn bị bỏ hoang, vì không có người dân đến ở, TP.HCM đã nhiều lần tổ chức bán đấu giá nhưng điều ‘ế ẩm’.
KỲ PHONG
04, Tháng 10, 2019 | 06:38

Nhàđầutư
Dự án khu tái định cư Bình Khánh (quận 2, TP.HCM) cơ bản hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, sau 4 năm, 3.790 căn hộ tại nơi đây vẫn bị bỏ hoang, vì không có người dân đến ở, TP.HCM đã nhiều lần tổ chức bán đấu giá nhưng điều ‘ế ẩm’.

ab-1567032201364681249975

Dự án khu tái định cư Bình Khánh nằm tại đường Mai Chí Thọ, phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM được xây dựng từ năm 2013 và cơ bản hoàn thành vào năm 2015.

Dự án khu tái định cư (TĐC) Bình Khánh được xây dựng từ năm 2013, có diện tích 38,4 ha, do liên danh CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt và CTCP Sản xuất Thương mại Thành Thành Công làm chủ đầu tư.

Dự án thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ TĐC Khu đô thị mới Thủ Thiêm (là khu TĐC lớn nhất TP.HCM), được đầu tư để TĐC tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của khu đô thị này, gồm 3 khu: khu 30,2 ha Bình Khánh có 4.216 căn hộ, khu 38,4 ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ, khu 17,3 ha An Phú - Bình Khánh có 1.844 căn.

Đây là dự án TĐC được UBND TP.HCM yêu cầu phải trở thành dự án kiểu mẫu, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về một nơi ở mới khang trang, hiện đại cho người dân, để từ đó nhân rộng cho các dự án TĐC tiếp theo và gây dựng lòng tin cũng như sự an tâm cho người dân khi tiếp nhận tổ ấm mới.

IMG_5144
IMG_5133

Do không có cư dân đến sinh sống nên khu tái định cư này đã bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, khiến cỏ dại mọc um tùm lan vào các căn hộ.

Tuy nhiên, khu TĐC với 3.790 căn hộ, mà hiện chỉ lác đác vài chung cư có cư dân sinh sống (đây là những cư dân được đón đến ở đầu tiên từ năm 2015 khi dự án mới cơ bản hoàn thành), còn lại thì vẫn bị bỏ hoang hơn 4 năm qua, khiến công trình đang dần bị xuống cấp trầm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì phần lớn người dân thuộc diện đền bù không đủ tiền mua, nên họ nhận tiền thay vì nhận nhà. Số khác do chờ đợi quá lâu không có nhà ở phải đi mua chỗ khác, bán lại suất nhà của mình cho người khác. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như do nơi ở không phù hợp với công việc, công trình với thời gian dài bỏ hoang đã xuống cấp...

Để tìm cách khắc phục, TP.HCM đã nhiều lần tổ chức bán đấu giá 3.790 căn hộ nói trên để tìm chủ nhân mới cho dự án này. Cụ thể, vào năm 2017, TP đã tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm là 8.800 tỷ đồng; năm 2018 đấu giá lần thứ 2 và mức giá khởi điểm là 9.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả hai lần đều thất bại vì không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ tham gia đấu giá và lần gần đây nhất vào hồi tháng 8/2019 TP.HCM tiếp tục có động thái tổ chức đấu giá lần thứ 3 với giá khởi điểm lần này được nâng lên mức 9.900 tỷ đồng.

IMG_5188

Một số cơ sở hạ tầng đã bị xuống cấp trầm trọng.

Liên quan đến vấn đề đấu giá 3.790 căn hộ tại Thủ Thiêm, trao đổi với Nhadautu.vn, TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia Kinh tế) cho rằng: “Việc đấu giá cần phải nghiên cứu kỹ càng, xác định được ai là người mua, mua để làm gì? Qua đó, phải đặt mình vào trường hợp là người mua, nếu người mua là nhà đầu tư muốn mua nhà để ở hoặc cho thuê, thì căn hộ đó mua về có thể sử dụng được hay chưa? Nếu chưa sử dụng được thì cần đầu tư thêm những gì?. Bên cạnh đó, ai là đơn vị quản lý chung cư, dự án đó? Nếu cần sửa chửa, nâng cấp thì ai là người đứng ra làm”.

“Việc đấu giá này nếu thành công cũng chỉ là ‘đo ni đóng giày’ cho một số đơn vị doanh nghiệp hay cá nhân nào đó muốn nhảy vào mua, theo kiểu không có người này mua thì sẽ có người khác mua, còn nếu thật sự đấu giá phải nêu rõ được đối tượng mua là ai, ai là người chịu trách nhiệm cũng như trả lời được những câu hỏi đó thỏa đáng thì việc đấu giá mới có thể khả thi”, ông Hiển Nhận định.

IMG_5195

Một số điểm dọc tuyến đường vào trong khu tái định cư còn trở thành nơi buôn bán tập kết ve chai.

Nói về nguyên nhân của những lần đấu giá thất bại, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, nguyên nhân thứ nhất là do những lần đấu giá trước TP đã đưa ra một số tiền thanh toán quá lớn và bất hợp lý, bởi vì khi đấu giá là để cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư vào, mà dự án này không phải là hàng hóa mua để bán liền mà nếu đã đầu tư vào thì cần phải có chi phí sửa chữa, nâng cấp và điều chỉnh phù hợp trước khi bán ra cho khách hàng.

Nguyên nhân thứ hai khiến việc đấu giá thất bại là nếu như đấu giá thành công, mà nhà đầu tư phải xoay sở một số tiền lớn để trả cho ngay cho TP là không thể, bên cạnh đó, nhà đầu tư còn phải đầu tư một số tiền lớn khác để nâng cấp, sửa chửa vì công trình đã xuống cấp, như vậy sẽ vượt quá khả năng tài chính, do đó khiến các nhà đầu tư 'e ngại' không dám đầu tư vào, ông Hiển cho hay.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, trong trường hợp lần thứ 3 này đấu giá không thành công, Sở Xây dựng TP.HCM cần nghiên cứu tham mưu cho lãnh đạo TP phương án để giải quyết số lượng căn hộ nói trên, vì để càng lâu càng xuống cấp. Có thể cho người dân đấu giá từng căn hộ hay tìm kiếm phương án nào đó để tạo quỹ nhà cho cán bộ công chức qua hình thức đấu giá…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ