Hy sinh lợi ích kinh tế hay cố duy trì '3 tại chỗ'?
Nhiều doanh nghiệp phía Nam đang phải căng mình để chịu các chi phí khi duy trì sản xuất '3 tại chỗ', đó là chưa kể đến những rủi ro về nguy cơ bùng phát ổ dịch bất cứ lúc nào.

Những ngày này, anh Nguyễn Hùng Sơn, giám đốc một doanh nghiệp gỗ ở Dĩ An (tỉnh Bình Dương), như “ngồi trên đống lửa”. Trước việc một số nhà máy ở Thị xã Tân Uyên thực hiện “3 tại chỗ” bị COVID-19 lan vào, anh lo cho nhà máy gỗ của mình ở Dĩ An cũng đang "nín thở" sản xuất.
Anh Sơn và vợ phải căng mình cả tháng nay lo duy trì nhà máy, cố thực hiện các đơn hàng đã ký xuất đi EU. Vợ thì lo thuê người nấu nướng, chỗ ăn ở cho công nhân; còn anh Sơn lo sản xuất. Nhà máy 200 công nhân nay giảm xuống một nửa, cửa đóng, then cài. “Nếu dịch lan vào đây, chắc chúng tôi phá sản mất”, anh Sơn lo lắng.
Theo các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Gỗ TP.HCM, Điện tử Việt Nam, hàng trăm doanh nghiệp ở miền Nam cũng đang “ngồi trên đống lửa” khi thực hiện “3 tại chỗ”. Đối phó với dịch bệnh đã khó, nhưng bài toán về chi phí và vận hành lại còn khó hơn.
Trái ngược với tình cảnh ở miền Nam, các doanh nghiệp sản xuất ở miền Bắc gần như phục hồi và duy trì được nhờ “3 tại chỗ”. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang… đều có hàng trăm nghìn công nhân duy trì được việc làm, giá trị sản xuất công nghiệp đang tăng vọt, kinh tế dần phục hồi.

Đã sụt 4 kg sau hơn 1 tháng thực hiện “3 tại chỗ”, ông Phạm Văn Việt, Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jeans (TP. Thủ Đức, TP.HCM) nói rằng: “Cứ qua một ngày, xong một lô hàng thì tôi mới thở phào được, mới ăn ngủ được”.
Việt Thắng Jeans cũng đang “ngồi trên đống lửa” để sản xuất “3 tại chỗ”, cố cho xong một lô hàng xuất sang EU. Ông Việt nói rằng năm 2020, khi EU bị đại dịch nặng nề, các đối tác đã rất hỗ trợ Việt Thắng Jeans ở Việt Nam. Nhưng sang 2021, khi Việt Nam chịu dịch nặng nề, công ty mong muốn hỗ trợ lại đối tác để hoàn thành đơn hàng, cũng là giữ uy tín cho các nhà sản xuất tại Việt Nam.

Vì vậy, Việt Thắng Jeans quyết tâm sản xuất “3 tại chỗ”, nhưng cũng vì chọn cách này mà cái khó bủa vây công ty. Các công nhân được yêu cầu cùng làm việc, cùng ăn, cùng ở ngay tại các phân xưởng. Những khu vực sinh hoạt chung như nhà vệ sinh, phòng ăn, hành lang… được phun cồn 70 độ 3 lần mỗi ngày. Nguyên liệu, hàng hóa nhập đều được hấp, xịt khuẩn kỹ càng. Công ty cố gắng loại bỏ mọi nguy cơ có thể có.
Tuy vậy, trong một lần xét nghiệm tầm soát, 19 công nhân nhà máy dương tính với SARS-CoV-2. Nguồn lây được nghi do một người bán nước gửi hàng vào cho công nhân. TP. Thủ Đức đã phải bố trí 2 trường trung học để công ty này thu dung chữa các F0, F1 và F2. Hiện công ty chỉ giữ lại một phân xưởng nhỏ để sản xuất hết đợt hàng theo hợp đồng, sau đó sẽ đóng cửa.

Lý giải về sự không thành công của “3 tại chỗ”, ông Việt nhắc đến từ “ốc đảo”. Ông nói rằng đợt dịch ở các tỉnh miền Nam quá lớn, khiến lượng người nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng hàng chục nghìn người. Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” như những ốc đảo giữa làn sóng dịch, có thể bị lây nhiễm vào bất cứ lúc nào. Trong khi đó, biến thể delta mới của virus khiến tỷ lệ lây nhiễm cao, lan qua không khí rất dễ dàng.
Bằng chứng là Việt Thắng Jeans đã bị lây nhiễm từ cộng đồng vào nhà máy. Nhiều công ty ở Tiền Giang, Thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương)… cũng đã bị lây nhiễm tương tự. Các địa phương này buộc phải dừng "3 tại chỗ". Trong khi đó, với môi trường làm việc trong nhà máy, việc chỉ cần xuất hiện một ca F0, lập tức hàng trăm người khác sẽ là F1 hoặc F2.
“Nhà máy thực hiện '3 tại chỗ' có thể biến thành ổ dịch siêu lây nhiễm bất cứ lúc nào”, ông Thắng nói.
Ở góc nhìn rộng hơn, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký kiêm Trưởng văn phòng phía Nam của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, cho rằng việc đứt gãy chuỗi cung ứng khiến các doanh nghiệp dù an toàn vẫn khó duy trì sản xuất "3 tại chỗ". Mỗi doanh nghiệp thường nằm trong một chuỗi, phụ trách một công đoạn sản phẩm. Nếu một doanh nghiệp dừng hoạt động, các doanh nghiệp khác trong chuỗi không thể sản xuất. Trong khi hiện tại phần lớn doanh nghiệp phải dừng hoạt động.
Mặc khác, việc vận chuyển hàng hóa từ cảng đến nhà máy, và từ nhà máy xuất đi cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi nhiều địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16. Bà cũng nhắc đến việc ổn định tâm lý cho công nhân trong nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ” là điều không hề đơn giản. Họ có thể trở thành F1 và F2 bất cứ lúc nào, trong khi phải xa gia đình. Điều đó gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, với mật độ nhà máy, xí nghiệp ở khu vực phía Nam, lượng công nhân rất lớn, việc tìm đủ chỗ ở cho công nhân đáp ứng "3 tại chỗ" là thách thức không hề nhỏ, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nói với Zing, một doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết họ chịu áp lực rất lớn từ chi phí xét nghiệm cho công nhân. Tỉnh này yêu cầu doanh nghiệp xét nghiệm 3 ngày/lần cho toàn bộ công nhân. Trong khi doanh nghiệp đã tập trung làm việc “biệt lập” trong 10 ngày nay.
“Nếu xét nghiệm vậy, cứ 3 ngày là thêm hàng trăm triệu đồng, doanh nghiệp không lo được. Chúng tôi đang phải lo 4 bữa ăn cho người lao động (3 chính, 1 phụ) trong khi hàng làm ra đâu có bán được, đâu có xuất khẩu được lúc này”, vị này nói.

Ngay sau khi Bắc Ninh phát hiện một loạt ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng hồi tháng 5, tỉnh này đã nhanh chóng tìm cách bảo vệ dịch không lây lan vào khu công nghiệp. Ông Vương Quốc Tuấn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, nói rằng đây là mấu chốt để duy trì sản xuất, là thời điểm “quyết định” để áp dụng “3 tại chỗ”.
Bắc Ninh thấy rằng nếu công nhân ở trong các khu trọ, hàng ngày đi làm việc ở khu công nghiệp và quay trở lại, thì dịch bệnh rất dễ bùng phát, có thể phải đóng cửa khu công nghiệp.
Cách làm của Bắc Ninh là cô lập dịch bệnh ở 2 đầu, vừa “khóa chặt” nguy cơ trong khu công nghiệp, vừa “khóa chặt” trong khu dân cư để không lây lan vào khu công nghiệp. Bắc Ninh là một trong những địa phương đầu tiên áp dụng “3 cùng” trong nhà máy để duy trì sản xuất - ăn cùng, ở cùng, làm cùng (một số tỉnh khác gọi là “3 tại chỗ”).
Để giúp công nhân ở lại nơi làm việc, tỉnh ra quân hỗ trợ một số doanh nghiệp chuyển đổi công năng sử dụng các công trình trong nội bộ nhà máy. Ví dụ nhà máy nào cũng có khu nhà ăn, khu văn phòng, nhà xưởng, nhà kho… Khu ăn uống sẽ được làm dã chiến bằng lều bạt ở ngoài sân. Nhà ăn trước kia được tận dụng nhường chỗ để làm nơi ở cho công nhân.
Còn tại Vĩnh Phúc và Bắc Giang, các tỉnh này trưng dụng cả trường học, ký túc xá để giúp doanh nghiệp có chỗ ở cho công nhân. Vĩnh Phúc còn vận động các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn mở dịch vụ cung ứng chỗ nghỉ cho chuyên gia với giá không quá 500.000 đồng/đêm. Tỉnh cũng miễn phí xe bus đưa đón công nhân từ ký túc xá đến nơi làm việc và quay lại theo đúng nguyên tắc “một cung đường, 2 điểm đến”.

Về kinh phí xét nghiệm, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Bắc Giang cho phép doanh nghiệp xét nghiệm theo mẫu gộp để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, căn cứ vào kết quả tầm soát sau 7-10 ngày, tỉnh sẽ đưa ra quyết định doanh nghiệp phải xét nghiệm tiếp hay chỉ tầm soát ngẫu nhiên 20% số lao động. “Chúng tôi luôn linh động và bám sát thực tế để giúp doanh nghiệp”, ông Vương Quốc Tuấn nói.
Chủ tịch UBND Vĩnh Phúc Lê Duy Thành nói với Zing về một kinh nghiệm đặc biệt, đó là tỉnh lập hàng chục “trạm xá dã chiến” ngay bên trong nhà máy của các doanh nghiệp lớn như Honda, Toyota, Piaggio... Trạm xá này giúp đỡ doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong sản xuất, sẵn sàng hỗ trợ xét nghiệm, sơ cứu, xử lý tình huống y tế nếu có. Với các nhà máy nhỏ hơn, sẽ lập chung “trạm xá dã chiến” này trong khu công nghiệp.
Vĩnh Phúc cũng căn cứ vào các kết quả tầm soát diện rộng ban đầu để quyết định doanh nghiệp có phải xét nghiệm các lần tiếp theo nữa không, đảm bảo phòng dịch nhưng cũng tiết kiệm chi phí sản xuất.
Kết quả là các tỉnh đều gặt hái được những thành công bước đầu. Bắc Ninh thực hiện “3 tại chỗ” và khống chế được dịch trong 18 ngày. Hơn 235.000 công nhân Bắc Ninh duy trì được việc làm. Vĩnh Phúc giúp 100% doanh nghiệp sản xuất an toàn trước dịch, đưa kinh tế 6 tháng đầu năm tăng tới 14,21%, cao nhất đồng bằng sông Hồng. Sản xuất cũng Bắc Giang phục hồi mạnh mẽ, 75% công nhân đã có thể trở lại nhà máy.
“Sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của chính quyền là điều mấu chốt. Họ cũng sát sao từng việc, linh hoạt các quyết định, tính đến sự hài hòa lợi ích với doanh nghiệp và việc chống dịch”, PGS TS Hoàng Văn Cường, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, bình luận.

Khi được hỏi có nên duy trì “3 tại chỗ” ở các tỉnh miền Nam, ông Phạm Văn Việt nói rằng: “Chính phủ nên chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để chống dịch ở những nơi cấp bách. Nếu cứ tiếp tục '3 tại chỗ' doanh nghiệp sẽ rất khó khăn”.
Công ty Việt Thắng Jeans thu lợi chính từ gia công hàng dệt may xuất khẩu. Lợi nhuận trong chuỗi thu về chỉ khoảng 8% giá trị sản phẩm. Ông Việt nhấn mạnh chi phí để duy trì sản xuất mùa dịch đã vượt nhiều lần 8%, chưa kể nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần của công nhân.
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), việc áp dụng phương châm “3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 địa điểm” đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Cơ quan này cho biết các doanh nghiệp phía Bắc áp dụng “3 tại chỗ” cũng đã bắt đầu gặp vấn đề, nhất là nếu duy trì lâu có thể gây hệ lụy về mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu.
Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp phía Nam có số lượng lao động từ các địa phương khác rất lớn, do đó không đủ điều kiện áp dụng phương châm nêu trên và buộc phải đóng cửa tạm thời và chưa có lộ trình để các doanh nghiệp mở cửa lại.

Do đó, đối với các doanh nghiệp phía Nam, Cục Công nghiệp cho rằng chỉ nên yêu cầu thực hiện phương châm “1 cung đường, 2 địa điểm”, không nên yêu cầu áp dụng phương châm “3 tại chỗ”.
Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xác nhận cung đường và địa điểm cho người lao động và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra việc lây lan dịch bệnh. Đồng thời, cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự kiến phục hồi sản xuất để các doanh nghiệp có kế hoạch về nhân sự, lao động, tài chính để hoạt động trở lại sau dịch bệnh.
Trong khi đó, lãnh đạo một doanh nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng để duy trì “3 tại chỗ” thì rất cần sự vào cuộc và quyết liệt hỗ trợ của chính quyền địa phương. Chính quyền không thể bắt doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm, bởi không doanh nghiệp nào muốn mình phải dừng sản xuất hay công nhân nhiễm bệnh.
Vị này cho rằng ở đâu cũng cần có một kênh tiếp nhận phản hồi của doanh nghiệp trong lúc cấp bách tới chính quyền. Tránh tình trạng chính quyền áp dụng các biện pháp bất hợp lý, mà doanh nghiệp không thể phản hồi, phản biện.
“Rất mong lúc khó khăn này, chính quyền địa phương chung tay với doanh nghiệp, tính toán cẩn trọng trong từng giải pháp đưa ra”, vị này nói.
GS Trần Ngọc Anh (Đại học Indiana, Mỹ) cho rằng nếu chính quyền địa phương chỉ yêu cầu “3 tại chỗ và 1 cung đường, 2 điểm đến” mà không có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện, thì một chủ trương đúng, có thể trở thành sai lầm do thực thi kém.
Ông cho rằng không chỉ ban hành mệnh lệnh, rất cần các cán bộ trong bộ máy xắn tay “3 cùng” với doanh nghiệp, người lao động, người dân, như “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” ở nhà máy “3 tại chỗ”; là “3 cùng” ở trung tâm cách ly tập trung, ở bệnh viện dã chiến, là “3 cùng” ở khu sinh sống của người lao động thuộc nhóm 1/3 dân số không có tiết kiệm hay dự trữ để tồn tại trong phong tỏa.
“Ba cùng để có thể cùng tìm giải pháp, cùng thực hiện, cùng chia sẻ với người dân, doanh nghiệp”, ông nhấn mạnh.

(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất
Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.
Thị trường - 07/05/2025 15:52
Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và nhà đàm phán thương mại chính Jamieson Greer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.
Thị trường - 07/05/2025 14:55
Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump
Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành đã dừng các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu vào ngày 2 tháng 4.
Thị trường - 07/05/2025 06:58
Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại
Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ sẽ gặp một phái đoàn cấp cao của Trung Quốc vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán lớn đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Tổng thống Donald Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại bằng mức thuế nhập khẩu cứng rắn.
Thị trường - 07/05/2025 06:30
Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm thị trường mới ngoài Hoa Kỳ
Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn nhiều thập kỷ quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai nước láng giềng Bắc Mỹ và thúc đẩy nhiều công ty sản xuất của Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thị trường - 06/05/2025 18:21
Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ
Một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong ngành sản xuất toàn cầu khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sang Hoa Kỳ.
Thị trường - 06/05/2025 17:47
Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40
VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40
Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'
Mới đây, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức chuyến đi "Mùa nắng Pác Miầu" thăm các em học sinh tại các điểm trường mầm non đang được bảo trợ bữa ăn bán trú của dự án "Cùng em khôn lớn" tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 10:42
Ford Motor cảnh báo thiệt hại 1,5 tỷ USD vì thuế quan Trump
Ford Motor đã dừng công bố hướng dẫn hàng năm do sự không chắc chắn xung quanh thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và cho biết các khoản thuế sẽ khiến công ty mất khoảng 1,5 tỷ USD thu nhập.
Thị trường - 06/05/2025 09:18
Các nhà chiến lược vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc
Khi các thị trường tài chính đặt hy vọng vào việc hạ nhiệt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, một số chuyên gia cảnh báo rằng tiến triển có ý nghĩa trong việc đạt được thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn khá xa vời.
Thị trường - 06/05/2025 08:58
Vinamilk hòa cùng niềm vui của ngày hội Thống nhất Non sông
Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:13
Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hành động vì cộng đồng và triết lý phát triển bền vững
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã đóng góp 720 triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để xây dựng 8 căn nhà kiên cố cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ là một hoạt động thiện nguyện, sự đóng góp này còn thể hiện rõ nét triết lý phát triển Bất động sản "Vị Nhân Sinh" mà Văn Phú – Invest theo đuổi.
Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:12
Ưu đãi đặc quyền chào đón cao điểm nghỉ hè 2025 tại Ruby Tree Golf Villas
Quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas (Đồ Sơn, Hải Phòng) công bố chương trình ưu đãi đặc quyền cho du khách đặt phòng đến hết tháng 5/2025.
Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:11
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập, khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam
Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam. Nhân dịp này, Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư lên gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai. Đây không chỉ là một trong những nhà máy chế biến cà phê hiện đại nhất của tập đoàn Nestlé, mà còn là nơi tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:08
Ngành sản xuất Việt Nam bi quan về thuế quan Trump
Chính sách thuế quan mới của Mỹ đã khiến ngành sản xuất của Việt Nam suy giảm trở lại trong tháng 4 sau khi đã chỉ báo tăng trưởng lần đầu trong bốn tháng trong tháng 3.
Thị trường - 05/05/2025 12:04
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago