Hơn 16.000 cơ hội việc làm mới cho người Quảng Nam từ vùng dịch trở về

Nhàđầutư
Hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp ở Quảng Nam muốn tuyển dụng lao động với hơn 16.000 cơ hội việc làm. Do vậy, theo một lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, người lao động từ các địa phương về Quảng Nam do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 sẽ không lo thiếu việc.
THÀNH VÂN
19, Tháng 10, 2021 | 06:39

Nhàđầutư
Hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp ở Quảng Nam muốn tuyển dụng lao động với hơn 16.000 cơ hội việc làm. Do vậy, theo một lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, người lao động từ các địa phương về Quảng Nam do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 sẽ không lo thiếu việc.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đón gần 7.000 người từ các vùng dịch trở về địa phương bằng các phương tiện ô tô, máy bay. Những công dân được đón về đều phải thực hiện phòng chống dịch và cách ly theo quy định. Đa số người dân đều mong muốn kiếm một công việc ổn định ở quê. 

Giữa tháng 7/2021, sau khi nhận được thông tin từ Hội đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM đón người dân về quê, anh Nguyễn Hữu Kỳ (SN 1985, TP. Tam Kỳ) đã đăng ký và được về cùng với gần 600 người khác đang sinh sống tại TP. HCM.

Anh Kỳ cho biết, sau khi cách ly tập trung 14 ngày tại Trung tâm dạy nghề TP. Tam Kỳ, được Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh Quảng Nam hướng dẫn xin việc nếu mong muốn gắn bó với quê hương.

“Ngay khi được giới thiệu, tôi đã đăng ký ngay để hy vọng có việc làm ổn định. Kết thúc cách ly tập trung và 14 ngày cách ly tại nhà thì được giới thiệu đến một công ty sửa chữa máy tính trên địa bàn TP. Tam Kỳ đến học nghề. Ở đây, tôi được hỗ trợ một tháng 3 triệu đồng, được chủ cửa hàng bao ăn cơm trưa, đặc biệt là được đào tạo nghề ”, anh Kỳ chia sẻ.

Trong khi đó, anh Trần Văn Toàn (SN 1996, ở TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) được về quê vào tháng 7 vừa qua cũng đang mong muốn kiếm cho mình 1 công việc ổn định. Tuy nhiên, sau thời gian cách ly anh Toàn vẫn chưa tìm đúng công việc phù hợp với những gì mình đang làm ở TP.HCM.

"Hơn 7 năm lập nghiệp ở miền Nam, đợt dịch vừa qua đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều về việc có nên tiếp tục trở lại TP.HCM hay không? Trước mắt, tôi tìm công việc ở quê để làm, kiếm thêm thu nhập", anh Toàn nói.  

cong-nhan-quang-nam

Hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp ở Quảng Nam muốn tuyển dụng lao động với hơn 16.000 cơ hội việc làm. Ảnh NĐT

Theo tìm hiểu của phóng viên Nhadautu.vn, hiện có nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang thông báo tuyển lao động với số lượng lớn nhằm mở rộng sản xuất. Hầu hết các công ty đều ưu tiên lao động địa phương làm việc ổn định với mức lương thoả thuận. Cụ thể như: Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng 300 lao động; Công ty TNHH Fashion Garments tuyển khoảng 500 lao động; Công ty TNHH CCI Việt Nam tuyển dụng khoảng 100 lao động…

Ông Võ Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện có gần 1.200 người trong số 8 huyện từ TP.HCM và TP. Đà Nẵng về có mong muốn xin việc tại địa phương.

“Nhiều địa phương như huyện Nông Sơn, Núi Thành, TP. Tam Kỳ đều đã kết nối trên 50% người lao động với doanh nghiệp. Những người này đa số đi làm ăn xa, có kinh nghiệm, có tay nghề cao nên các doanh nghiệp rất muốn nhận vào”, ông Dũng thông tin.

Cũng theo ông Dũng, hiện trên sàn giao dịch việc làm online có đến 16.000 việc làm với nhiều ngành nghề khác nhau, nên cơ hội dành cho người lao động rất lớn. Trung tâm mở các phiên giao dịch, tư vấn giới thiệu việc làm liên tục để hỗ trợ người dân.

“Hiện nay, khó khăn nhất trong việc tuyển dụng lao động là một số doanh nghiệp muốn người lao động phải tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 mới nhận vào làm nên phải cần phải có thời gian. Bên cạnh đó, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và quan trọng người dân vẫn mong muốn quay lại TP.HCM và TP. Đà Nẵng để làm việc khi dịch được kiểm soát”, ông Dũng cho hay.

Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) tỉnh Quảng Nam Nguyễn Quí Quý cho biết, trên cơ sở nhu cầu của người lao động trở về Quảng Nam từ vùng dịch và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đơn vị tham mưu UBND tỉnh các phương án hỗ trợ lao động. Trong đó thông qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sàn giao dịch việc làm tại các địa phương để đào tạo nghề, kết nối cung cầu lao động, giúp bà con tìm kiếm việc làm ổn định. Cùng với đó, thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, Sở cũng hướng dẫn hỗ trợ bà con đủ điều kiện theo quy định được vay vốn tự tạo việc làm trên mảnh đất quê hương của mình.

“Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp với hơn 16.000 cơ hội việc làm, do đó, người lao động từ các tỉnh về Quảng Nam do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 sẽ không lo thiếu việc”, ông Quý nói.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã ký ban hành công văn về việc chuẩn bị một số công việc phòng, chống dịch COVID-19 và đón công dân Quảng Nam trở về. Trong đó, có yêu cầu ngành chức năng tạo điều kiện để người dân có công ăn việc là, sau khi hoàn thành cách ly.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, Ban điều hành khởi nghiệp tỉnh Quảng Nam và UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét tạo điều kiện cho bà con học nghề, tham gia làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP hoặc chuyển đổi sang nghề nghiệp khác phù hợp với sức khỏe, tuổi tác… để giúp người dân sớm có việc làm, ổn định đời sống.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm vẫn được các cấp, ngành quan tâm thường xuyên.

Tính đến quý 3/2021, toàn tỉnh có trên 874 nghìn người có việc làm, trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có trên 323 nghìn người, chiếm 37%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 32,9% và khu vực dịch vụ chiếm 30,1%. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ