Hoa Kỳ và các đồng minh quyết định mở kho dự trữ trong bối cảnh giá dầu tăng cao

Giá dầu ngày càng tăng cao trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung gây ra bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Mỹ và các đồng minh quyết định mở kho dự trữ chiến lược nhằm hạ giá dầu thô. Trong đó, một số dầu trong kế hoạch giải phóng kho dự trữ sẽ được cung cấp bởi Hoa Kỳ.
AN LE
02, Tháng 03, 2022 | 14:16

Giá dầu ngày càng tăng cao trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung gây ra bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Mỹ và các đồng minh quyết định mở kho dự trữ chiến lược nhằm hạ giá dầu thô. Trong đó, một số dầu trong kế hoạch giải phóng kho dự trữ sẽ được cung cấp bởi Hoa Kỳ.

0

Giá dầu Brent sáng 2/3 tiếp tục vượt ngưỡng 107 USD/thùng, bất chấp tin tức các quốc gia quyết định mở kho dự trữ. Ảnh: Reuters

Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Ba (1/3) đã đồng ý xuất ra 60 triệu thùng dầu dự trữ để bù đắp cho sự gián đoạn nguồn cung sau chiến sự giữa Nga và Ukraine.

Ngành thương mại dầu mỏ của Nga đang bị xáo trộn sau khi nhiều quốc gia áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, công ty và ngân hàng của nước này. Tuy thương mại dầu mỏ đã được miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt nhưng các thương nhân vẫn đang vô cùng hạn chế giao dịch dầu với Nga để tránh việc vô tình vi phạm các lệnh trừng phạt.

Tin tức về việc xả kho dự trữ của IEA đã không thể ngăn chặn đà tăng của giá dầu thô giao sau, bởi lẽ việc định giá này dựa trên sự gián đoạn ngày càng gia tăng đối với nguồn cung.

Chốt phiên giao dịch ngày 1/3, giá dầu Brent tăng 7 USD/thùng và đóng cửa ở mức 104,97 USD, cao nhất kể từ năm 2014. Tuy nhiên, con số này đã không chững lại mà tiếp tục leo lên 107,6 USD/thùng sáng ngày 2/3.

Sau cuộc họp bất thường giữa các bộ trưởng của 31 nước thành viên trong IEA, những người đại diện cho các quốc gia công nghiệp hóa, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết một nửa số dầu trong kế hoạch giải phóng kho dự trữ sẽ được cung cấp bởi Hoa Kỳ.

"Chúng tôi sẵn sàng sử dụng mọi công cụ sẵn có để hạn chế sự gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu gây ra bởi hành động của Tổng thống Putin", Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong tuyên bố sau cuộc họp IEA.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết tình hình hiện nay trên thị trường năng lượng là "rất nghiêm trọng và đòi hỏi sự quan tâm đầy đủ của chúng ta".

"An ninh năng lượng toàn cầu đang bị đe dọa, khiến nền kinh tế thế giới có nguy cơ rủi ro trong giai đoạn mong manh của sự phục hồi hậu đại dịch", ông Birol nói thêm và cho biết các quốc gia thành viên sẽ xem xét việc khai thác thêm nguồn dự trữ nếu cần.

Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết lượng dầu chính xác mà các nước thành viên cần cung cấp sẽ được xác định trong những ngày tới, trong khi một số thành viên IEA còn đồng ý cung cấp các sản phẩm hóa dầu cho Ukraine.

Việc gián đoạn xuất khẩu từ Nga liên tục kéo dài có thể khiến giá cả leo thang. Bởi Nga là một trong những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, với lượng dầu thô xuất khẩu khoảng 4-5 triệu thùng/ngày, và lượng nhiên liệu xuất khẩu khoảng 2-3 triệu thùng/ngày.

Cơ quan này cho biết 60 triệu thùng sắp được xả ra chiếm 4% trong tổng số 1,5 tỷ thùng dầu dự trữ khẩn cấp do các thành viên IEA nắm giữ, và tương đương với 2 triệu thùng/ngày trong 30 ngày.

“Việc mở kho dự trữ là đáng chú ý, nhưng như chúng ta đã thấy hồi tháng 11, nó không được coi là một loại công cụ có thể thay đổi cuộc dưới bất kỳ hình thức nào”. Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA, đề cập đến việc giải phóng kho dự trữ dầu trước đó do Hoa Kỳ dẫn đầu. "Phí bảo hiểm rủi ro chính trị của một cuộc khủng hoảng liên quan đến một trong những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới là quá cao."

Gián đoạn cung ứng

Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm đã chủ trì cuộc họp của IEA tại Paris, nơi đã điều phối ba đợt giải phóng kho dự trữ dầu khẩn cấp trong quá khứ.

Được thành lập vào năm 1974 với tư cách là một cơ quan giám sát năng lượng, IEA đã xác định một trong những vai trò chính của mình là giúp "điều phối phản ứng tập thể của các nước đối với những gián đoạn lớn" trong việc cung cấp dầu.

Tháng 11 năm ngoái, Hoa Kỳ đã công bố sẽ suất ra 50 triệu thùng từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ, một động thái được thực hiện cùng với các quốc gia tiêu thụ dầu bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản nhằm giảm giá dầu.

Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới, chưa bao giờ chính thức cam kết phối hợp cùng các nước trong việc giải phóng kho dự trữ dầu, thay vào đó họ đang mua nhiều hơn để tăng thêm nguồn dự trữ của mình.

IEA đã không giám sát hoạt động này của Trung Quốc. Họ cho biết vào thời điểm đó, tổ chức chỉ đưa ra phản ứng chung khi nguồn cung gặp phải sự gián đoạn lớn. Lần gần đây nhất mà IEA điều phối việc mở kho dự trữ dầu là trong bối cảnh nguồn cung bị gián đoạn do cuộc nội chiến Libya năm 2011.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ các đối thủ chính trị, những người nói rằng các chính sách thân thiện với môi trường của ông đã làm tổn hại đến sản xuất năng lượng của Hoa Kỳ và đẩy giá năng lượng lên cao.

Sau cuộc họp này, Hoa Kỳ có trách nhiệm cung cấp khoảng một nửa trữ lượng dầu mỏ chiến lược của thế giới. Trong khi đó, 29 thành viên khác của IEA bao gồm Vương quốc Anh, Đức, Nhật Bản và Úc được yêu cầu duy trì lượng dầu trong kho dự trữ khẩn cấp tương đương với lượng dầu nhập khẩu trong 90 ngày.

Ngoài ra, Nhật Bản là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.

(Theo Reuters)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ