Hiệp hội vận tải kiến nghị không nên giao Bộ Công an quản lý, cấp giấy phép lái xe
Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nêu quan điểm đây là hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dân sự, nếu chuyển sang cho Bộ Công an quản lý là không phù hợp.
Với lập luận trên và nhiều căn cứ khác, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia ý kiến trong quá trình xem xét Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Hiệp hội nêu quan điểm không đồng tình tách Luật Giao thông đường bộ thành Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật bảo đảm trật tự ATGT đường bộ.
Lập luận của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam
Theo lý lẽ của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, trong quản lý hoạt động GTVT và giao thông đường bộ, đảm bảo hiệu quả và an toàn luôn là hai mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra thành 2 luật sẽ thiếu sự đồng bộ, nhất quán, hài hòa khi xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật.
Bên cạnh đó, hầu hết nội dung trong dự thảo Luật bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành. Trong khi báo cáo tổng kết thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008 cho thấy các nội dung của luật về cơ bản được triển khai có hiệu quả, không thấy có nội dung nào vướng mắc đến mức phải tách thành 2 luật.

Hiệp hội Vận tải ôtô nêu ra nhiều căn cứ để cho rằng không nên tách luật Giao thông đường bộ thành 2 luật và chuyển giao thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Ảnh: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
“Luật Giao thông đường bộ là một trong các luật chuyên ngành GTVT, nếu tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật thì có cần tách các luật khác như Luật Đường thủy nội địa, Luật Đường sắt... thành 2 luật không?”, Hiệp hội Vận tải ôtô đặt vấn đề.
Với hàng loạt căn cứ đưa ra, Hiệp hội cho rằng không cần thiết và không thể tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ.
Về việc chuyển nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, Hiệp hội Vận tải ôtô nêu quan điểm đây là hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dân sự, nếu chuyển sang cho Bộ Công an quản lý là không phù hợp.
Mặt khác, Hiệp hội Vận tải ôtô phân tích nguyên tắc chế định trong pháp luật nước ta là cơ quan tổ chức thực thi và cơ quan kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm phải độc lập với nhau.
Với mô hình hiện nay, ngành GTVT quản lý còn ngành công an kiểm tra, giám sát. Nếu có trường hợp sai phạm, tiêu cực thì công an xử lý. Theo Hiệp hội Vận tải ôtô, tổ chức quản lý như vậy đảm bảo nguyên tắc việc giám sát giữa các ngành, tránh hiện tượng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, dễ phát sinh tiêu cực.
“Trong trường hợp ngành công an quản lý công tác này thì cơ quan nào có chức năng kiểm tra, giám sát việc đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe?”, Hiệp hội Vận tải ôtô nêu vấn đề.
Hơn nữa, tổ chức này lo ngại việc chuyển giao thẩm quyền cấp giấy phép lái xe cho lực lượng vũ trang sẽ tạo ra khó khăn khi công nhận và đổi giấy phép lái xe giữa các nước, vì hầu hết việc cấp giấy phép lái xe tại các quốc gia khác do các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực dân sự thực hiện.
Lo lãng phí, ngân sách phải chi thêm tiền
Đặc biệt, Hiệp hội Vận tải ôtô cho rằng việc này sẽ tác động đến tổ chức bộ máy ngành GTVT và sẽ phát sinh lãng phí.
Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, ngành GTVT đã xây dựng, đào tạo bộ máy quản lý từ cấp bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và 63 Sở GTVT. Đồng thời, không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý. Vì vậy, nếu chuyển nhiệm vụ này sẽ gây xáo trộn và lãng phí.
Phân tích chi phí về ngân sách, Hiệp hội Vận tải ôtô nhận định thay đổi sang cơ quan công an quản lý, tiền chi từ ngân sách cho công tác này sẽ cao hơn nhiều so với ngành giao thông do tiền lương và các chế độ chính sách của lực lượng vũ trang cao hơn nhiều so với dân sự.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế) không đồng tình việc tách luật. Ảnh: N.Thắng
Cùng chung quan điểm này, tại phiên thảo luận tổ hôm 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội cũng không đồng tình tách luật Giao thông đường bộ thành 2 luật.
Là người đứng đầu cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng nhận định dù hai luật đã cố gắng phân định phạm vi điều chỉnh, vẫn có rất nhiều điều khoản chồng chéo.
"Chúng tôi cũng cố gắng phân định để hiểu nhưng không hiểu được. Nói thật là chúng tôi rất băn khoăn trong việc tách phạm vi điều chỉnh, e rằng sẽ đánh mất tính tổng thể và mỗi ngành quản lý theo cách của mình, quy định theo cách của mình sẽ dẫn tới chồng chéo, tác động tới hiệu quả quản lý”, ông Tùng nói.
Ông nêu thực tế ngành giao thông đang có khoảng 2.000 nhân sự làm nhiệm vụ cấp phép lái xe, nếu chuyển nhiệm vụ này sang cho công an thì 2.000 cán bộ này không thể sang ngành công an được, còn Bộ GTVT cũng không biết sẽ sa thải họ hay dùng vào việc gì khác.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng) kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc tách luật rồi mới bàn tiếp.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm - người đứng đầu cơ quan soạn thảo luật lại khẳng định việc chuyển giao nhiệm vụ không làm phát sinh nhân sự, bộ máy mới, thậm chí có thể rút gọn được. Ảnh: H.Vũ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Công an Tô Lâm - người đứng đầu cơ quan soạn thảo luật, lý giải tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật nhằm giải quyết hai vấn đề quan trọng và rất bức xúc trong xã hội hiện nay. Một là phải tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông đường bộ. Hai là làm sao giải quyết trật tự ATGT đường bộ.
Bộ trưởng Công an khẳng định cần làm khẩn trương vì "tình hình không cho phép chúng ta chậm trễ hơn nữa".
Trước băn khoăn có lãng phí khi tách như vậy, đại tướng Tô Lâm khẳng định không những không lãng phí mà còn tiết kiệm được rất nhiều.
"Việc này không làm phát sinh nhân sự, bộ máy mới, thậm chí có thể rút gọn được. Nếu giao cho công an thì chúng tôi có lực lượng CSGT, phối hợp các lực lượng khác khi cần tăng cường trong các dịp cao điểm", ông Lâm nói.
Tư lệnh ngành công an khẳng định nhiều lần bộ máy sẽ không phát sinh, thậm chí người làm nhiệm vụ trên đường sẽ giảm.
"Tôi nghĩ đã quy định thế này thì sẽ không còn lực lượng thanh tra giao thông hoạt động trên đường nữa", Bộ trưởng Công an thông tin.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?
Nếu mức thuế đối ứng thấp nhất của Mỹ áp dụng với Việt Nam là 10% thì tăng trường GDP của Việt Nam hầu như không bị tác động. Tuy nhiên với mức 20%, GDP sẽ bị giảm 0,7- 0,8%.
Sự kiện - 05/07/2025 16:01
Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân
"Hà Nội tiếp kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phục vụ tốt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân", Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội nhấn mạnh.
Sự kiện - 05/07/2025 09:50
[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực
Ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – bắt đầu được vận hành trên phạm vi toàn quốc. Theo mô hình này, cấp trung gian (cấp huyện) được tinh giản, để chỉ còn hai cấp chính quyền: cấp chiến lược (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) và cấp hành chính – dịch vụ (xã, phường). Mỗi cấp chính quyền đều có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính riêng, được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.
Sự kiện - 05/07/2025 09:49
Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ
Bức tranh kinh tế Quảng Ninh nửa đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng. Song, để bứt phá, tỉnh vẫn cần tháo gỡ các nút thắt trong đầu tư công, thu hút vốn FDI.
Sự kiện - 04/07/2025 16:58
Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM
10 gói thầu xây lắp chính của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay đạt hơn 45%. Đến cuối năm 2025 phấn đấu đạt trên 70%, đảm bảo mục tiêu thông xe 14,7 km phần cao tốc cầu cạn trên địa bàn TP. Thủ Đức và thông xe kỹ thuật 32,6 km phần cao tốc trên địa bàn Củ Chỉ, Hóc Môn, Bình Chánh.
Sự kiện - 04/07/2025 08:10
Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời
Ngôi nhà tình nghĩa do Tạp chí Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng cho bà Hồ Thị Nhời (xã Phước Thành, TP. Đà Nẵng) đã được bàn giao, đưa vào sử dụng sáng ngày 3/7.
Sự kiện - 03/07/2025 14:23
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội quản lý chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị, quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sự kiện - 03/07/2025 09:36
Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội xác định, triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị không chỉ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, mà còn là cơ hội để Thủ đô đi trước một bước trong hoàn thiện thể chế, xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.
Sự kiện - 03/07/2025 09:35
Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận quan trọng về thuế quan không chỉ là một thắng lợi ngoại giao hay thương mại đơn thuần, mà còn là kết quả của một tầm nhìn dài hạn, bản lĩnh đối ngoại và chiến lược hội nhập sâu rộng. Theo chuyên gia xúc tiến xuất khẩu Nguyễn Tuấn Việt, bước đi này sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho dòng vốn đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đồng thời định hình lại vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Sự kiện - 03/07/2025 09:34
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam
Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.
Sự kiện - 02/07/2025 23:08
Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
Sự kiện - 02/07/2025 18:11
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã
Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.
Sự kiện - 02/07/2025 16:49
[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'
Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”
Sự kiện - 02/07/2025 10:27
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt
Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.
Sự kiện - 02/07/2025 08:20
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.
Sự kiện - 02/07/2025 07:01
Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sự kiện - 01/07/2025 15:57
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago