Hãng tàu lớn nhất thế giới muốn 'cập bến' đầu tư cảng Cần Giờ

Nhàđầutư
Hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay là MSC (công ty Mediterranean Shipping Company S.A) vừa đề xuất tham gia hợp tác đầu tư vào dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD.
THIÊN KỲ - LIÊN THƯỢNG
24, Tháng 08, 2023 | 13:46

Nhàđầutư
Hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay là MSC (công ty Mediterranean Shipping Company S.A) vừa đề xuất tham gia hợp tác đầu tư vào dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD.

cang-trung-chuyen-can-gio-1692844654527436665925

Mô phỏng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sau khi hoàn thành xây dựng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP.HCM

Dự án hàng tỷ đô thu hút đầu tư

Theo tờ trình UBND TP.HCM gửi Thủ tướng mới đây, việc nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đã được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ định hướng và giao nhiệm vụ triển khai thực hiện.

Đề án có mục tiêu là nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng vận tải thế giới.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến được xây tại khu vực Cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ với tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7 km và bến sà lan dự kiến khoảng 2 km. Cảng Cần Giờ sẽ bổ sung tiềm năng, tương hỗ đưa khu vực này (cả Cái Mép – Thị Vải) trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế tầm cỡ thế giới.

Tổng diện tích xây dựng cảng khoảng 571 ha, trong đó hơn 100 ha là vùng nước hoạt động cảng. Khai thác tàu có trọng tải lên đến 250.000DWT (24.000 TEU), tàu trung chuyển có trọng tải từ 10.000 - 65.000 tấn (750 - 5.200 TEU) và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn (356 TEU).

Theo thông tin từ UBND TP.HCM, tổng mức đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD. Dự án được phân kỳ thành 7 giai đoạn, dự kiến hoàn thành vào năm 2045 (giai đoạn 1 sẽ xong vào năm 2027). khi xây dựng cảng sẽ thu hút được số vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển hiện đại.

Trước mắt hãng tàu MSC mong muốn tham gia hợp tác đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và rộng hơn hãng tàu này còn có kế hoạch di dời một phần hoạt động trung chuyển về Việt Nam, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, hình thành trung tâm trung chuyển tại Việt Nam.

Trong tờ trình mà UBND TP.HCM gửi đi nêu rõ: “khi có hãng tàu lớn như MSC tham gia, sẽ bảo đảm hàng hóa cho cảng với nguồn hàng hiện có của hãng tàu, là thời cơ thuận lợi để hình thành và phát triển hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ. Việc có nhà đầu tư là hãng tàu lớn nhất thế giới quan tâm hợp tác đầu tư chứng tỏ tính hấp dẫn của vị trí cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ”

Đơn vị này còn dự kiến khi cảng đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế, sơ bộ đóng góp trực tiếp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm (giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh).

Đề án về cảng Cần Giờ cũng khẳng định đây là cảng biển được xây dựng theo xu hướng xanh hóa và là cảng biển xanh đầu tiên ở Việt Nam. Cụ thể, cảng sẽ sử dụng 100% bằng điện để phục vụ các hoạt động. Lãnh đạo TP.HCM cho biết, bảo vệ môi trường được xem xét như một bộ phận cấu thành không tách rời của quá trình đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác đối với dự án này.

Về nguồn vốn cho dự án sẽ xuất phát từ công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác, trung tâm dịch vụ logistics và khu vực phi thuế quan đầu tư bằng nguồn vốn của nhà đầu tư. Còn hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng sẽ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, vốn đầu tư hợp tác công tư (PPP) hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nâng cao chất lượng logistics khu vực phía Nam

Theo đề án đề ra, cảng Cần Giờ dự kiến thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam, là vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế. Mặc dù là khu vực nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn hạn chế về các cơ sở hạ tầng, logistics. Vì vậy, việc xây dựng trung tâm trung chuyển mang tầm quốc tế như cảng Cần Giờ là hết sức cần thiết.

Ông Đặng Vũ Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết, hạ tầng giao thông tại TP.HCM nói riêng và cả vùng Ðông Nam Bộ nói chung thiếu tính kết nối, thiếu đồng bộ, gây tắc nghẽn trong vận chuyển hàng hóa, làm tăng chi phí về logistics của các doanh nghiệp.

Vì vậy, việc phát triển Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước phát triển, đổi mới doanh nghiệp cũng như hoạt động logistics, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận các thị trường mới đồng thời thu hút vốn đầu tư FDI vào khu công nghiệp trong toàn vùng Đông Nam bộ.

"Tăng cường mở rộng các tuyến đường thuỷ, nạo vét kênh rạch để giảm tải cho đường bộ, đón tàu lớn vào các khu vực làm hàng, thực hiện nhanh việc quy hoạch các trung tâm logistics, cảng cạn kết nối vào thực tế để nhanh chóng hình thành khu vực vệ tinh cho các cảng luân chuyển hàng hoá nhanh hơn là những việc cần xúc tiến", ông Thành nêu giải pháp.

Theo đánh giá đơn vị tư vấn dự án, vị trí đặt cảng Cần Giờ rất phù hợp khi nằm trong khu vực hàng hải sôi động nhất của khu vực (chiếm đến 60% tổng lượng container luân chuyển toàn cầu) và dễ dàng kết nối với các cảng, hạ tầng sau cảng trong khu vực.

"Việt Nam rất mong thực hiện dịch vụ trung chuyển quốc tế như đề án cảng Cần Giờ nhưng điều ta thiếu là các hãng tàu chưa mặn mà cho đến khi hãng tàu lớn nhất thế giới MSC đặt vấn đề dịch chuyển hoạt động trung chuyển về Việt Nam. Đây là cơ hội để hiện thực hóa được giấc mơ trung chuyển quốc tế của Việt Nam", ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ