Hãng ô tô xoay xở với chính sách giữ người

Giữa lúc tình hình bán xe ế ẩm do tác động của Covid-19, các hãng xe trên thế giới buộc phải sa thải nhiều nhân sự để cắt giảm chi phí thì các doanh nghiệp, liên doanh ô tô trong nước đến nay vẫn giữ nhân sự, người lao động của mình tại nhà máy.
LÊ HOÀNG
04, Tháng 06, 2020 | 08:12

Giữa lúc tình hình bán xe ế ẩm do tác động của Covid-19, các hãng xe trên thế giới buộc phải sa thải nhiều nhân sự để cắt giảm chi phí thì các doanh nghiệp, liên doanh ô tô trong nước đến nay vẫn giữ nhân sự, người lao động của mình tại nhà máy.

72977_ford_sx_o

Nhiều hãng xe, liên doanh ô tô trong nước đang xoay xở nhiều cách thức để giữ người lao động dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Ảnh minh họa: Hùng Lê

Cố gắng duy trì ổn định nhân sự

Nằm trong xu hướng chung trên toàn cầu, thị trường ô tô trong nước những tháng vừa qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, trái với những lời dự báo về tin giản bộ máy, một số hãng xe và liên doanh lắp ráp ô tô cho biết đến thời điểm hiện tại, vẫn cố gắng giữ lại toàn bộ số lao động đang làm việc.

Sau thời gian tạm ngừng do cao điểm xảy ra dịch bệnh và thực hiện biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19, các hãng xe, liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô hơn một tháng qua đã đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Đại diện các hãng Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, TC Motors... cho biết gần như không có sự thay đổi nào về nhân sự, dù hoạt động bán hàng của những hãng này trong những tháng qua bị sụt giảm nhiều bởi Covid-19.

Đơn cử, tại Toyota Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên tổng lượng bán hàng của hãng trong tháng 3-2020 chỉ đạt 5.143 xe, giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Và trong tháng 4 vừa qua hãng chỉ đạt chỉ 2.803 xe (không bao gồm xe thuộc thương hiệu Lexus), giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, liên doanh ô tô đến từ Nhật Bản này cho biết hãng luôn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra việc làm lâu dài cho nguồn nhân lực địa phương.

Trong khi đó, Ford Việt Nam cho biết tất cả người lao động đều đã quay lại nhà máy lắp ráp xe ô tô ở tỉnh Hải Dương làm việc bình thường sau giai đoạn nhà máy tạm đóng cửa trong tháng 4 để thực hiện các biện pháp về phòng chống dịch bệnh. Ban lãnh đạo doanh nghiệp đặt mục tiêu không ai bị đẩy ra bên lề trong bối cảnh khó khăn dịch bệnh này.

Cũng giống như các hãng ô tô khác, lượng hàng bán ra của Ford Việt Nam bị sụt giảm rất nhiều, trong đó tháng 3 chỉ đạt 1.356 xe, và tháng 4 chỉ bán được 702 xe, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2019.

bdaf8_oto_4_thang_2020_edit_1a_online (1)

Thị trường ô tô trong nước những tháng đầu năm nay bị sụt giảm nhiều do bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Đồ họa: Hùng Lê

Bên cạnh nỗ lực không cắt giảm nhân sự, Ford Việt Nam cũng tiếp tục xây dựng phần nhà xưởng mở rộng tại Hải Dương nhằm nâng công suất nhà máy. Dự án đang tiến đến công đoạn lắp đặt máy móc, trang thiết bị công nghệ. Hồi đầu năm nay, Ford Việt Nam công bố khoản đầu tư bổ sung 82 triệu đô la Mỹ để nâng công suất nhà máy lắp ráp hiện tại của hãng từ 14.000 xe lên 40.000 xe/năm.

Trong khi đó, mảng sản xuất ô tô và cơ khí cho ngành công nghiệp ô tô tại khu kinh tế Chu Lai của Trường Hải (Thaco) với khoảng 9.000 lao động đã hoạt động trở lại hoàn toàn sau khi các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng.

Giám đốc Truyền thông của Thaco, ông Nguyễn Một, cho biết trong mục tiêu hướng đến phát triển công nghiệp đa ngành, công ty không chỉ giữ hết lao động trong lĩnh vực cơ khí ô tô mà còn đang lên kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự cho mảng nông lâm nghiệp, hậu cần (logistics)...

Kỳ vọng vào tín hiệu lạc quan

Thị trường ô tô trong nước những tháng qua liên tục chứng kiến sự "tụt dốc không phanh" khi tất cả các hãng ô tô và đại lý công bố có lượng bán ra bị sụt giảm mạnh. Đáng chú ý, trong tháng 4 có đến 9 mẫu xe mà sản lượng bán ra không đạt đến 10 chiếc, thậm chi có mẫu không bán được chiếc nào.

Tính chung 4 tháng đầu năm, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô trong nước (VAMA) tổng lượng ô tô toàn thị trường bán ra giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xe du lịch giảm 37%, xe thương mại giảm 30% và xe chuyên dụng giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

oi

Sản xuất của một hãng ô tô tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Hùng Lê

Chính vì vậy, những thông tin về việc các nhà sản xuất đang nỗ lực xoay xở để giữ nhân sự, người lao động đang tạo ra những tín hiệu tích cực trong bức tranh ảm đạm của ngành công nghệp này nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Lý giải việc này, giới quan sát cho rằng dù gặp không ít thách thức, trở ngại do dịch bệnh nhưng sự tăng trưởng và tiềm năng của thị trường ô tô Việt Nam trong thời gian tới là những yếu tố có tính khả thi.

Bởi lẽ, so với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ người dân sở hữu ô tô ở Việt Nam hiện vẫn còn khá thấp, trong khi kinh tế đang phát triển nhanh, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, thu nhập của người dân cũng đang dần tăng lên. Đáng chú ý, ngành ô tô Việt Nam đang ở trong quá trình cơ giới hóa, tuy quá trình tiến triển dần dần nhưng cho thấy sự chắc chắn...

So với các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển, Việt Nam cũng được đánh giá là thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch và các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã ổn định trở lại bình thường nên thuận lợi hơn.

Mặt khác, đặc thù nhân sự của ngành ô tô trong nước là không dễ dàng trong việc tuyển dụng nên nếu gặp khó khăn tức thì của dịch bệnh mà vội vàng sa thải người lao động thì khi thị trường ổn định và tăng trưởng trở lại, chính các nhà sản xuất sẽ gặp khó vì thiếu hụt nhân sự.

(Theo TBKTSG)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ