Hàng ‘Made in China’ lo lắng chuyện hậu cần khi vươn ra thế giới

Nhiều công ty Trung Quốc muốn vươn ra thị trường quốc tế đang đau đầu vì những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, trong đó có chi phí cao và đứt gãy hậu cần do đại dịch.
KIM NGÂN
04, Tháng 08, 2021 | 17:23

Nhiều công ty Trung Quốc muốn vươn ra thị trường quốc tế đang đau đầu vì những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, trong đó có chi phí cao và đứt gãy hậu cần do đại dịch.

TQ

Cảng container ở Lianyungang, tỉnh Jiangsu, phía đông Trung Quốc, ngày 22/7/2021

Chi phí sản xuất thấp mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi ra đấu trường quốc tế. Nhưng đại dịch COVID-19 và quan hệ thương mại Mỹ-Trung căng thẳng đang làm gián đoạn cung ứng hàng ra thế giới.

Fang Xueyu, Phó chủ tịch tiếp thị quốc tế kiêm Tổng giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Hisense, công ty thiết bị gia dụng của Trung Quốc, cho biết nhiều hàng hóa không thể được vận chuyển đi.

Chi phí vận chuyển container đã tăng 5 lần, từ khoảng 3.000 USD lên tới 15.000 USD/chiếc, trong khi thời gian kéo dài thêm 1 tuần để hàng tới được châu Âu, Xueyu nói với CNBC.

Những vụ việc khác như tắc nghẽn ở kênh đào Suez hồi tháng 3 và bùng phát của COVID-19 quanh trung tâm xuất khẩu lớn của Trung Quốc ở Quảng Châu hồi tháng 6 khiến tình hình thêm khó khăn. 

Alexander Klose, Phó giám đốc điều hành hoạt động ở nước ngoài của Aiways, công ty ô tô điện khởi nghiệp của Trung Quốc, cho biết: “Những gì thấy ở châu Âu, ở khắp thế giới, tôi không gọi đó là ‘hỗn loạn’, mà là ‘rất nhiều xáo trộn’ trong hệ thống hậu cần”.

“Chúng tôi phải đặt lại ca, lùi ca vì không có tàu, không có container. Điều đó chắc chắn rất ảnh hưởng”.

Aiways hiện sản xuất ô tô ở Trung Quốc và bán sang châu Âu. Klose cho biết gián đoạn “khiến một số chuyến hàng bị trì hoãn hai, ba tháng chỉ vì ô tô đang ở trong cảng và không chuyển đi được”.

Nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm “Made in China” vẫn mạnh, theo dữ liệu từ các công ty và cơ quan quản lý. Hải quan Trung Quốc cho biết trong nửa đầu năm, xuất khẩu sang EU tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 233 tỷ USD. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 42,6%, lên 252,86 tỷ USD.

Hisense muốn mở rộng hoạt động ở nước ngoài và đã kiếm được 7,93 tỷ USD trên thị trường quốc tế trong đợt đại dịch năm ngoái. Công ty đặt mục tiêu đóng góp từ thị trường nước ngoài vào tổng doanh thu tăng ba lần vào năm 2025, lên 23,5 tỷ USD. Tuy nhiên, chậm trễ trong vận chuyển đánh dấu thách thức mới nhất đối với Hisense.

James Root, lãnh đạo công ty tư vấn quản lý Bain, cho biết trong 3.400 công ty Trung Quốc hoạt động quốc tế, chỉ có khoảng 200 đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD từ hoạt động ở nước ngoài.

Amazon, thuế và các rủi ro khác

Các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng ở nước ngoài gần đây đối mặt với thách thức từ ‘trấn áp’ của Amazon đối với “các đánh giá giả mạo”.

“Chúng tôi hiểu rằng hành vi của một số người bán được coi là vi phạm ‘Quy tắc ứng xử của người bán’ của Amazon và các điều khoản khác, (gây ra) các hạn chế đối với hoạt động,” Li Xinggan, giám đốc bộ phận ngoại thương của Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp báo đầu tháng 8.

Các thương gia Trung Quốc có thể phải đối mặt với chi phí cao hơn nếu EU áp dụng thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào khối này từ 2023 như dự kiến.

“Những thách thức về chính trị, kinh tế, tuân thủ, hậu cần và nhân sự mà các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt khi ra nước ngoài đã tăng đáng kể”, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, viết.

“Trong những năm gần đây, việc xác định không đầy đủ các rủi ro và cách phòng ngừa là cản trở lớn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đi ra thế giới”.

Lợi thế đường hàng không của Alibaba

Đối với Alibaba, hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, chiến lược ra nước ngoài bao gồm việc đầu tư vào Cainiao, đơn vị hậu cần của tập đoàn này.

William Wang, Tổng giám đốc thị trường Tây Ban Nha, Pháp và Ý của AliExpress, doanh nghiệp thương mại điện tử quốc tế của Alibaba, cho biết: “Thông qua quan hệ đối tác của Cainiao với các công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, Alibaba có nguồn cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa ổn định tới các nước châu Âu”.

“Do đó, những người bán trên AliExpress có thể đưa sản phẩm của họ đến tay khách hàng mà không phải trả thêm phí hoặc bị chậm trễ”.

Tuy nhiên, phí vận chuyển đường hàng không thường cao hơn nhiều khiến việc xuất khẩu ô tô hoặc thiết bị gia dụng lớn trở nên không hiệu quả.

Thêm kho hàng ở nước ngoài

Các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã và đang xây dựng hoặc thuê nhà kho gần khách hàng ở Châu Âu, nhờ đó người bán có thể gửi trước sản phẩm để lưu trữ tại đó. Sau khi khách hàng đặt hàng, sản phẩm chỉ cần di chuyển từ một nhà kho gần đó, thay vì đi xuyên lục địa.

Số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy các công ty Trung Quốc đã xây dựng khoảng 100 nhà kho mới ở nước ngoài trong nửa đầu năm nay. Con số năm ngoái là 800. Họ cũng tìm kiếm những cách khác để thiết lập sự hiện diện ở nước ngoài. 

Năm tới, AliExpress có kế hoạch tăng gấp đôi nhân viên của mình tại Pháp, Tây Ban Nha và Ý, từ con số hơn 200 người hiện tại. Hisense có kế hoạch thực hiện nhiều hơn các thương vụ mua lại và xây dựng nhiều nhà máy hơn ở các quốc gia khác nhau, do thuế quan khiến việc bán các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc trở nên đắt hơn ở một số thị trường như Mỹ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ