Hải quan có đủ cơ sở pháp lý vụ Asanzo giả mạo xuất xứ

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định có đủ cơ sở để xử lý vụ Asanzo và trong 2 tuần nữa Hải quan sẽ đưa ra kết luận về vụ việc này.
PV
25, Tháng 07, 2019 | 12:30

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định có đủ cơ sở để xử lý vụ Asanzo và trong 2 tuần nữa Hải quan sẽ đưa ra kết luận về vụ việc này.

Thông tin này được ông Cẩn đưa ra vào sáng 25/7, tại cuộc họp sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới của Ban chỉ đạo 138/CP và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia do Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chủ trì.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết thời gian qua nổi lên tình trạng gian lận thương mại thông qua giả mạo xuất xứ Việt Nam. 

Cụ thể, hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhưng giả mạo xuất xứ Việt Nam để trốn thuế, trốn kiểm tra chất lượng, trốn kiểm soát chuyên ngành đang diễn ra phức tạp. 

tong-cuc-truong-hien-ke-dung-mang-xa-hoi-chong-hang-gia-made-in-viet-nam-de-nguoi-tieu-dung-tranh

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn

Nhắc cụ thể đến vụ việc Asanzo ông Cẩn cho hay mới đây đã khởi tố vụ án liên quan đến hành vi một công ty con của công ty này nhập khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam đưa hàng vào tiêu thụ nội địa.

"Đây là việc giả mạo nhãn mác và chúng tôi đang tiếp tục xác minh điều tra sâu. Các ngành cho rằng cơ sở pháp lý không đủ để xử lý hành vi này nhưng chúng tôi đánh giá sẽ làm sâu và đủ cơ sở. Bởi như giải thích của một số bộ, ví dụ nhập khẩu một con lợn từ Trung Quốc và xẻ làm đôi, một phần xuất khẩu ra nước ngoài và một phần tiêu thụ tại Việt Nam, mà lại lấy xuất xứ Việt Nam thì không có nước nào giải thích như vậy, các văn bản giải thích, chế tài xử lý hiện nay phải thống nhất" - ông Cẩn cho hay.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan hải quan khẳng định trong hai tuần tới sẽ đưa ra hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ, tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả liên quan nhóm hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm.

Trước đó, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, cũng cho rằng tình trạng vi phạm nhãn mác và giả mạo xuất xứ là hành vi gian lận mới nổi lên, mặc dù được tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng vẫn diễn biến phức tạp.

"Do người tiêu dùng có ý thức lựa chọn hàng hoá Việt Nam, ghi địa chỉ xuất xứ rõ ràng nên đối tượng càng có thủ đoạn tinh vi, gây lừa dối người tiêu dùng. Lợi dụng Việt Nam tham gia FTA với mức thuế thấp nên nảy sinh hành vi gian dối xuất xứ, đưa tiêu thụ ở Việt Nam một phần và đưa đi xuất khẩu" - ông Linh cho hay.

Phương thức thủ đoạn tập trung là nhập khẩu toàn bộ rồi thay đổi xuất xứ, thay nhãn, hoặc nhập nguyên liệu lắp ráp sơ sài rồi thay đổi xuất xứ, sang nhãn.

Ông Cẩn thông tin thêm, trong 6 tháng qua, Hải quan đã ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nhiều vụ vi phạm về nhãn mác, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng cấm. Hiện Hải quan đang đang giữ trên 10 ngàn container tại các cảng, cửa khẩu.

Tuy nhiên khi chặn, các đối tượng dùng thủ đoạn tạm nhập tái xuất, hoặc nhập qua cảng biển các nước lân cận, sau đó tập kết ở đường biên rỗi xé lẻ để đưa vào nội địa.

Ông đề nghị Ban chỉ đạo 389 các tỉnh biên giới tăng cường biện pháp, phối hợp ngăn chặn tình trạng này.

Thông qua vụ án liên quan đến ma túy, ngà voi, tê giác… các đối tượng thành lập DN ma cấu kết DN trong và ngoài nước để đưa hàng cấm vào Việt Nam. Qua điều tra xác minh có hàng chục DN thành lập từ việc thuê lại các đối tượng có tiền án tiền sự để phòng khi có gì, các đối tượng này có thể chấp nhận đi tù thay cho DN.

Trước đó, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án “buôn lậu” xảy ra tại công ty TNHH sản xuất thương mại Sa Huỳnh (trụ sở ở đường Trần Xuân Soạn, Q.7).

Ngoài vụ việc trên, Cục Hải quan TP.HCM còn chuyển hồ sơ về hàng loạt vụ nghi vấn buôn lậu, trốn thuế cho cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để mở rộng điều tra, xử lý theo thẩm quyền. 

Công an xác định vụ công ty Sa Huỳnh nhập hàng Trung Quốc gắn mác Asanzo là có dấu hiệu buôn lậu, trốn thuế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ