Hai kịch bản tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp địa ốc
Trong kịch bản tích cực, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt như hiện nay và thị trường trở lại bình thường từ nửa cuối năm, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp bất động sản lần lượt ở mức 55% và 11% so với năm 2019.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc sắp cạn tiền
Khó khăn của các doanh nghiệp địa ốc đã được dự báo trước và kết quả kinh doanh quý I/2020 cũng đã phản ánh đúng dự báo này.
Ngoại trừ một số doanh nghiệp như Vinhomes, Nam Long, Sonadezi… vẫn duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý I/2020, đa phần các công ty khác, trong đó có cả các tên tuổi lớn trong ngành như Đất Xanh, Hà Đô, Tập đoàn DIC Corp (DIG), Hải Phát Invest, Khang Điền, Cenland, CEO Group, Hưng Thịnh… đều chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Báo cáo phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho thấy, ngành bất động sản hứng chịu các tác động gián tiếp của dịch bệnh Covid-19 trong quá trình triển khai dự án, mở bán. Qua đó, ít nhiều có ảnh hưởng đến dòng tiền của chủ đầu tư và sụt giảm trong ghi nhận lợi nhuận.
Dựa trên các yếu tố đánh giá về tình hình chung của dịch bệnh COVID-19 kèm theo việc các chương trình hỗ trợ thị trường vẫn còn chờ thời gian thẩm thấu, BSC đưa ra 2 kịch bản để dự đoán tăng trưởng của nhóm bất động sản trong năm 2020.
Kịch bản thứ nhất là dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát vào quý II/2020 và hoạt động kinh doanh mở bán các dự án sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2020. Theo đó, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp bất động sản lần lượt tăng 55% và 11% so với năm 2019.
Kịch bản thứ hai, dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối năm 2020 và mức độ ảnh hưởng xấu nhất của các doanh nghiệp khi một số doanh nghiệp không thể ghi nhận các sản phẩm đất nền và việc bán buôn, chuyển nhượng dự án bị chậm lại. Theo đó, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp bất động sản ước tính lần lượt tăng 25% và âm 10,6% so với năm 2019.
Trong bối cảnh này, BSC giả định doanh nghiệp không có doanh thu và dòng tiền được tạo ra, nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động (chi phí hoạt động), chi phí lãi vay và một số khoản phải trả (nếu có) trong năm nay, đồng thời nợ ngắn hạn được cơ cấu giãn, thì số dư tiền trung bình ngành bất động sản chỉ đủ sức duy trì hoạt động khoảng 11,1 tháng. Trong số này, chỉ có 6 doanh nghiệp có thời gian duy trì hoạt động cao hơn trung bình ngành gồm Nam Long 47 tháng, Phát Đạt gần 22 tháng, DIG 19 tháng, Novaland, Khang Điền cùng 17 tháng và Văn Phú Invest 13,6 tháng.
Cũng theo tính toán của BSC, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu trung bình của ngành bất động sản ở mức 61%, trong đó 4 công ty đạt tỷ lệ thấp dưới 20% gồm Nam Long 14%, Quốc Cường Gia Lai 11%, Khang Điền 10% và LDG 8%.
Thống kê nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HOSE, tại thời điểm cuối năm 2019, tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền lớn nhất trong tổng tài sản thuộc về Nam Long với 18,24% (1.967 tỷ đồng), Đạt Phương 14,02% (713 tỷ đồng), DIG 10,03% (819 tỷ đồng).
Trong bối cảnh hiện nay, lượng tiền mặt này rõ ràng có thể giúp các doanh nghiệp duy trì được hoạt động cần thiết trong giả định xấu nhất của thị trường là COVID-19 kéo dài.
Đồng thời, trong điều kiện môi trường lãi suất biến động, sở hữu tiền mặt dồi dào có thể giúp các công ty chủ động được nguồn vốn mở rộng quỹ đất, phát triển dự án để chờ nền kinh tế phục hồi. Đối với Nam Long, doanh nghiệp hiện đang được đánh giá có mức độ chịu "stress" thị trường tốt nhất ngành, thì việc hợp tác với các đối tác nước ngoài để đầu tư phát triển dự án thay vì đi vay đã giúp công ty này rất nhiều trong giai đoạn hiện nay.
Vẫn còn nhiều nỗi lo
Tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lưu ý rằng, chỉ tiêu về sở hữu tiền mặt chỉ là một trong nhiều yếu tố hỗ trợ phần nào cho các doanh nghiệp có thể tồn tại, chứ chưa thể đảm bảo các doanh nghiệp có thể sẽ trở lại mạnh mẽ sau khi dịch COIVD-19 chấm dứt. Trong đó, một trong những vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là tình trạng tồn kho tăng cao và dòng tiền âm khá nhiều.
Ghi nhận của Báo Đầu tư Bất động sản cho thấy, tính đến cuối năm 2019, tổng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết đạt 306,92 tỷ đồng, tăng gần 39% so với thời điểm đầu năm, gấp hơn 2,4 lần so với mức tăng của năm 2018 và cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Hàng tồn kho không phải là xấu, bởi đây là khoản mục mà hầu như công ty nào cũng phải có trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Đối với ngành bất động sản, việc sở hữu quỹ đất lớn đôi khi lại là lợi thế, thậm chí còn được sử dụng để đặt lên bàn cân khi so sánh với những doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong thủ tục pháp lý, nhiều dự án đã bị ngưng trệ hàng năm trời. Lúc này, hàng tồn kho trở thành gánh nặng khi hàng loạt chi phí vẫn phát sinh, nhưng dự án lại không được triển khai, bán hàng.
Đơn cử, với trường hợp CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG), tại cuối quý I/2020, tổng tài sản của Công ty đạt 21.255 tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho 8.552 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2019 và chiếm 40,2% tổng tài sản, chủ yếu là bất động sản dở dang.
Trong khi đó, hàng tồn kho thành phẩm của DXG giảm xuống đáng kể do đã tiêu thụ hết được một số dự án như Dự án An Viên, Dự án Sunview, Dự án KDC nút giao thông Phó Đức Chính và Ngô quyền…
Nhiều doanh nghiệp địa ốc khác cũng dính phải những loại hàng tồn kho "tiêu cực" do dự án bị đình trệ vì thủ tục pháp lý như Novaland, Him Lam Land, Kim Oanh, Quốc Cường Gia Lai…
Một thách thức nữa với các doanh nghiệp địa ốc là dòng vốn tín dụng. Chính sách siết dần tín dụng địa ốc của Ngân hàng Nhà nước khiến việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp ngày càng khó và chi phí lãi vay cũng cao hơn. Để tìm nguồn vốn thay thế, các doanh nghiệp đã đẩy khá mạnh kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhưng mức lãi suất lại khá cao.
Báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI mới đây cho biết, trong quý I/2020, các doanh nghiệp đã phát hành 47.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, nhóm các doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về khối lượng phát hành với tỷ lệ 49%, tương ứng với 23.202 tỷ đồng. Lãi suất phát hành trong quý này bình quân là 10,4%/năm, cao hơn 108 điểm cơ bản so với mức bình quân trong quý IV/2019 và hơn 157 điểm cơ bản so với mức bình quân cả năm 2019.
Điều này sẽ đặt áp lực sử dụng vốn hiệu quả với các doanh nghiệp bất động sản, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến hoạt động triển khai dự án hoặc mở bán bị gián đoạn.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, không có nhiều triển vọng lạc quan đối với thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2020, ít nhất là nửa đầu năm 2020, hoặc tới chừng nào khủng hoảng vì dịch bệnh chưa chạm đáy. Bởi trong bối cảnh dịch bệnh, các nhà đầu tư sẽ lo lắng cho sinh mạng và tìm nơi cất giữ tài chính để bảo toàn giá trị, việc đầu tư sinh lời trở thành thứ yếu.
“Thị trường bất động sản đang “ngưng” lại kéo theo những khó khăn, gánh nặng cho doanh nghiệp xây dựng và bất động sản. Nếu không nhanh chóng tìm lối thoát hiểm vào ngay lúc này, doanh nghiệp sẽ phải gánh tổn thất lớn”, ông Hiếu khuyến cáo.
(Theo Tin nhanh Chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.
Bất động sản - 18/11/2024 14:26
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030, trong đó, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp.
Bất động sản - 15/11/2024 11:14
Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây.
Bất động sản - 15/11/2024 10:32
Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội
Áp dụng các giải pháp cứng rắn, mang tính cưỡng chế để giải quyết các thửa đất có nhà "siêu mỏng, siêu méo" là cần thiết nhưng cần tuân thủ pháp luật.
Bất động sản - 15/11/2024 10:22
Diễn biến mới loạt dự án bất động sản tại Bình Định
Tại Bình Định, dự án bất động sản của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đang tăng tốc. Bên cạnh đó, loạt dự án nhà ở được chính quyền địa phương điều chỉnh tiến độ, chủ trương đầu tư.
Bất động sản - 12/11/2024 15:56
Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân bất động sản tăng giá trong quý III/2024
Mới đây, Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường BĐS quý 3/2024, nêu một số nguyên nhân làm tăng giá BĐS trong thời gian qua.
Bất động sản - 31/10/2024 14:08
Đề xuất đường sắt nhẹ LRT đi thẳng từ TP.HCM đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài?
Tuyến đường sắt nhẹ (LRT) sẽ chạy dọc sông Sài Gòn, kết nối thẳng tới Tây Ninh với chiều dài gần 100km, kỳ vọng góp phần gỡ điểm nghẽn về giao thông, thúc đẩy kinh tế, xã hội toàn vùng Đông Nam Bộ phát triển tương xứng tiềm năng.
Bất động sản - 30/10/2024 10:46
Thêm nhà đầu tư đăng ký 2 dự án hơn 446 tỷ ở Hà Nam
CTCP Đầu tư xây dựng Vina Thủ đô vừa đăng ký 2 dự án hơn 446 tỷ đồng ở Hải Dương, đang cạnh tranh với các nhà đầu tư đã đăng ký thực hiện dự án trước đó.
Bất động sản - 28/10/2024 11:36
Thuế bất động sản - một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam
Chuyên gia Savills Việt Nam cho biết, thuế là công cụ hiệu quả đã được nhiều quốc gia áp dụng như đảm bảo bình ổn thị trường nhà ở, quản lý hiệu quả tài nguyên quốc gia và góp phần gia tăng ngân sách Nhà nước.
Bất động sản - 25/10/2024 14:45
Thị trường bất động sản dần được khơi thông
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực.
Bất động sản - 12/10/2024 07:00
Marina Central Tower, biểu tượng thương mại giữa lòng khu phức hợp Grand Marina, Saigon
Marina Central Tower còn được xem là biểu tượng thương mại tích hợp, tọa lạc trên nền di sản Ba Son, thuộc khu phức hợp Grand Marina, Saigon, hứa hẹn sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của TP.HCM
Bất động sản - 11/10/2024 15:11
Lý do The Ninety Complex là ưu tiên hàng đầu khi đầu tư bất động sản dòng tiền
The Ninety Complex là dự án căn hộ dịch vụ khách sạn cao cấp, tọa lạc tại trung tâm quận Đống Đa, vị trí kim cương của Thủ đô. Dự án đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư bất động sản dòng tiền.
Bất động sản - 09/10/2024 16:46
BĐS các thành phố lớn tăng nóng, dòng tiền đầu tư chảy về thị trường tỉnh
Khi bất động sản Hà Nội tăng giá, dòng tiền của nhiều nhà đầu tư chuyển hướng về các tỉnh thành có sự phát triển mạnh về hạ tầng kết nối, tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế tăng trưởng, tập trung nhiều dự án tốt, dư địa tăng giá cao.
Bất động sản - 09/10/2024 16:43
Quảng Trị lên phương án tạo quỹ đất cho dự án hơn 446 tỷ
Tỉnh Quảng Trị đưa ra 2 phương án về việc tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu dân cư thương mại Nam Công viên Cọ dầu.
Bất động sản - 03/10/2024 10:16
Thừa Thiên Huế sẽ tăng diện tích sàn đối với chương trình phát triển nhà ở
Thừa Thiên Huế sẽ thay đổi chương trình phát triển nhà ở theo hướng tăng diện tích sàn, tăng tổng diện tích xây dựng mới, nâng cao chất lượng nhà ở.
Bất động sản - 02/10/2024 14:45
Duy nhất Nham Biền đạt yêu làm khu đô thị gần 540 tỷ đồng ở Bắc Giang
CTCP Đầu tư và Phát triển Nham Biền là nhà đầu tư duy nhất đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án có tổng mức đầu tư gần 540 tỷ đồng ở Bắc Giang.
Bất động sản - 19/09/2024 11:17
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 6 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago