Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn TP. Hà Nội.
Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường
Trình bày tờ trình, Giám đốc Sở Quy hoạch & Kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, Hà Nội là Thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học của cả nước. Thành phố có tốc độ phát triển nhanh, dân số đông, cùng với đó là các yêu cầu quản lý phức tạp.
Theo quy định của Luật Quy hoạch 2017, Luật Quy hoạch đô thị 2009 và Luật Xây dựng 2014, 2020 việc điều chỉnh xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi phải gửi các bộ, ngành có liên quan thẩm định, trình HĐND thành phố thông qua trước khi trình Thủ tướng phê duyệt. Do vậy, chưa tạo được tính linh hoạt, chủ động cho chính quyền thành phố.
Quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Thủ đô 2024 nêu trên là một trong những điều khoản thể hiện rõ tinh thần tạo ra những cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, phân cấp ủy quyền cho thành phố tự quyết định, tự chịu trách nhiệm.
Cho phép thành phố chủ động, linh hoạt trong công tác điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng phê duyệt. Đồng thời, vẫn đảm bảo sự giám sát từ T.Ư thông qua việc báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng.
Để việc điều chỉnh phân vùng môi trường và điều chỉnh cục bộ quy hoạch nêu trên đạt hiệu quả cao, việc ban hành quy định trình tự, thủ tục thực hiện chặt chẽ, đảm bảo thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan là cần thiết.
Việc xây dựng, ban hành Nghị quyết nhằm quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội để có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của Luật Thủ đô 2024 (từ ngày 1/1/2025).
Qua đó, triển khai hiệu quả quy định tại Luật Thủ đô, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác rà soát, lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh phân vùng môi trường và điều chỉnh cục bộ quy hoạch nêu trên; để kịp thời phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Dự thảo Nghị quyết kế thừa các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất, tính hợp hiến, hợp pháp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và phù hợp với thực tiễn quản lý tại địa phương.
Xây dựng trình tự, thủ tục chặt chẽ, đảm bảo tính công khai minh bạch nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường và điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng KCN
Cũng tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Bắc Thường Tín, huyện Thường Tín (địa điểm các xã: Văn Bình, Liên Phương, Ninh Sở, huyện Thường Tín) với quy mô diện tích đất lập quy hoạch khoảng 137ha.
Đây là khu công nghiệp hướng tới các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao); chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao gắn với các vùng nguyên liệu; cơ khí chế tạo, điện tử; phát triển công nghiệp hỗ trợ, sử dụng quy trình sản xuất hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phù hợp định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP. Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt. Số lượng công nhân, người lao động dự kiến khoảng 7.000 người.
Các chức năng chính: đất thương mại, dịch vụ; đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho hàng; đất an ninh, đất cây xanh, đất giao thông, đất các khu kỹ thuật; đất bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa.
Nhà lưu trú, các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp bố trí trong đất thương mại, dịch vụ trong khu công nghiệp theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định của Chính phủ.
Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội dự kiến bố trí tại ô đất ký hiệu C3-2 (thuộc địa bàn xã Khánh Hà và phạm vi ranh giới Quy hoạch phân khu đô thị S5) với diện tích khoảng 8ha.
HĐND TP. Hà Nội cũng thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phụng Hiệp (địa điểm tại các xã: Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi, Dũng Tiến, huyện Thường Tín) với quy mô diện tích đất lập quy hoạch khoảng 174,8ha.
Đây là khu công nghiệp hướng tới các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao); chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao gắn với các vùng nguyên liệu; cơ khí chế tạo, điện tử, phát triển công nghiệp hỗ trợ, sử dụng quy trình sản xuất hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch phát triển công nghiệp TP. Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND thành phố phê duyệt. Số lượng công nhân, người lao động dự kiến khoảng 8.000 người.
Các chức năng chính: Đất thương mại, dịch vụ; đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho tàng; đất an ninh, đất cây xanh, đất giao thông, đất các khu kỹ thuật; đất bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa.
Nhà lưu trú, các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ công nhân, người lao động làm việc trong khu công nghiệp bố trí trong đất thương mại, dịch vụ trong khu công nghiệp theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định của Chính phủ. Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội dự kiến bố trí tại các ô đất ký hiệu A3/NO1 và A3/NO2 với diện tích khoảng 8ha.
HĐND TP. Hà Nội cũng thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn (địa điểm các xã: Tân Dân và Minh Trí, huyện Sóc Sơn) với diện tích đất lập quy hoạch khoảng 323,9ha.
Đây là khu công nghiệp xây dựng hạ tầng hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư; hướng tới phát triển các ngành công nghiệp sạch (ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử-công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược-mỹ phẩm, dệt may…), sử dụng quy trình sản xuất, công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Số lượng công nhân, người lao động dự kiến khoảng 18.000 người (trung bình khoảng 60-80 người/ha đất công nghiệp).
Các chức năng chính: Đất hành chính, trung tâm điều hành, thương mại, dịch vụ; đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho tầng; đất an ninh, đất cây xanh, đất hạ tầng kỹ thuật, đất hạ tầng kỹ thuật, đất giao thông, đất bãi đỗ xe.
UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản đề xuất địa điểm xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân lao động cho khu công nghiệp sạch Sóc Sơn có diện tích khoảng 45ha vị trí tại xã Minh Trí và xã Minh Phú.
Nhà lưu trú, các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ công nhân, người lao động làm việc trong khu công nghiệp bố trí trong đất thương mại, dịch vụ trong khu công nghiệp theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định của Chính phủ.
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải khai thác trước ngày 28/2/2026
Đối với dự án sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa vào khai thác trước 28/2/2026, không thể chậm trễ hơn.
Sự kiện - 03/12/2024 17:17
Tổng Bí thư: Tôi sẽ cố gắng hết sức để xứng đáng kỳ vọng của cử tri Hà Nội
Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Sự kiện - 03/12/2024 17:14
4 bộ vẫn chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài năm 2024
Tính đến hết tháng 11/20240, 4/10 Bộ, ngành vẫn chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài năm 2024 là Bộ GD&ĐT, Bộ Xây dựng, Bộ LĐ,TB&XH, Bộ Y tế.
Sự kiện - 03/12/2024 13:56
VAFIE phối hợp Cục Thuế Hà Nam tổ chức hội thảo về thuế, hải quan
Ngày 5/12, VAFIE sẽ phối hợp với Cục Thuế tỉnh Hà Nam tổ chức hội thảo thuế với chủ đề "Lưu ý quyết toán thuế năm 2024 và hướng dẫn rà soát hồ sơ, sổ sách phục vụ thanh kiểm tra thuế và hải quan".
Sự kiện - 03/12/2024 13:06
Bộ trưởng Nội vụ: Vui vẻ chấp hành sự phân công khi thực hiện tinh giản bộ máy
Trong thực hiện tinh gọn bộ máy, Bộ trưởng Nội vụ lưu ý cán bộ, đảng viên của Bộ cần vui vẻ chấp hành sự phân công của tổ chức vì mục tiêu phát triển đất nước.
Sự kiện - 03/12/2024 10:05
Trung tâm Tài chính TP.HCM cơ bản hình thành đầu năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ KH&ĐT, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025. Đồng thời, Thủ tướng cũng "chốt" tiến độ nhiều dự án trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ.
Sự kiện - 02/12/2024 21:35
Lan tỏa tác phẩm thông tin đối ngoại để bạn bè quốc tế hiểu, yêu Việt Nam hơn
Giải thưởng Thông tin đối ngoại không chỉ là một giải thưởng báo chí thông thường mà còn là diễn đàn để những người yêu Việt Nam, ủng hộ Việt Nam sáng tạo và lan tỏa hình ảnh Việt Nam.
Sự kiện - 02/12/2024 18:42
Hà Nội khai mạc hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024
Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 với chủ đề "Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững" sẽ diễn ra từ 2-3/12/2024 tại Hà Nội.
Sự kiện - 02/12/2024 18:22
Sông Tô Lịch sắp được hồi sinh nhờ nguồn nước sông Hồng
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra thời hạn 3 tháng thực hiện thủ tục và 6 tháng thi công phải hoàn thành dự án làm sạch sông Tô Lịch.
Sự kiện - 02/12/2024 18:20
Quảng Nam giảm 1 huyện và 8 xã từ đầu năm 2025
Từ ngày 1/1/2025, tỉnh Quảng Nam có 17 đơn vị cấp huyện, 233 đơn vị cấp xã. Như vậy, địa phương này giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 8 đơn vị hành chính cấp xã.
Sự kiện - 02/12/2024 16:16
Thủ tướng nêu 7 giải pháp đột phá của ngành logistics
3 mục tiêu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian tới bao gồm giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025, nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%. Đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%. Cùng với đó, nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.
Sự kiện - 02/12/2024 13:20
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Sự kiện - 02/12/2024 10:44
Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới
Tối 1/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD
Sự kiện - 02/12/2024 06:54
Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém.
Sự kiện - 01/12/2024 12:45
Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Bộ Chính trị xác định việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Sự kiện - 01/12/2024 10:42
Sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội để xây cầu Trần Hưng Đạo
Định hướng ban đầu sẽ đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhưng đến nay được xác định lại sẽ sử dụng vốn đầu tư công và sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội.
Sự kiện - 01/12/2024 07:04
- Đọc nhiều
-
1
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
2
Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản
-
3
Đứng Top thế giới về tài sản số nhưng Việt Nam chưa có quy định rõ ràng
-
4
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
-
5
Quốc hội 'chốt' thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 4 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 4 week ago