Hà Nội: Di dời, cải tạo khẩn cấp 133 chung cư xuống cấp nguy hiểm

Nhàđầutư
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh mục 133 công trình nguy hiểm, kèm theo cảnh báo, yêu cầu chủ sở hữu thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện những biện pháp này không hề đơn giản.
NHÂN HÀ
15, Tháng 08, 2017 | 10:01

Nhàđầutư
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh mục 133 công trình nguy hiểm, kèm theo cảnh báo, yêu cầu chủ sở hữu thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện những biện pháp này không hề đơn giản.

chung-cu-cu

Nhà G6A Thành Công, phường Thành Công được xếp hạng D đặc biệt nguy hiểm tại Hà Nội (Ảnh: Vietnamnet)

Theo kết quả kiểm tra, rà soát đợt một đối với hơn 600 công trình về an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ của Sở Xây dựng, tại TP Hà Nội hiện có 56 công trình cần duy tu, sửa chữa nhỏ. 315 công trình chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng, cần khảo sát, đánh giá chi tiết. 133 công trình nguy hiểm, cần khoanh vùng, ưu tiên đánh giá chi tiết, tổ chức chống đỡ và di dời người dân nếu cần thiết.

Đây là việc làm kịp thời của cơ quan chuyên môn để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của những người dân đang sinh sống trong các công trình này, nhất là trong mùa mưa bão. Trên địa bàn thành phố hiện tồn tại hơn 1.500 chung cư cũ quy mô từ hai đến năm tầng, được xây dựng từ năm 1960 đến 1990. Trải qua hàng chục năm sử dụng, không được duy tu, sửa chữa thường xuyên, cho nên phần lớn công trình này đều xuống cấp nghiêm trọng, quá tải về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cần được cải tạo, xây dựng lại. Tình trạng người dân tự ý lấn chiếm, cơi nới không gian chung để tăng diện tích sử dụng gây ảnh hưởng đến kết cấu, khả năng chịu lực, chịu tải công trình, có nguy cơ mất an toàn cao.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng của thành phố kiểm định các công trình cũ, công bố danh mục các công trình nguy hiểm cấp độ D, mức độ nguy hiểm cao nhất trong thang đánh giá an toàn chịu lực công trình, có nguy cơ đổ sập, cần di dời người dân để bảo đảm an toàn. Năm 2016, UBND thành phố quyết định di dời các hộ dân đang sinh sống tại đơn nguyên 1,2 nhà G6A, phường Thành Công, đơn nguyên 1 nhà A, Ngọc Khánh và đơn nguyên 1, 3 tập thể Bộ Tư pháp, phường Cống Vị, quận Ba Đình. Cuối năm 2016, UBND quận Ba Đình tổ chức bốc thăm vị trí căn hộ tái định cư tại nhà cao tầng lô E, khu đô thị Yên Hòa đối với những hộ dân tự nguyện bàn giao mặt bằng. Ông Nghiêm Xuân Tuy, người dân sinh sống tại nhà G6A, phường Thành Công cho biết: Hầu hết các hộ trong tổng số 117 hộ dân của cả năm đơn nguyên nhà G6A đều đồng thuận cải tạo, xây dựng lại tòa nhà, được bố trí tái định cư tại chỗ, nhưng còn lo lắng chưa biết đơn vị nào sẽ làm chủ đầu tư xây dựng lại tòa nhà, hệ số chuyển đổi, thời gian xây dựng, tạm cư… ra sao. Để đẩy nhanh quá trình xây dựng, người dân đề nghị thành phố thực hiện đồng bộ đối với cả năm đơn nguyên của tòa nhà.

Mặc dù công tác chuẩn bị được thực hiện đầy đủ, nhưng đến nay chưa có hộ dân nào di dời. UBND phường Thành Công gắn biển công trình nguy hiểm để cảnh báo và vận động người dân chủ động tháo dỡ phần diện tích cơi nới trái phép, nhưng chưa có chuyển biến. Các “chuồng cọp” cơi nới vẫn lơ lửng trên cao. Ở tầng một tòa nhà, hoạt động kinh doanh buôn bán vẫn diễn ra tấp nập, bất chấp nguy hiểm. Nhiều hạng mục xuống cấp như khu vực cầu thang, tầng áp mái hay khe nứt lớn giữa hai đơn nguyên. Khu vực cầu thang hay các căn hộ tầng năm vẫn thường xuyên bị thấm dột mỗi khi có mưa to. Theo đại diện UBND phường Thành Công, cho đến nay mới có 12 trong tổng số 49 hộ dân sinh sống tại đơn nguyên 1 và 2 nhà G6A đồng ý di dời.

Theo công bố của Sở Xây dựng, trong đợt kiểm tra, rà soát vừa qua có hơn 90 công trình chưa được đánh giá chất lượng do xây dựng lại, không xác định được vị trí và chủ sử dụng, sở hữu công trình không đồng ý cho kiểm định. Vì vậy, số lượng công trình nguy hiểm có khả năng còn lớn hơn số lượng đã công bố. Trước tình trạng này, Sở Xây dựng đề nghị chủ sở hữu thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế, ngừng sử dụng công trình, di dời người và tài sản nếu cần thiết.

Từ nhiều năm nay, việc xử lý các công trình nguy hiểm tại TP Hà Nội còn chậm trễ. Nguyên nhân chính là do các công trình trong khu vực nội đô bị kiểm soát chiều cao. Việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thiếu cơ chế, chính sách đặc thù cho nên chưa thu hút các nhà đầu tư. Người dân chưa đồng tình, đòi hỏi quá cao về hệ số bồi thường, bố trí tái định cư, nhất là các hộ cho thuê kinh doanh ở tầng một… Vì thế, cùng sự chủ động thực hiện các biện pháp an toàn, kiên quyết di dời người dân ra khỏi nhà nguy hiểm, TP Hà Nội cần sớm thực hiện lập quy hoạch chi tiết đối với các khu chung cư cũ, lựa chọn nhà đầu tư đủ khả năng, năng lực tài chính thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ cả khu vực theo quy định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ