Gỡ 'thẻ vàng' thủy sản Việt Nam: Câu trả lời còn bỏ ngỏ

Nhàđầutư
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), "thẻ vàng" IUU đã khiến giảm nhập khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam. Cơ quan này dự báo sẽ còn giảm tiếp trong thời gian tới tùy vào nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng” của Chính phủ và các bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương.
HÀ MY
08, Tháng 01, 2019 | 16:13

Nhàđầutư
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), "thẻ vàng" IUU đã khiến giảm nhập khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam. Cơ quan này dự báo sẽ còn giảm tiếp trong thời gian tới tùy vào nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng” của Chính phủ và các bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương.

1_feoj

Sau 14 tháng bị rút "thẻ vàng", Việt Nam vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo theo quy định (IUU)

Việt Nam không phải quốc gia duy nhất bị EU "tuýt còi"

Trước đây, đã từng có nhiều quốc gia trên thế giới phải nhận "thẻ vàng", thậm chí "thẻ đỏ" từ EU, do đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU).

Cụ thể, theo Tổng cục Thuỷ sản Việt Nam, đến nay đã có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ từng bị EU áp dụng biện pháp phạt thẻ; trong đó có 6 quốc gia đã phải nhận "thẻ đỏ".

Trong khu vực ASEAN, Campuchia đã nhận "thẻ đỏ" từ EU từ tháng 3/2014, Philippines nhận "thẻ vàng" vào tháng 6/2014 nhưng đã được xóa chỉ 10 tháng sau đó nhờ vào việc tuân thủ các quy định đánh bắt thủy sản của luật pháp quốc tế. Ngoài ra, cũng do đánh bắt cá trái phép tràn lan, Thái Lan cũng nhận thẻ vàng từ EU vào tháng 4/2015.

Là một trong những quốc gia đã từng bị EU rút "thẻ vàng" vào năm 2014, Philippines đã rất nhanh chóng gỡ được chiếc thẻ này chỉ trong 10 tháng sau đó nhờ vào những nỗ lực rất cao của toàn bộ hệ thống chính trị. Cùng thời điểm với Philippines, Hàn Quốc cũng được EU "bật đèn xanh" cho xuất khẩu thủy sản.

Giải thích về quyết định gỡ bỏ chiếc "thẻ vàng" cảnh cáo đối với hai quốc gia châu Á, Ủy viên châu Âu về môi trường, các vấn đề hàng hải và thủy hải sản Karmenu Vella cho hay cả Hàn Quốc và Philippines đều đã có những hành động trách nhiệm trong việc sửa đổi, cải cách hệ thống pháp luật nhằm hướng tới một cách tiếp cận chủ động hơn trong cuộc chiến chống lại nạn đánh bắt cá bất hợp pháp.

Đặc biệt, phía EU thừa nhận Philipines rất có thiện chí hợp tác và đã bắt tay vào thực hiện một loạt cải cách nhằm nâng cấp hệ thống quản lý thủy sản để đến bây giờ hệ thống này đã có thể sánh ngang với luật quốc tế.

Tại Thái Lan, quốc gia cũng đang phải vật lộn với chiếc "thẻ vàng" từ EU trong nhiều năm nay, tình hình cũng đã khả quan hơn khi phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ sự hài lòng trước những nỗ lực và kết quả tích cực mà Bangkok đã đạt được trong việc đối phó với vấn đề IUU.

Trong đó, EU đặc biệt đánh giá cao việc Bangkok áp dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc hải sản và điều chỉnh một số quy định pháp luật nhằm hạn chế việc đánh bắt ngoài lãnh hải.

Khi nào thủy sản Việt Nam sẽ được gỡ "thẻ vàng"?

Trao đổi qua điện thoại với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết, EC sẽ lùi cuộc kiểm tra thủy sản Việt Nam từ đầu tháng 1/2019 sang tháng 5 hoặc tháng 6/2019.

"EC muốn xem xét việc thực hiện luật thủy sản của Việt Nam, từ đó sẽ có cuộc kiểm tra và quyết định việc có gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam hay không", ông Hùng cho biết.

Theo thống kê từ các doanh nghiệp (DN) lớn thường xuyên xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường EU (Châu Âu), do dính "thẻ vàng" IUU nên trong năm 2018, dù rất nỗ lực và cố gắng nhưng các DN gặp không ít khó khăn. Ước tính, doanh số mỗi năm XK sang thị trường này đạt 350-400 triệu USD, chiếm 16-17% tổng XK hải sản của cả nước. Tuy nhiên, đến hết tháng 9/2018, XK hải sản sang thị trường này giảm tới 25% so với cùng kỳ 2017, còn 252 triệu USD.

VASEP cho rằng, khi bị cảnh cáo "thẻ vàng" IUU thì 100% các lô hàng hải sản Việt Nam vào thị trường này sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, sẽ tốn thêm thời gian, chi phí và rủi ro cho DN XK sang đây. Chưa kể tác động từ EU cũng sẽ kéo theo những thị trường khác áp dụng các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn.

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), thẻ vàng IUU đã khiến giảm nhập khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam. Cơ quan này dự báo sẽ còn giảm tiếp trong thời gian tới tùy vào nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng” của Chính phủ và các bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương. Trong đó XK các mặt hàng mực, bạch tuộc, cua ghẹ, cá biển sang EU sẽ tiếp tục giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận xác nhận nguồn gốc khai thác.

Như vậy là sau 14 tháng bị rút "thẻ vàng", Việt Nam vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo theo quy định (IUU). Vấn đề còn lại là EC có sớm gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản của Việt Nam sau cuộc kiểm tra sắp tới?

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ