Gian khó lọc dầu
Nhiều dự án lọc dầu đã được lên kế hoạch đầu tư nhưng tới hiện nay chỉ có 2 dự án hoàn tất xây dựng và đi vào hoạt động.

Giữa tháng 11/2018 tới, Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP) sẽ chính thức vận hành thương mại.
Nghi Sơn: tìm đường xuất khẩu
Giữa tháng 11/2018 tới, Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP) sẽ chính thức vận hành thương mại. Có vốn đầu tư 9,2 tỷ USD với công suất 10 triệu tấn dầu thô đầu vào/năm, Dự án Lọc hoá dầu lớn nhất Việt Nam được cấp phép lần đầu vào năm 2008 và chính thức được khởi công xây dựng tháng 10/2013. Theo kế hoạch ban đầu, chủ đầu tư sẽ thực hiện chạy thử vào tháng 11/2016 và vận hành thương mại vào tháng 7/2017.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nắm giữ 25,1% vốn điều lệ, hai nhà đầu tư khác là Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI (Kuwait), Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) đều nắm giữ 35,1% vốn điều lệ và số còn lại thuộc về Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản).
Ở thời điểm cấp phép đầu tư cho Dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Việt Nam mới chỉ có một nhà máy lọc dầu Dung Quất đang hoạt động với quy mô 6,5 triệu tấn dầu thô đầu vào/năm - đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu xăng dầu cả nước. Chính bởi vậy, NSRP với các đối tác đến từ Nhật Bản và Kuwait - những nơi có nguồn dầu thô đầu vào lớn hay công nghệ tiên tiến đã nhận được sự chào đón từ Việt Nam.
Là Dự án có quy mô lớn nhất ở Việt Nam ở thời điểm cấp phép cũng như tới hiện nay, NSRP đã nhận được nhiều ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (chỉ phải nộp thuế suất bình quân 10% trong 70 năm sau đó) hay PVN sẽ là bên bao tiêu sản phẩm cho nhà máy này với giá bán buôn các sản phẩm của NSRP tại cổng nhà máy bằng với giá nhập khẩu cộng thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen,... ).
Tới thời điểm hiện tại, NSRP mới bước chuẩn bị cho vận hành thương mại chính thức, tức là chậm khoảng 15 tháng so với dự kiến ban đầu. Dẫu vậy vấn đề đau đầu nhất của NSRP hiện tại là bán hàng. Theo tính toán, kể cả khi NSRP hoạt động đủ công suất thì cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoạt động từ năm 2009, nguồn cung trong nước mới đáp ứng được khoảng 70% tổng nhu cầu xăng dầu của cả nước. Tuy nhiên với các chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu đã đột ngột giảm mạnh theo các cam kết kể từ năm 2015, xăng dầu ngoại có ưu thế không kém gì xăng dầu sản xuất trong nước.
Chính vì vậy, bên cạnh thị trường nội địa được nhắm tới để bán các sản phẩm xăng dầu, diesel và nhiên liệu máy bay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang xem xét việc xuất khẩu, có thể là sau tháng 10/2018.
“Trên nguyên tắc thì nhà máy đã được Chính phủ Việt Nam cấp phép xuất khẩu, mặc dù vậy, vẫn cần phải xin giấy phép cho từng đợt xuất hàng", ông Shintaro Ishida, Tổng giám đốc NSRP cho biết.
NSRP cũng sẽ bắt đầu sản xuất polypropylene và các sản phẩm hóa dầu khác từ năm 2019 và có kế hoạch xuất bán cho các đối tác Nhật Bản và Kuwait. Nhà máy dự kiến sẽ tạm dừng để bảo dưỡng định kỳ vào tháng 4 và tháng 5/2019. Khi hoạt động ở công suất thiết kế là 10 triệu tấn dầu thô/năm hay tương đương 200.000 thùng dầu thô/ngày, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ giúp Việt Nam giảm lượng xăng và dầu diesel nhập khẩu. Theo kế hoạch, trong năm 2018, nhà máy sẽ nhập khẩu 6 triệu tấn dầu thô, sản xuất và tiêu thụ 4 triệu tấn sản phẩm.
Dung Quất: loay hoay mở rộng
Sau 10 năm vận hành, Nhà máy lọc dầu (NMLD) đầu tiên của Việt Nam đang đứng trước bài toán nâng cấp, mở rộng để đạt hiệu quả trong giai đoạn tới.
Là dự án đầu tiên trong lĩnh vực này, NMLD Dung Quất với quy mô 6,5 triệu tấn dầu thô đầu vào/năm khi đi vào hoạt động hồi năm 2008 đã mở ra chương mới cho ngành công nghiệp lọc hoá dầu tại Việt Nam. Tính từ khi vận hành đến năm 2017, NMLD Dung Quất đã sản xuất được 50,335 triệu tấn xăng dầu, chiếm tỷ lệ 40% nhu cầu xăng dầu trong cả nước; tổng doanh thu đạt khoảng 40 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế cộng dồn đạt hơn 17.000 tỷ đồng và nộp ngân sách gần 6,5 tỷ USD - hơn gấp đôi tổng mức đầu tư ban đầu, khoảng 3 tỷ USD.
Phiên đấu giá cổ phần lần đầu của BSR ra công chúng hồi đầu năm 2018 cũng đã thành công rực rỡ khi bán hết 7,79% vốn điều lệ, thu về cho Nhà nước hơn 5.566 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, BSR đã đạt lợi nhuận sau thuế là 2.947 tỷ đồng với việc tiêu thụ 3,6 triệu tấn xăng dầu. Mục tiêu trong nửa cuối năm 2018 của BSR là
tiêu thụ hơn 3,17 triệu tấn và đạt lợi nhuận sau thuế 1.754 tỷ đồng.
Thành công vậy nhưng chặng đường tiếp theo của BSR cũng không trải hoa hồng. Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất có tổng mức đầu tư 1,8 tỷ USD, công suất sau mở rộng là 8,5 triệu tấn dầu thô đầu vào/năm có kế hoạch hoàn thành vào năm 2021 và chính thức hoạt động từ năm 2022 với chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn Euro 5.
Tuy nhiên tới hiện tại, câu chuyện thu xếp nguồn vốn vay trị giá 1,269 tỷ USD vẫn chưa được chốt. Theo kế hoạch, với 50% từ nguồn vay tín dụng xuất khẩu (ECA) và từ các tổ chức tín dụng quốc tế. 50% còn lại sẽ được vay từ các ngân hàng thương mại trong nước.
“Nếu được Chính phủ bảo lãnh, Dự án sẽ vay được vốn với lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất vay thương mại thông thường”, ông Nguyên nhận xét dù thừa nhận, “có được bảo lãnh của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay là không dễ dàng”.
Dẫu vậy thì NMLD Dung Quất không thể dừng tiến hành nâng cấp thiết bị bởi sản phẩm xăng dầu sản xuất ra hiện chưa đáp ứng được yêu cầu về khí thải Euro 4 như quy định của Quyết định 49/2011/QĐ-TTg với thời hạn áp dụng từ năm 2018.
Ở câu chuyên bán tiếp cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, hai đối tác được nhắc tới hiện nay là Petrolimex và Indian Oil Corp (Ấn Độ). Tuy nhiên với thời hạn lựa chọn đối tác chiến lược đã hết và không được gia hạn, việc thoái vốn tiếp của BSR sẽ thông qua sàn chứng khoán. Việc tìm “chú rể” cho BSR xem ra cũng lận đận khi mà 5-7 năm trước, nhiều đối tác nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Venezuela hay Nga đã quan tâm tới việc mua cổ phần nhưng chốt lại NMLD Dung Quất vẫn lẻ bóng cổ đông lớn, cổ đông chiến lược.
Cạnh tranh khốc liệt
Sau khi Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn hồi năm 2008 được cấp phép, làn sóng đổ bộ vào lĩnh vực lọc hoá dầu cũng dâng cao. Có thể điểm danh trong số này là Dự án lọc dầu Cần Thơ quy mô 2 triệu tấn dầu thô/năm, vốn đầu tư 538 triệu USD do Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Viễn Đông và Công ty Semtech Limited B.V.I (Mỹ) góp vốn đầu tư. Tiếp đó là Dự án lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) có công suất giai đoạn đầu 4 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 nâng lên 8 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 1,7 tỷ USD, chủ đầu tư là Tập đoàn Technostar Management Limited (Anh quốc) và công ty TNHH Tell Oil (Nga) với nguồn dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông.
Petrolimex cũng đăng ký Dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong tại KHánh Hoà với quy mô 10 triệu tấn dầu thô/năm, số vốn ban đầu 2 tỷ USD. Đặc biệt nhất là siêu Dự án Lọc hoá dầu Nhơn Hội tại Bình Định có quy mô lên tới 30 triệu tấn dầu thô đầu vào/năm, với số vốn khoảng 22 tỷ USD. Tuy nhiên tất cả các dự án này đều không có cơ hội đi xa bởi nhà đầu tư chỉ chăm chăm xin các ưu đãi đầu tư mà NMLD Dung Quất và NSRP đang có như điều kiện để triển khai dự án.
Dẫu vậy thì với việc hai nhà máy lọc dầu đã được cấp phép và hiện thực hoá đầu tư, nguồn cung xăng dầu trong nước đã được đáp ứng khoảng 70%. Bởi vậy đã không có những ưu đãi đầu tư hấp dẫn được đưa ra cho người đến sau.
Thậm chí trên thực tế, việc giảm nhanh hàng rào thuế quan cho xăng dầu nhập khẩu kể từ năm 2015 trở lại đây còn khiến hai nhà máy lọc dầu hiện có phải lăn lộn tìm ra những chiêu thức cạnh tranh quyết liệt trong bán hàng để phát huy hiệu quả của máy móc đã đầu tư.
- Cùng chuyên mục
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính khẳng định tuân thủ nguyên tắc công bằng, khách quan
Bộ Tài chính cho biết, việc chỉ tập trung vào rà soát, phản ánh tồn tại, hạn chế trong quá trình lựa chọn nhà thầu mà không đưa ra kết luận cụ thể là phù hợp nguyên tắc công bằng, khách quan, minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư - 08/07/2025 08:37
Nâng 'chất' nhà đầu tư, hướng thị trường đến sự bền vững
Một thị trường chứng khoán phát triển bền vững cần phải có cơ cấu tỷ trọng hợp lý của nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tư - 08/07/2025 07:00
Quảng Trị kêu gọi đầu tư 3 dự án điện gió hơn 9.500 tỷ đồng
Ba dự án điện gió với tổng công suất 278MW, tổng mức đầu tư 9.586 tỷ đồng vừa được tỉnh Quảng Trị kêu gọi đầu tư.
Đầu tư - 08/07/2025 06:45
Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam trong bối cảnh Mỹ áp dụng thuế đối ứng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2025 đạt kết quả ấn tượng, song liệu Việt Nam có còn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài khi tới đây Mỹ áp dụng thuế đối ứng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mà đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là các doanh nghiệp FDI?
Đầu tư - 07/07/2025 06:45
Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính
Đến nay đã có hơn 10 nhà đầu tư, trong đó có 3 liên doanh các nhà đầu tư (Makara Capital, Terne Holding, Trump Organization) muốn được lựa chọn làm nhà đầu tư chiến lược để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng.
Đầu tư - 06/07/2025 16:54
GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn cầu và khu vực giảm, GDP 6 tháng đầu năm 2025 của Việt Nam tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.
Đầu tư - 06/07/2025 10:28
Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 81,0% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định hơn.
Đầu tư - 06/07/2025 06:45
Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị
Lãnh đạo TP. Quảng Châu (Trung Quốc muốn đẩy mạnh tăng cường hợp tác phát triển giao thông với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là đường sắt đô thị.
Đầu tư - 05/07/2025 14:13
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI
6 tháng đầu năm 2025, Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024, đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Đầu tư - 05/07/2025 06:45
Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm
Cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam.
Đầu tư - 04/07/2025 16:19
OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam
Công ty CP OBC Thuận An (OBC Holdings) - một thương hiệu địa ốc mới vừa ra mắt thị trường bất động sản phía Nam, với dự án đầu tay là A&K Tower, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 04/07/2025 11:28
EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh
Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh khu vực đang chạy đua để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, theo EuroCham.
Đầu tư - 04/07/2025 11:08
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM đã tháo gỡ được 70 dự án để khơi thông nguồn lực trên 400.000 tỷ đồng, tạo lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tiếp tục tin tưởng và quay lại thành phố để đầu tư.
Đầu tư - 04/07/2025 09:59
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh
Lợi thế chi phí giúp Việt Nam thuộc top các quốc gia có lợi thế cạnh tranh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tốt nhất, bất chấp giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% từ 2019.
Đầu tư - 04/07/2025 07:34
Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'
TS. Lê Xuân Nghĩa tin rằng, thị trường bất động sản sắp tới sẽ "bội cung", ngược lại tình trạng "thiếu cung" trong vài năm trở lại đây.
Đầu tư - 04/07/2025 07:27
Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế
Thời kỳ 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển của Huế khoảng 14.050 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho bến cảng khoảng 12.790 tỷ đồng.
Đầu tư - 03/07/2025 09:38
- Đọc nhiều
-
1
HHV chuẩn bị trả cổ tức cổ phiếu
-
2
Dragon Capital:'Các công ty niêm yết Việt Nam gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển'
-
3
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
-
4
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn giả Ofood
-
5
Trước thềm niêm yết, Bất động sản CRV muốn phát hành mới cổ phần giá 26.000 đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago