Giá thực phẩm đang 'leo thang'

THANH THƯƠNG
06:43 18/11/2021

Người dân lẫn người kinh doanh đều bày tỏ lo ngại khi giá các mặt hàng thiết yếu lẫn nguyên vật liệu đều đồng loạt tăng trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh.

"Cầm 500.000 đồng đi siêu thị thấy chẳng mua được bao nhiêu, về nhà tính lại mới thấy cái gì cũng tăng giá, mùng tơi từ 20.000-25.000 đồng lên hơn 30.000 đồng một kg", chị Thảo (TP. Thủ Đức) than.

Thực tế hiện nay giá xăng dầu, phân bón, vật tư nông nghiệp tăng phi mã trong thời gian qua kết hợp nguồn cung hạn chế khiến giá nhiều loại thực phẩm rục rịch tăng trở lại. Khảo sát của Zing tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, nhiều loại thực phẩm có xu hướng tăng trở lại so với thời điểm đầu tháng 10.

Tại một cửa hàng Vinmart+ ở quận 7, cải ngọt có giá 44.000 đồng/kg, hành lá 81.800 đồng/kg, ngò rí 60.000 đồng/kg, súp lơ xanh 65.000 đồng/kg, mùng tơi 33.000 đồng/kg, cà rốt 34.000 đồng/kg, đậu cô ve 39.900 đồng/kg, bắp cải trắng 18.000 đồng/kg...

1_zing_13_

Giá xăng tăng sẽ kéo theo chuỗi tăng giá ở nhiều mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Phương Lâm

Rau gia vị tăng cao nhất từ trước đến nay

Trong khi đó, tại cửa hàng Bách Hóa Xanh nhiều loại rau củ có mức giá thấp hơn. Đơn cử, cải ngọt, cải bẹ xanh giá 18.000 đồng/kg, cà chua 40.000 đồng/kg, mùng tơi 18.000 đồng/kg, hành lá 60.000 đồng/kg, ngò rí 55.000 đồng/kg, bắp cải trắng 25.000 đồng/kg,... Thịt ba rọi 129.000 đồng/kg, thịt sườn non 159.000 đồng/kg, nạc dăm 115.000 đồng/kg.

Tại chợ truyền thống, giá thực phẩm có tăng nhẹ từ 2.000-7.000 đồng, tùy loại. Cụ thể, tại một quầy bán rau củ ở chợ Xóm Chiếu (quận 4) mùng tơi có giá 30.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh đồng giá 25.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), cà chua 35.000 đồng/kg, hành lá 40.000 đồng/kg...

Tiểu thương bán rau củ tại chợ này cho biết hiện nay do giá xăng dầu tăng, thời tiết mưa bão rau khó nhập nên giá phải tăng lên, tuy nhiên mức tăng chưa đột biến như thời điểm đầu tháng 7. "Giá cả tăng nhưng lượng khách giảm mạnh. Người dân cũng thắt chặt chi tiêu, mua đồ ít hơn trước", tiểu thương này cho biết.

Hiện, giá nhiều loại rau củ tại TP. Đà Lạt và vùng phụ cận cũng đang tăng mạnh. Đặc biệt gồm các loại rau ăn lá do nhu cầu tiêu thụ cao trong khi nguồn cung bị khan hiếm.

Ông Hoàng Thanh Hải - giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Hải Nông - thừa nhận hiện nay một số loại rau gia vị như ngò rí, hành lá, rau thơm... tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, ở các chợ đầu mối lên mức 50.000-60.000 đồng/kg.

"Còn một số loại rau củ khác cũng có tăng nhưng ở mức chấp nhận được. Cụ thể cà rốt ở chợ đầu mối dao động 18.000-25.000 đồng/kg, củ cải trắng 8.000 đồng tăng lên 16.000 đồng/kg...", ông nói và thừa nhận hiện nay giá các mặt hàng rau củ, quả ở Đà Lạt cao ngất ngưởng và khan hàng. Một số mặt hàng nhập từ Trung Quốc cũng tăng hơn trước.

"Hiện nay người nông dân cũng đang chần chừ không dám xuống giống, không dám sản xuất nhiều vì lo sợ dịch bệnh khiến cung không đủ cầu. Hơn nữa, giá phân bón, hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật lại tăng gấp 2-3 lần kết hợp với giá xăng liên tục lên cao làm ảnh hưởng đến giá nông sản", ông Hải lý giải.

6_1_

Nhiều tháng qua, bên cạnh thực phẩm tươi sống, doanh nghiệp sản xuất dầu ăn, nước mắm, bún, phở gói, các loại bột... cũng phải liên tục điều chỉnh giá. Ảnh: Phương Lâm.

Chật vật chi tiêu trong "cơn bão giá"

Giá xăng dầu, gas tăng phi mã, các thực phẩm khác cũng đồng loạt tăng theo, khiến người dân càng thêm khó khăn trong chi tiêu, nhất là người lao động có thu nhập thấp. Chị Nguyễn Mai (Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức) cho biết vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, chị bị cắt giảm 30% lương nhưng mọi mặt hàng thiết yếu lại tăng cao.

"Nay đi siêu thị, mua 350 gram thịt xay, 1 quả dưa hấu, 1 bó rau cải cho một bữa ăn đã tốn gần 100.000 đồng. Tiền kiếm đã ít đi mà giá cả chi tiêu mọi thứ gấp 2 gấp 3", chị than. Mọi chi phí đắt đỏ đã buộc chị Mai phải cân đối chi tiêu, chỉ mua những thực phẩm cần thiết và hạn chế ăn uống ở ngoài.

Tương tự, chị Lê Thương (quận 8, TP.HCM) cũng cho biết ngoài rau củ, thịt cá tăng thì đồ dùng sinh hoạt gia đình như dầu ăn, mắm, đồ hộp... cũng tăng giá, tiền thuê nhà thì mới nộp đầu tháng vài hôm sau đã thấy tới cuối tháng. "Chưa kể bát bún bò trước 30.000 đồng nay đã tăng lên 35.000 đồng. Với tình hình giá cả đắt đỏ, tôi cũng không dám ăn ngoài nhiều", chị nói.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT), khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới, các hoạt động dịch vụ tăng, dự báo nhu cầu thực phẩm cuối năm và giá cả sẽ tăng trở lại.

Nhu cầu tiêu thụ rau quả toàn cầu dự báo sẽ sớm phục hồi mạnh mẽ trong quý cuối năm. Đây cũng là yếu tố chính giúp cải thiện xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Cùng với hoạt động thông quan xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc được khơi thông sẽ là những yếu tố thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong những tháng tới.

Với các sản phẩm thủy sản, các doanh nghiệp đang gia tăng thu mua để chuẩn bị cho đơn hàng phục vụ dịp Noel và lễ tết cuối năm nên giá cá tra và tôm có xu hướng tăng, trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế bởi người nuôi còn đang dè chừng lo ngại dịch bệnh.

IMG_0940_z

Giá thực phẩm rục rịch tăng trở lại sau thời gian giảm nhẹ. Ảnh: Đức Anh

Giải pháp nào kiểm soát giá cả leo thang?

Trao đổi với Zing, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - cho biết vấn đề áp lực tăng lạm phát do chi phí tăng cao đã được các chuyên gia của VEPR cảnh báo trong các báo cáo gần đây.

"Tuy nhiên cho đến thời điểm kết thúc quý III, nhu cầu tiêu dùng còn thấp, sự phục hồi lại sản xuất, đời sống, kinh doanh bình thường có độ trễ nhất định nên áp lực lạm phát cuối năm 2021 của Việt Nam là không cao, vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Chính phủ đặt ra", ông Việt nhìn nhận.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhấn mạnh chi chí sản xuất, kinh doanh tăng cao do kiểm soát dịch bệnh, những rủi ro từ dịch COVID-19 tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu chủ lực sẽ tạo áp lực và rủi ro lạm phát rất lớn cho năm 2022.

Chi chí sản xuất, kinh doanh tăng cao và những rủi ro về dịch bệnh tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu chủ lực sẽ tạo áp lực và rủi ro lạm phát rất lớn trong năm 2022.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR).

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng xu thế tăng giá nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là xăng dầu thế giới khó có thể đảo ngược trong nửa đầu 2022, khi nhu cầu nguyên liệu vào mùa hè tăng, kinh tế thế giới bước vào phục hồi mạnh mẽ.

"Trong bối cảnh đó, quỹ bình ổn xăng dầu lại không còn dư địa để hỗ trợ thì Bộ tài chính cần có động thái cân nhắc giảm các loại thuế, phí trên giá xăng dầu để hỗ trợ tăng trưởng. Chẳng hạn, thuế VAT nên có phương án giảm có lựa chọn một số lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh để hỗ trợ phục hồi sản xuất và kích cầu trong nước", ông nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng việc giảm các khoản thuế, phí đóng góp cố định cũng có thể ảnh hướng đến nguồn thu ngân sách từ đó ảnh hưởng khả năng cân đối các gói hỗ trợ sản xuất, an sinh xã hội sau dịch hay kế hoạch đầu tư công trung hạn. Do vậy cũng cần có sự tính toán phù hợp.

Về dài hạn, theo lãnh đạo Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, cần nghiên cứu lại cách thức điều hành hiệu quả quỹ bình ổn giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường tự do.

xang_10PT

Xăng dầu tăng giá phi mã thời gian qua kéo theo mức giá của nhiều mặt hàng tăng. Ảnh: Phạm Thắng

"Chỉ khi nào giá bán lẻ xăng, dầu chịu áp lực cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, cũng như các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu thì việc cắt giảm các chi phí trung gian, logistic, đổi mới công nghệ mới là biện pháp quan trọng để giảm giá thành và tăng năng lực cung ứng", ông nêu quan điểm.

Chính vì thế, một trong những cách thức tối ưu là cần mở cửa thị trường nguyên liệu nói chung và xăng dầu nói riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo chuyên gia này, với áp lực giá đầu vào sản xuất tăng cao đặc biệt là các mặt hàng nguyên liệu xăng, dầu, sẽ tạo cơ hội cho các mặt hàng thay thế và tăng áp lực đổi mới, sáng tạo cho toàn bộ nền kinh tế vì phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm hơn nữa chi phí đầu vào để tăng tính cạnh tranh.

"Sự gia tăng tính cạnh tranh và mở cửa thị trường xăng, dầu nói riêng và các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nói chung là tốt cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trong dài hạn. Một khi chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các ngành, nền kinh tế Việt nam được nâng cao sẽ giải được rất nhiều vấn đề, trong đó có cả áp lực lạm phát", TS. Nguyễn Quốc Việt nhìn nhận.

(Theo Zing)

  • Cùng chuyên mục
Giá vàng thế giới mỗi ngày lập một kỷ lục mới

Giá vàng thế giới mỗi ngày lập một kỷ lục mới

Sau khi chạm mức 2.800 USD/ounce, hôm nay 1/2, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục mới khi vượt mốc 2.820 USD/ounce. Như vậy chỉ trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, giá vàng thế giới đã tăng đến 70 USD/ounce.

Thị trường - 01/02/2025 16:02

TP.HCM thu gần 7.700 tỷ đồng dịp Tết Ất Tỵ 2025

TP.HCM thu gần 7.700 tỷ đồng dịp Tết Ất Tỵ 2025

Nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán, TP.HCM đón trên 2 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến vui chơi, trải nghiệm. Doanh thu ước đạt khoảng 7.690 tỷ đồng, tăng 17,4% so với 6.550 tỷ đồng cùng kỳ năm 2024.

Thị trường - 01/02/2025 12:37

Quảng Ninh đón gần nửa triệu lượt khách du lịch trong dịp tết Ất Tỵ

Quảng Ninh đón gần nửa triệu lượt khách du lịch trong dịp tết Ất Tỵ

Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hàng đầu của du lịch Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán.

Thị trường - 01/02/2025 07:19

Đà Nẵng đón hơn 469.000 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán

Đà Nẵng đón hơn 469.000 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán

Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ước đạt hơn 469.000 lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ.

Thị trường - 01/02/2025 07:13

Mục tiêu tăng trưởng cao 2025: Góc nhìn từ tính khả thi?

Mục tiêu tăng trưởng cao 2025: Góc nhìn từ tính khả thi?

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 được Tổng cục Thống Kê công bố là 7,1%, vượt khá xa mục tiêu 6,0 - 6,5% do Quốc hội đề ra cũng như cao hơn hấu hết mong đợi và dự báo trước đây của các tổ chức trong và ngoài nước.

Thị trường - 01/02/2025 07:03

Apple lập kỷ lục mới dù iPhone bán chậm

Apple lập kỷ lục mới dù iPhone bán chậm

Bất chấp sự sụt giảm doanh số iPhone tại Trung Quốc, Apple vẫn đạt doanh thu kỷ lục 124,3 tỷ USD trong quý IV/2024, với mảng dịch vụ tăng trưởng ấn tượng 14%.

Thị trường - 31/01/2025 08:08

Lạc quan về triển vọng tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam

Lạc quan về triển vọng tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam

Chia sẻ với Tạp chí Nhà đầu tư, một số tổ chức quốc tế đã đưa ra nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm tới, và chỉ ra những ưu tiên hành động để cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Thị trường - 31/01/2025 06:59

Trường liên cấp Newton và sứ mệnh vươn tầm quốc tế trong giáo dục

Trường liên cấp Newton và sứ mệnh vươn tầm quốc tế trong giáo dục

Hành trình 15 năm phát triển của hệ thống trường liên cấp Newton không chỉ là câu chuyện về sự nỗ lực mà còn là minh chứng cho tiềm năng vượt bậc của giáo dục tư thục tại Việt Nam.

Doanh nghiệp - 30/01/2025 11:10

Giá cà phê lập kỷ lục mới

Giá cà phê lập kỷ lục mới

Trong ngày mùng 2 tết, giá cà phê tiếp tục tăng và chính thức thiết lập cột mốc lịch sử mới. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nhu cầu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2024 - 2025 sẽ tiếp tục tăng bất chấp áp lực về giá.

Thị trường - 30/01/2025 07:55

Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc trước những biến động toàn cầu

Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc trước những biến động toàn cầu

Chủ tịch EuroCham Bruno Jaspaert đưa ra dự báo tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nước ta đang hân hoan chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Thị trường - 30/01/2025 06:58

Trong Mồng 1 Tết, Đà Nẵng đón hơn 20.000 lượt khách

Trong Mồng 1 Tết, Đà Nẵng đón hơn 20.000 lượt khách

Trong ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.

Thị trường - 29/01/2025 13:20

Nhà xuất bản là 'mắt xích' quyết định thành công xã hội hóa sách giáo khoa

Nhà xuất bản là 'mắt xích' quyết định thành công xã hội hóa sách giáo khoa

Đó là khẳng định của PGS-TS. Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam khi đề cập đến vai trò, đóng góp của các nhà xuất bản đối với sự thành công của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa hiện nay.

Doanh nghiệp - 29/01/2025 12:14

Đầu năm, giá cà phê tăng tưng bừng

Đầu năm, giá cà phê tăng tưng bừng

Tin vui đầu năm với bà con trồng cà phê là trong đêm giao thừa, giá cà phê trên 2 sàn London (Anh) và New York (Mỹ) tăng kịch trần, báo hiệu một năm mới tiếp tục thành công rực rỡ.

Thị trường - 29/01/2025 09:51

'Bạc mặt' vì vàng

'Bạc mặt' vì vàng

Giá vàng nổi 'sóng thần' vào giữa năm 2024 đã giúp một số người chốt lãi lớn, song cũng khiến không ít người 'bạc mặt' bởi 'say sóng' vàng.

Thị trường - 29/01/2025 09:16

Việt Nam năm 2025: Tăng tốc và hiệu quả hơn

Việt Nam năm 2025: Tăng tốc và hiệu quả hơn

Năm 2025 được xem là năm bản lề của công cuộc "đổi mới lần thứ 2" khi Việt Nam đang và sẽ thực hiện hàng loạt cuộc cách mạng lớn trên nhiều phương diện.

Thị trường - 29/01/2025 06:56

Quốc gia khởi nghiệp - Việt Nam khởi nghiệp

Quốc gia khởi nghiệp - Việt Nam khởi nghiệp

Có rất ít người biết rằng quá trình "hóa rồng" của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) đều gắn liền với thành tựu về phát triển công nghệ bán dẫn và điện tử. Việt Nam chúng ta là nền văn hóa ăn đũa duy nhất chưa tham dự và chưa trở thành quốc gia có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn và Al toàn cầu đang đến rất rõ, nhất định không thể bỏ lỡ.

Thị trường - 29/01/2025 00:01