Bloomberg: Đại dịch COVID-19 khiến giá thực phẩm tăng nhanh hơn thu nhập
-
Chia sẻ
-
Bình luận
0
Khi đại dịch COVID-19 tàn phá tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, lo ngại về nạn đói và suy dinh dưỡng đang gia tăng trên khắp thế giới.
Tại Indonesia, giá đậu phụ đắt hơn 30% so với hồi tháng 12/2020. Tại Brazil, giá đậu đen tăng 54% so với tháng 1/2019. Trong khi đó, giá đường trắng Nga tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường mới nổi đang bị ảnh hưởng nặng nề khi chi phí nguyên liệu thô tăng chóng mặt. Giá các mặt hàng như dầu mỏ, đồng đến ngũ cốc đều tăng nhanh hơn nhiều so với dự đoán. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại Hoa Kỳ, Canada và châu Âu cũng không "miễn nhiễm" bởi chi phí vận chuyển và đóng gói tăng.
"Mọi người sẽ phải làm quen với việc trả nhiều tiền hơn để mua thực phẩm. Mọi chuyện đang trở nên tồi tệ hơn", nhà phân tích Sylvain Charlebois - Giám đốc Phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm nông nghiệp tại Đại học Dalhousie ở Canada nhận định.

Các tình nguyện viên phân phát thực phẩm tươi cho các tài xế xe tải ở Manston, Vương quốc Anh. Ảnh: Bloomberg
Khi đại dịch tàn phá nền kinh tế toàn cầu, nó làm dấy lên những lo ngại mới về nạn đói và suy dinh dưỡng, ngay cả ở những quốc gia giàu có nhất thế giới. Tại Anh, tổ chức Trussell Trust đã phát hơn 2.600 gói thực phẩm/ngày cho trẻ em trong 6 tháng đầu dịch COVID-19.
Tại Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đẩy thêm 13,2 triệu người vào tình trạng mất an ninh lương thực, tăng 35% so với năm 2018, theo ước tính từ Feeding America, tổ chức cứu trợ nạn đói lớn nhất quốc gia.
Tại Mỹ, NielsenIQ cho biết giá thực phẩm tại Mỹ tăng gần 3% trong năm ngoái, gần gấp đôi tỷ lệ lạm phát chung. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, những người Mỹ nghèo nhất đã chi 36% thu nhập của họ cho thực phẩm và việc sa thải hàng loạt những công việc có mức lương thấp hơn như bán lẻ và vận tải đã làm gia tăng căng thẳng cho ngân sách hộ gia đình.
Trong khi đó, giá các loại thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, hạt hướng dương, đậu nành và đường tăng vọt, đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên mức cao nhất trong 6 năm qua. Các chuyên gia nhận định do tác động của dịch COVID-19, thời tiết xấu và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá thực phẩm sẽ khó giảm trong thời gian tới.

Liên đoàn Thực phẩm và Đồ uống Anh ước tính các biện pháp kiểm soát biên giới khiến chi phí nhập khẩu thực phẩm tăng thêm 3 tỷ bảng (4,1 tỷ USD) mỗi năm. Ảnh: Bloomberg
Hiện tại, giá thực phẩm tại Anh không tăng, nhưng nhà kinh tế Liliana Danila tại Liên minh Bán lẻ Anh dự báo tình hình sẽ sớm thay đổi và gây sốc cho người tiêu dùng. Liên đoàn Thực phẩm và Đồ uống Anh ước tính các biện pháp kiểm soát biên giới khiến chi phí nhập khẩu thực phẩm tăng thêm 3 tỷ bảng (4,1 tỷ USD) mỗi năm.
Ngành công nghiệp thực phẩm ở Bắc Mỹ cũng đối mặt nhiều thách thức vì chi phí tăng cao. Tình trạng thiếu hụt container và tài xế vận chuyển khiến chi phí vận chuyển thực phẩm tăng. Giá dầu tăng cũng đẩy chi phí đóng gói thực phẩm.

Tại Hoa Kỳ, tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng đang đè nặng lên áp lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại. Ảnh: Getty
Với áp lực giá thực phẩm tăng vọt, chính phủ Nga và Argentina áp dụng hàng loạt biện pháp kiềm chế giá đối với một số mặt hàng chủ lực và tăng thuế đánh lên hàng xuất khẩu.
Ở một số nước giàu hơn, các chính phủ đang tập trung cải thiện nguồn cung thực phẩm hơn là kiểm soát giá cả. Pháp đang có kế hoạch tăng sản lượng các cây trồng giàu protein để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu đậu tương, trong khi Singapore gần đây đã trở thành quốc gia đầu tiên chấp thuận bán thịt được tạo ra trong phòng thí nghiệm khi nước này đẩy mạnh năng lực thực phẩm trong nước.
(Theo Bloomberg)
Mã ngoại tệ | Tên ngoại tệ | Tỷ giá mua | Tỷ giá bán | |
---|---|---|---|---|
Tiền mặt | Chuyển khoản | Chuyển khoản | ||
USD | ĐÔ LA MỸ | 23,090.00 | 23,110.00 | 23,260.00 |
AUD | ĐÔ LA ÚC | 16,538.00 | 16,646.00 | 17,020.00 |
CAD | ĐÔ CANADA | 17,380.00 | 17,485.00 | 17,806.00 |
CHF | FRANCE THỤY SĨ | - | 25,165.00 | - |
DKK | KRONE ĐAN MẠCH | - | - | - |
EUR | EURO | 27,070.00 | 27,179.00 | 27,678.00 |
GBP | BẢNG ANH | - | 30,246.00 | - |
HKD | ĐÔ HONGKONG | - | 2,963.00 | - |
INR | RUPI ẤN ĐỘ | - | - | - |
JPY | YÊN NHẬT | 218.44 | 219.54 | 223.57 |
KRW | WON HÀN QUỐC | - | - | - |
KWD | KUWAITI DINAR | - | - | - |
MYR | RINGGIT MÃ LAY | - | - | - |
NOK | KRONE NA UY | - | - | - |
RUB | RÚP NGA | - | - | - |
SAR | SAUDI RIAL | - | - | - |
SEK | KRONE THỤY ĐIỂN | - | - | - |
SGD | ĐÔ SINGAPORE | 16,927.00 | 17,038.00 | 17,350.00 |
THB | BẠT THÁI LAN | - | 761.00 | - |
Nguồn: ACB Bank
Giá vàng hôm nay | ||
---|---|---|
Mua vào | Bán ra | |
SJC HCM 1-10L | 54,800 | 55,250 |
SJC Hà Nội | 54,800 | 55,270 |
DOJI HCM | 54,800 | 55,200 |
DOJI HN | 54,80050 | 55,250 |
PNJ HCM | 54,850 | 55,250 |
PNJ Hà Nội | 54,850 | 55,250 |
Phú Qúy SJC | 54,900 | 55,200 |
Mi Hồng | 54,93030 | 55,13030 |
Bảo Tín Minh Châu | 56,350 | 56,800 |
EXIMBANK | 54,900 | 55,150 |
ACB | 54,950 | 55,250 |
Sacombank | 54,380 | 54,580 |
SCB | 54,750 | 55,250 |
MARITIME BANK | 54,500 | 55,600 |
TPBANK GOLD | 54,800 | 55,250 |
Cập nhật thời gian thực 24/24 | ||
+ Đặt giá vàng vào website của bạn |
Nguồn: GiaVangVN.org
-
VCCI: Lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ CPTPP còn nhiều hạn chế
07, Tháng 04, 2021 | 15:13 -
SK Group - 'ông lớn' chuộng thị trường Việt là ai?
09, Tháng 04, 2021 | 06:46 -
Chuộng thị trường Việt, SK Group tiếp tục đổ 410 triệu USD vào VinCommerce
06, Tháng 04, 2021 | 11:08 -
Doanh số bán Bentley và Lamborghini bùng nổ do giới giàu đang cảm thấy nhàm chán
06, Tháng 04, 2021 | 11:00 -
Giá vàng hôm nay 4/4: Tiền mặt quá nhiều, vàng lập tức tăng giá
04, Tháng 04, 2021 | 06:46

-
Kinh doanh xăng dầu sẽ bị kiểm soát chặt11, Tháng 04, 2021 | 09:53
-
Giá vàng tuần tới: Cơ hội lên 1.800 USD/oz đang hiện hữu?11, Tháng 04, 2021 | 09:09
-
Nước nào đang dẫn đầu đường đua tiêm chủng vaccine Covid-19 ở châu Á?11, Tháng 04, 2021 | 06:53
-
Thụy Sĩ đang sản xuất quá nhiều đồng hồ11, Tháng 04, 2021 | 06:35
-
Giá vàng hôm nay 11/4: Trải qua 1 tuần tăng mạnh11, Tháng 04, 2021 | 06:28
-
Bỏ biên chế nhà nước về nuôi lợn, mỗi năm thu hơn 1 triệu USD10, Tháng 04, 2021 | 06:43
