Giá của có điện
Không một thị trường nào có thể phát triển được trên nền tảng của sự "bao cấp", của mệnh lệnh hành chính duy ý chí. Đừng để đến khi mất điện mới nhận ra cái giá của nó lớn đến như thế nào.
Hai tuần qua, theo dõi trên báo chí và mạng xã hội, tôi không thấy nhiều luồng dư luận phản ứng kế hoạch tăng giá điện đến mức gay gắt như những lần trước. Đó là một điều “lạ” cho dù mức tăng 8% là không hề nhỏ.
Giá điện tăng ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân (điện sinh hoạt chiếm 55% tổng cầu), đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến thu hút đầu tư và, hơn hết, đến lạm phát – chỉ số vô cùng nhạy cảm trong điều hành. Ngay trong phiên họp trực tuyến với cả nước hồi tháng Hai năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định “không tăng giá điện” trong năm để “kiềm chế lạm phát” và Chính phủ đã công bố cam kết này trong Nghị quyết. Cam kết đó là có thể hiểu được khi phải giải các bài toán cân đối vĩ mô, trong đó quan trọng nhất là lòng dân.
Tuy nhiên, chỉ số lạm phát cả năm ngoái đã không “về đích” - một thành tích rất lớn – và vì thế lẽ ra cần tăng giá điện. Lý do rất đơn giản: giá điện thấp sẽ không đủ chi phí sản xuất, không khuyến khích đầu tư, và rốt cuộc đặt ngành công nghiệp “phải đi trước một bước” vào hoàn cảnh rất rủi ro. Lò xo bị nén mãi thì khi bung ra sẽ rất mạnh, hệ lụy là khôn lường.

Thị trường điện vẫn luôn méo mó, đặt trách nhiệm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia lên vai một doanh nghiệp là EVN.
Trong một cuộc phỏng vấn với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đầu năm nay, tôi đặt câu hỏi: “Lạm phát trong mấy năm qua luôn thấp nhưng nhiều loại giá như điện, than,... vẫn được Chính phủ kiểm soát và không tăng theo thị trường. Ông có cho rằng lẽ ra cần phải tăng để tránh rủi ro, tránh các cú sốc sau này hay không?”. Phó thủ tướng trả lời: “…Chính phủ đã nói lời thì phải giữ lấy lời để tạo niềm tin cho người sản xuất và tiêu dùng. Ở Việt Nam chúng ta yếu tố lạm phát kỳ vọng lớn lắm. Hiểu được đặc điểm này thì điều hành mới tốt được…”
Quan điểm điều hành này, tất nhiên, dẫn đến một ưu điểm rất lớn cho người tiêu dùng: giá điện ở Việt Nam thấp nhất trong 25 nước được Bộ Công thương khảo sát. Cụ thể, giá điện của Việt Nam chỉ tương đương 92% so với giá điện của Trung Quốc và Ấn Độ; 82% so với của Lào; 74% so với của Indonesia; 50% so với của Philippines và 39% so với của Campuchia. Mức giá thấp như thế này và được duy trì nhiều năm nay.
Một cựu lãnh đạo ngành điện giải thích điều này trong một cuộc phỏng vấn với tôi: “Người dân ta, tôi nhận định, là đang còn nghèo, bình quân GDP đầu người có 2.400 đô la. Người dân Thái Lan có thu nhập gần gấp ba lần thì họ mới chịu được giá điện cao. Vì thế chúng ta mới phải nghĩ”. Ông nói tiếp: “Việt Nam mình thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ ở chỗ này thôi, cắt cái đó thì còn đâu định hướng xã hội chủ nghĩa nữa”.
Lò xo nén chặt
Tuy nhiên, giá điện bị ghìm lại như lò xo bị nén chặt sẽ dẫn đến hệ lụy không hề nhỏ. Mỗi năm nhu cầu điện tăng bình quân 10%, tương ứng 4.000-5.000 MW. Điều này có nghĩa, mỗi năm phải có 3-4 nhà máy điện công suất lớn, có tổng trị giá 10 tỷ đô phải được khởi công xây dựng. Vậy mà từ năm 2016 đến nay, không có dự án nào được khởi công, không có dự án nào hoàn thành để đưa vào vận hành. Nhà đầu tư ngoảnh mặt. Rủi ro thiếu điện đang treo lơ lửng ở khoảng cách rất gần.
“Chính phủ cần có cơ chế đặc biệt về giá năng lượng… Giá đó phải theo cơ chế thị trường thì mới thu hút được nhà đầu tư”, thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng nói với giọng thiết tha trong cuộc làm việc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngày 11/7 năm ngoái.
Trong ngày nắng nóng “kỷ lục của kỷ lục” 22/6/2018 EVN phát đi một thông điệp báo động: công suất đỉnh toàn hệ thống đạt tới 34.138 MW. Con số mang tính kỹ thuật này là đáng lo lắng trong bối cảnh công suất khả dụng của toàn hệ thống là 35.000 MW trên tổng công suất là 48.000 MW. Nói một cách đơn giản, chỉ cần một nhà máy có vấn đề lúc đó thì sẽ phải cắt điện.
Thị trường điện cạnh tranh, ước mơ được đặt ra từ hồi nào, đến giờ vẫn chỉ là giấc mơ. Nói một cách thẳng thắn, thị trường điện ở Việt Nam bị can thiệp, bị mệnh lệnh hành chính bóp thành méo mó, biến dạng, mà giá điện chỉ là một yếu tố. Các cải cách để thị trường hóa, như trong các bản quy hoạch điện, ngày càng lùi xa, dời lại. Trách nhiệm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia lâu nay được đặt vào tay duy nhất một doanh nghiệp là EVN, nhưng lại trói tay, trói chân họ họ bởi những chính sách như giá điện, bỏ bảo lãnh Chính phủ,… Một sự đánh cược đây rủi ro.
Chuyên gia Trần Đình Thiên, người luôn phê phán thị trường điện méo mó, nhận xét: “Giá điện Việt Nam mang tính chính trị rất cao. Chỉ khi giá điện tuân theo cơ chế thị trường thì an ninh năng lượng quốc gia mới được đảm bảo, ổn định lâu dài”. Tất nhiên, những nhận xét đó luôn gặp nhiều phản phản đối.
Tôi hiểu và chia sẻ với những người nghèo vốn đang vật vã mưu sinh và có thể gặp cú sốc trong sinh hoạt vì điện tăng giá. Họ cần được chia sẻ từ Nhà nước chứ không phải từ EVN, doanh nghiệp đang than vãn lỗ hơn 1.000 tỷ đồng dù có tăng giá điện. Thị trường bao giờ cũng có quy luật và cái giá của nó. Không một thị trường nào có thể phát triển bền vững trên nền tảng của sự bao cấp, của mệnh lệnh hành chính chủ quan, duy ý chí.
Đàng nào, người dân chứ không phải ai khác, mới chính là người chi trả tiền điện. Đừng để đến khi mất điện mới nhận ra cái giá của nó lớn đến như thế nào.
(Theo Vietnamnet)
- Cùng chuyên mục
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Sự kiện - 13/06/2025 12:55
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Sự kiện - 12/06/2025 14:41
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Sự kiện - 12/06/2025 11:31
Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam
Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.
Sự kiện - 12/06/2025 06:45
Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu
Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.
Sự kiện - 11/06/2025 19:10
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu
Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện - 11/06/2025 06:45
Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Sự kiện - 11/06/2025 06:44
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước
Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.
Sự kiện - 10/06/2025 10:13
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.
Sự kiện - 10/06/2025 08:25
'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'
Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Sự kiện - 09/06/2025 14:36
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển
Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.
Sự kiện - 09/06/2025 07:06
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng
Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.
Sự kiện - 08/06/2025 10:53
Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?
Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sự kiện - 08/06/2025 06:47
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago