[Gặp gỡ thứ tư] ‘Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên tách khỏi Bộ Tài chính thành đơn vị độc lập'

Nhàđầutư
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng UBCKNN cần có tính độc lập cao hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường chứng khoán cũng như để phù hợp với thông lệ quốc tế.
HÓA KHOA
12, Tháng 06, 2019 | 09:12

Nhàđầutư
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng UBCKNN cần có tính độc lập cao hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường chứng khoán cũng như để phù hợp với thông lệ quốc tế.

uy-ban-chung-khoan

 

Điều 9 của Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2019 nêu rõ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Điều này cho thấy, không có sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của nhà làm luật về vị thế của UBCKNN. Dù vậy, trước khi vấn đề này được đưa ra nghị trường Quốc hội đã có ý kiến cho rằng cần tách UBCKNN độc lập với Bộ Tài chính hoặc vẫn trực thuộc Bộ này nhưng nâng cao hơn về địa vị pháp lý.

Nhadautu.vn đã trao đổi với ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI) để có góc nhìn đa chiều về vấn đề này.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của Bộ Tài chính chính trong suốt quá trình phát triển của TTCK Việt Nam?

Ông Lê Đức Khánh: Trong giai đoạn đầu, thị trường chứng khoán chưa có sàn giao dịch, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) làm chủ dự án này nhằm nghiên cứu các mô hình phát triển hợp lý tại các nước châu Á, hoặc một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Sau này, từ năm 1994, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính được giao phụ trách và phát triển thị trường chứng khoán.

nhadautu-ong-le-duc-khanh-1651-0838

 

Tôi nghĩ, UBCKNN nên được tách khỏi Bộ Tài chính. Bản chất, chúng ta có thể thấy TTCK đang ngày càng phát triển, UBCKNN nên là một đơn vị hoạt động độc lập hơn, có nhiều quyền chủ động hơn và mang tính khách quan hơn trong việc giám sát, triển khai, đề xuất cách đổi mới vận hành, cũng như phối hợp với các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ chứng khoán, kết nối hạ tầng…

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Dầu khí

Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều chương trình, giải pháp phù hợp nhằm đưa TTCK phát triển, từ việc mở rộng thời gian giao dịch, đưa vào vận hành TTCK phái sinh, phối hợp với các ban ngành khác trong việc sửa đổi Luật Chứng khoán, đưa ra các chế tài xử phạt, răn đe các hành vi thao túng giá chứng khoán… Tựu chung lại, có thể khẳng định, Bộ Tài chính đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của TTCK.

Dù Bộ Tài chính có những vai trò và đóng góp to lớn như trên nhưng có một số ý kiến cho rằng cần “tách” UBCKNN hoạt động độc lập và không trực thuộc Bộ Tài chính như hiện tại, quan điểm của ông thế nào?

Ông Lê Đức Khánh: Hiện tại, Điều 9 của Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2019 nêu rõ, UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy vậy, cơ quan thẩm tra Dự án luật này là Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng như nhiều ý kiến tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần đưa UBCKNN nâng cao hơn về địa vị pháp lý.

Tôi nghĩ, UBCKNN nên được tách khỏi Bộ Tài chính. Bản chất, chúng ta có thể thấy TTCK đang ngày càng phát triển, UBCKNN nên là một đơn vị hoạt động độc lập hơn, có nhiều quyền chủ động hơn và mang tính khách quan hơn trong việc giám sát, triển khai, đề xuất cách đổi mới vận hành, cũng như phối hợp với các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ chứng khoán, kết nối hạ tầng… Ngoài ra, đây là đơn vị độc lập, có hoạt động và doanh thu riêng và không phụ thuộc vào Bộ Tài chính.

Tuy vậy, hiện tại UBCKNN lại phải thông qua Bộ Tài chính để trình các vấn đề lên Chính phủ. Đáng lý ra, trong một nền kinh tế thị trường, chúng ta phải tối ưu hoá trong việc xử lý các vấn đề, giảm bớt khâu trung gian. Đó là chưa kể, TTCK biến động rất nhanh đến từng giây, từng phút, cần sự ứng biến nhanh, tiết kiệm được nguồn nhằm đáp ứng được nhu cầu của TTCK, các đơn vị thành viên và nhà đầu tư, cũng là để phù hợp thông lệ TTCK quốc tế.

Do đó, tôi khẳng định lại, cơ quan chủ quản của thị trường này cần có tính độc lập cao hơn!

Nếu UBCKNN vẫn trực thuộc Bộ Tài chính thì cần tăng thẩm quyền quản lý nhà nước cho cơ quan này và bảo đảm tính độc lập trong hoạt động.

Theo Đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Việt Nam ban hành theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ, sẽ có 3 sở giao dịch chứng khoán, trong đó Sở Giao dịch CK Việt Nam - công ty mẹ sẽ quản lý hai công ty con là Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Theo ông, phương án này có gì tiến bộ hơn so với mô hình hoạt động cũ?

Ông Lê Đức Khánh: Tôi e ngại rằng phương án này sẽ làm phức tạp và cồng kềnh thêm bộ máy.

Việc có thêm một sở giao dịch mới (SGDCK Việt Nam) và hoạt động theo mô hình mẹ - con khó đảm bảo việc chỉ đạo, giám sát hoạt động của TTCK. Chưa kể, phương án tổ chức này không giúp tiết kiệm chi phí quản lý, tăng hiệu quả hoạt động, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, đặc biệt trong trường hợp thị trường có biến động mạnh.

Mục đích của chúng ta là nhằm đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả của thị trường, nhưng chúng ta lại đang làm phát sinh thêm bộ máy, nhân sự...

Theo ý kiến của tôi, tốt nhất nên hợp nhất chỉ có một SGDCK Việt Nam và hai Sở hiện nay chỉ mang tính chất là sàn giao dịch, không được gọi là sở như hiện tại nữa. Hoạt động chính của họ theo đó sẽ tập trung vào hoạt động giao dịch giữa các thành viên thị trường.

Gần 1 tháng nay, TTCK Việt Nam liên tục điều chỉnh và đà hồi phục mới chỉ diễn ra trong 3 phiên gần nhất (từ phiên 7/6). Theo ông đầu là nguyên nhân và nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch nào?

Ông Lê Đức Khánh: Hiện tại, sự “leo thang” căng thẳng thương mại Mỹ - Trung được dự báo sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, đã có dự báo GDP của Việt Nam sẽ giảm 0,5%/năm. Đó là chưa kể hệ lụy từ cuộc chiến này là việc các nước sẽ bắt đầu gia tăng bảo hộ, từ đó gây biến động mạnh tới vấn đề tỷ giá. Điều này có khả năng sẽ ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, tâm lý nhà đầu tư toàn cầu tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam.

Trước bối cảnh này, nhà đầu tư Việt Nam cần thận trọng hơn với xu thế thị trường, nhưng không cần quá bi quan. Những nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản có thể thấy nhiều nhóm ngành, nhiều cổ phiếu tốt đang bị định giá thấp, do đó chiến lược mua và nắm giữ phù hợp vẫn phát huy hiệu quả.

Trong phiên giao dịch ngày 3/6, VN-Index đóng cửa ở mức 946,47 điểm, nằm trong vùng hỗ trợ rất mạnh (950 – 955 điểm), do đó không có gì lạ khi thị trường bật tăng trở lại từ mốc này. Trong trường hợp xấu nhất, chỉ số chuẩn “kịch kim” chỉ có thể giảm về vùng 900 điểm.

Tuy vậy, tôi vẫn cho rằng đến cuối năm nay TTCK sẽ phục hồi và VN-Index sẽ dao động quanh mức 890 – 1.000 điểm, thậm chí có thể là 1.100 điểm.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ