[Gặp gỡ thứ Tư] 'Không cấm nhưng quy định chặt chẽ điều kiện rút bảo hiểm một lần'

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, cần quy định theo hướng linh hoạt, không cấm nhưng phải quy định chặt chẽ điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần để hạn chế tình trạng này.
HẢI YẾN
20, Tháng 12, 2023 | 08:10

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, cần quy định theo hướng linh hoạt, không cấm nhưng phải quy định chặt chẽ điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần để hạn chế tình trạng này.

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Dự thảo luật vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều nhóm đối tượng trong xã hội, đặc biệt liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và rút bảo hiểm xã hội một lần.

Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Ra soát, xử lý các đối tượng trốn đóng bảo hiểm xã hội

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Về tổng thể với các quy định sửa đổi lần này, quan điển của đại biểu thế nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga: Về tổng thể, tôi đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ hơn chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo hiểm xã hội và tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn, trở thành trụ cột an sinh xã hội chính đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội trước áp lực già hóa dân số.

nguyen-thi-tuyet-nga

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga. Ảnh: Phạm Thắng.

Tác động của cách mạng khoa học, công nghệ đến thị trường lao động và những bất cập trong bảo hiểm xã hội hiện hành, đảm bảo kế thừa, ổn định và phát triển. Tôi đề nghị rà soát hệ thống pháp luật liên quan và đánh giá tác động kỹ hơn các chính sách mới như bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội, bổ sung nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc, giảm thời gian đóng bảo hiểm để bảo đảm tính khả thi của dự thảo luật.

Đặc biệt là các nguồn lực tài chính, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội. Rà soát kỹ chương II về quyền, trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là vấn đề xử lý vi phạm các đối tượng trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Góp ý dự thảo luật này, nhiều đại cho rằng nên cân nhắc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Vậy, đâu là thách thức đặt ra khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc?

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga: Theo quan điểm của tôi, thứ nhất, về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Đây là một vấn đề bảo đảm phù hợp với quy định mới của Bộ luật Lao động thể hiện định hướng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo Nghị quyết 28.

Tuy nhiên, đây là một thách thức lớn, vấn đề chúng tôi băn khoăn là tính khả thi trong tổ chức thực hiện, làm thế nào để các đối tượng này tham gia bảo hiểm một cách đầy đủ. Theo thống kê có gần 2 triệu người gồm có, đăng ký kinh doanh 270.366 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, đã bắt buộc thì phải có chế tài kiểm soát, xử phạt nghiêm minh.

Phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, tuy nhiên phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần để một lượng người không lớn đáp ứng điều kiện. Do vậy, luật có thể xem xét thiết kế thành các phương án để người lao động lựa chọn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga

Vấn đề này chúng ta đã có giải pháp gì mới trong thời gian tới? Nếu không chính sách sẽ nằm trên giấy. Thực tiễn việc trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn đang là một câu chuyện chưa có lời giải hiệu quả.

Chúng tôi đề nghị ngoài thủ tục hành chính đơn giản nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích bước đầu bù đắp một phần đối với các đối tượng này. Ví dụ như có chính sách ưu đãi trong vòng 5 năm và đồng thời có chính sách bảo hiểm bắt buộc linh hoạt theo nguyên tắc là đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều để tạo sự lựa chọn và sự hấp dẫn cho người tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Hai là về việc giảm các điều kiện tham gia tối thiểu để đóng hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Tôi cho rằng đây là một trong những giá trị lớn về an sinh xã hội mà việc sửa đổi luật lần này mang lại.

Tuy nhiên, tôi cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp đồng bộ, tránh tình trạng làm nảy sinh các kẽ hở, dẫn đến việc lợi dụng. Ví dụ xin giải quyết bảo hiểm một lần, khoảng 5-10 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó mới tham gia đóng bảo hiểm xã hội liên tục để hưởng bảo hiểm hưu trí....

Không cấm rút bảo hiểm một lần nhưng phải quy định khắt khe

Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về rút bảo hiểm xã hội một lần với 2 phương án được đưa ra. Theo bà, cần đưa ra phương án nào cho khả thi?

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga: Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề lớn. Theo số liệu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, chỉ trong tháng 7/2023 cả nước đã có 92.000 người lao động nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Khi các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội càng tăng, số liệu của Bảo hiểm Xã hội năm 2020 là 11.477 tỷ, năm 2021 là 12.512 tỷ, năm 2022 là 12.998 tỷ và 6 tháng đầu năm 2023 là 15.979 tỷ.

Số người lao động bị ảnh hưởng quyền bảo hiểm xã hội càng tăng, họ bức xúc và mong muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần. Vì vậy, cần có một giải pháp đồng bộ để bảo vệ người lao động và để người lao động không muốn rút bảo hiểm một lần.

Trong dự thảo luật có đề xuất 2 phương án. Về nội dung này, có thể nói cả 2 phương án của dự thảo, nhất là việc chia thành 2 trường hợp trước và sau khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực sẽ dẫn đến việc gia tăng tình trạng một bộ phận người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần trước thời điểm luật có hiệu lực, ảnh hưởng đến việc bảo đảm an sinh xã hội về lâu dài.

Tôi cho rằng phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, tuy nhiên phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần để một lượng người không lớn đáp ứng điều kiện. Do vậy, luật có thể xem xét thiết kế thành các phương án để người lao động lựa chọn.

Lựa chọn thứ nhất, nếu người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì được hưởng quyền lợi tăng thêm so với thông thường. Các chế độ tăng thêm được thiết kế trong dự thảo luật là cần thiết và phù hợp.

Cụ thể là giảm điều kiện hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, rồi hưởng trợ cấp hàng tháng trong trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ với tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước bảo đảm trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng; người lao động trong thời gian bị mất việc, chưa có việc làm thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp, chính sách tín dụng.

Lựa chọn thứ hai, nếu người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thì không được hưởng những quyền lợi tăng thêm và phải đáp ứng những điều kiện khắt khe.

Lựa chọn thứ ba, người lao động có thể rút 50% và bảo lưu 50%. Phương án này giúp giải quyết một phần khó khăn của người khi mất việc, vừa tạo cơ hội cho họ tái tiếp tục bảo hiểm xã hội một lần khi có điều kiện.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ