[Gặp gỡ thứ Tư] Khi công ty chứng khoán cũng bị sập bẫy

Nhàđầutư
Nắm trong tay nhiều lợi thế hơn các cổ đông nhỏ lẻ ở khả năng phân tích, đánh giá, nhưng chính các (công ty chứng khoán) CTCK lại là nạn nhân trong vụ giảm sàn 30 phiên liên tục của cổ phiếu FTM.
PV
30, Tháng 10, 2019 | 08:03

Nhàđầutư
Nắm trong tay nhiều lợi thế hơn các cổ đông nhỏ lẻ ở khả năng phân tích, đánh giá, nhưng chính các (công ty chứng khoán) CTCK lại là nạn nhân trong vụ giảm sàn 30 phiên liên tục của cổ phiếu FTM.

Lẽ thường, khi cổ phiếu rớt giá mạnh, các cổ đông dù là nhỏ lẻ hay nhà đầu tư lớn ắt hẳn sẽ đem những bức xúc, băn khoăn chất vấn doanh nghiệp. Dù vậy, ĐHĐCĐ thường niên 2019 vừa qua của CTCP Đầu tư Phát triển Đức Quân (mã FTM) đã kết thúc sớm một cách êm ả, bất chấp cổ phiếu này 1 tháng trước đã giảm sàn 30 phiên liên tục.

Không chất vấn, không giải thích, không một phương án tái cấu trúc cụ thể cho thấy Công ty đang vạch ra con đường để vượt qua khó khăn. Thông tin giá trị duy nhất là điều các nhà đầu tư đã biết vài tuần trước khi ĐHĐCĐ FTM diễn ra - ông Lê Mạnh Thường quay về ghế Chủ tịch HĐQT.

Cựu Chủ tịch HĐQT đã trở lại ghế, nhưng bản thân doanh nghiệp, cũng như cổ phiếu FTM bao giờ sẽ hồi phục trở lại? Và quan trọng hơn, nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch thế nào để tránh bị lỗ vốn do các cổ phiếu này?

Liên quan đến vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

nhadautu - ong nguyen the minh yuanta

Ông Nguyễn Thế Minh.

Với vai trò là một Giám đốc phân tích của công ty chứng khoán và kinh nghiệm nhiều năm trên chứng trường, ông đánh giá thế nào về trường hợp cổ phiếu FTM?

Ông Nguyễn Thế Minh: Tôi nghĩ, ông Lê Mạnh Thường chắc chắn có trách nhiệm liên quan đến diễn biến sập sàn của cổ phiếu FTM (cách đây 1 tháng trước).

Việc doanh nghiệp này báo lỗ 31 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2019 có lẽ không đơn thuần đến từ việc gặp khó khăn xuất khẩu sang Trung Quốc (do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại). Ngoài ra, ở một chi tiết đáng chú ý khác, BCTC bán niên 2019 đã thể hiện 330,7 tỷ đồng tài sản của FTM, qua nhiều cách thức đang nằm ở tài khoản của nhóm công ty có liên hệ tới ông Lê Mạnh Thường. Con số này chiếm tới 2/3 vốn điều lệ của FTM (Nhadautu.vn đã đề cập trong bài viết “FTM ‘tuồn’ 2/3 vốn cho nhóm công ty có liên hệ cựu Chủ tịch Lê Mạnh Thường”).

Điều này càng cho thấy, tình hình tài chính của FTM đang gặp nhiều bất lợi.

Và rõ ràng khi cổ phiếu vào diện cảnh báo, hàng loạt CTCK sẽ thực hiện bán giải chấp. Vấn đề ở đây, những người nắm các cổ phiếu bị bán giải chấp (chiếm 60% vốn FTM) đều là người có liên quan ông Thường. Trong khi đó, doanh nghiệp không đủ dòng tiền để đỡ giá cổ phiếu (mua cổ phiếu quỹ). Do vậy, FTM nhanh chóng lâm vào tình trạng mất thanh khoản.   

Trong “case” này, ông đánh giá thế nào về vai trò của các CTCK?

Ông Nguyễn Thế Minh: Môi giới và cho vay margin gần như là hoạt động cốt lõi của CTCK, trong đó hoạt động cho vay margin được đánh giá mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty.  

Với FTM, bản chất nên hiểu ở đây là cung - cầu. Các cổ đông FTM có nhu cầu vay margin ở CTCK để mua cổ phiếu này, còn các CTCK muốn có được lợi nhuận, bất chấp kết quả kinh doanh FTM gặp vấn đề, rủi ro.

Vậy nên, việc 11 CTCK chấp thuận cho vay margin với các cổ đông FTM, đồng nghĩa họ chấp nhận cuộc chơi với rủi ro không nhỏ với lợi ích thu về cũng rất lớn.

Thực tế 30 phiên giảm sàn cho thấy khả năng quản trị rủi ro các doanh nghiệp này có vấn đề. Như tôi được biết, nhiều CTCK trước đó đã từ chối đưa FTM vào danh sách cấp margin.

Cái sai lớn nhất có thể là doanh nghiệp, nhưng không thể không đề cập đến các CTCK.  

Bởi rõ ràng, các CTCK có lợi thế hơn cổ đông nhỏ lẻ ở đội ngũ chuyên viên phân tích, đánh giá, dự báo. Họ có thể đánh giá FTM không phải cổ phiếu tốt, nhưng lại đi cấp margin cho FTM và sau đó tố ngược lại doanh nghiệp khi cổ phiếu liên tục giảm sàn. Như thế là sao? Đó chẳng phải giống như “Mất bò mới lo làm chuồng”.

Từ vụ FTM, ông có lời khuyên gì dành cho nhà đầu tư?

Ông Nguyễn Thế Minh: Trước hết, các nhà đầu tư cần quan tâm tới lịch sử tăng vốn của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp tăng vốn ào ạt (đặc biệt thời điểm trước khi niêm yết), đa phần đây là lượng vốn ảo. Bằng việc niêm yết cổ phiếu lên TTCK, họ có thể phân phối và đẩy phần rủi ro lớn về phía các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhờ đó thu lời khoản lợi nhuận rất lớn.

Dĩ nhiên, vẫn có trường hợp mục đích phân phối cổ phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức/nhà đầu tư chuyên nghiệp/cổ đông chiến lược có chiến lược dài hạn song hành với doanh nghiệp (như vậy lại nên hiểu là có lợi).  

Một điều cần chú ý, cũng có trường hợp doanh nghiệp phân phối lượng lớn cổ phiếu tăng vốn, nhưng các cổ đông nắm giữ lại là người có liên quan tới Ban Lãnh đạo. Do vậy, nhà đầu tư cần hết sức lưu tâm xem kỹ cơ cấu cổ đông doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần biết đơn vị kiểm toán BCTC doanh nghiệp là công ty nào? Nếu nằm trong Big4 thì rất tốt! Bên cạnh đó, phần thuyết minh về việc tăng vốn có được ghi vào trong BCTC? Vốn được sử dụng vào mục đích gì? Và kiểm toán có ghi chú gì về đợt tăng vốn đó không?

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ