[Gặp gỡ thứ Tư] 'Điện Biên gỡ điểm nghẽn giao thông và xây dựng chính quyền thân thiện để bứt phá'
Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô khi trả lời phỏng vấn Nhadautu.vn về các chính sách, chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh Điện Biên.
Xoay quanh câu chuyện chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh Điện Biên, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đã có cuộc trao đổi với Nhadautu.vn về những khó khăn, thế mạnh của tỉnh, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư; vấn đề về phát triển kết cấu hạ tầng, huy động xã hội hóa…
Nhiều khó khăn, nút thắt phát triển kinh tế - xã hội …
Điện Biên nằm trong tình cảnh chung với các tỉnh miền núi phía Bắc. Thời gian qua, khó khăn, thách thức của Điện Biên trong thu hút đầu tư là gì thưa ông?
Ông Lê Thành Đô: Điện Biên là tỉnh có đường biên giới rất dài, tỉnh duy nhất có chung biên giới với Trung Quốc và Lào. Đây là mảnh đất từ trước đến nay gọi là phình rộng, nhưng cũng rất là khó khăn. Trong đánh giá về GDP đứng thứ 62/63 tỉnh thành. Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, giao thông đi lại, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn.
Điện Biên có rất nhiều nút thắt, bất lợi. Cái bất lợi lớn nhất của Điện Biên là câu chuyện kết nối. Vốn dĩ từ xưa đến nay, Điện Biên không thể phát triển được, không có nhà đầu tư bên ngoài là vì sao? Vì, Điện Biên là vùng trũng về kết nối ở khu vực Tây Bắc. Nếu tính kết nối giao thông đường bộ từ Hà Nội lên Điện Biên khoảng 460 km, lúc trước là 500 km (có đường cao tốc từ Hà Nội lên Hòa Bình rút ngắn đi). Giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là đoạn đi từ Sơn La lên Điện Biên.
Tính từ hướng tiếp cận từ Lào Cai, Hà Nội - Lào Cai, Lào Cai - Lai Châu, Lai Châu - Điện Biên thì Điện Biên cũng lại ở giữa, nó giống như cái hình vòng thúng. Nhưng mà hai kết nối như hai bên nách thì rất khó khăn, vì cung đường ấy là khủng khiếp nhất, Điện Biên - Sơn La và bên này là Điện Biên - Lai Châu, chính vì thế có điều khách quan là kết nối của Điện Biên nó quá đuối. Thế cho nên, phát triển cái gì cũng khó.

Lãnh đạo Tỉnh ủy Điện Biên tại buổi làm việc với Ban Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn. Ảnh: Thắng Quang.
Nhiều người cũng có ý kiến rằng là tại sao Sơn La trồng được nhiều cây ăn quả, còn Điện Biên không trồng được. Thế thì, câu hỏi đất Điện Biên có trồng được không? Đất Điện Biên vẫn trồng bình thường. Nhưng vấn đề ở chỗ là chi phí quá lớn, không có doanh nghiệp nào tiếp cận cả, khi mà Sơn La người ta vẫn còn đất, vì vận chuyển từ Điện Biên về Sơn La giá thành tăng gấp đôi chưa kể về thời gian. Đấy là mới về Sơn La còn về Hà Nội nữa, cạnh tranh làm sao được, cho nên Điện Biên phải có hướng đi khác.
Điện Biên có sân bay nhưng từ xưa đến nay chỉ bay được ATR12 thôi, nhưng từ nhiệm kỳ vừa rồi mới được tháo gỡ khi đưa Bamboo vào mới có cạnh tranh thì nó mới khác. Từ xưa nay, một tuần chỉ có 1-2 chuyến cũng không có khách, thế cho nên là gần như đường hàng không không khai thác được.
Về thách thức, vừa rồi, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng rất nhiều, kể cả doanh nghiệp, bây giờ sức khỏe các doanh nghiệp cũng rất yếu, Điện Biên là một cái gì đây rất lạ lẫm với các nhà đầu tư. Từ lúc Bí thư Tỉnh uỷ mới về về đây, hầu như mời doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó chưa bao giờ lên Điện Biên.
Thách thức nữa, người dân trên này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc Kinh chỉ chiếm 17%. Vùng đồng bào dân tộc, người dân đời sống khó khăn thì gắn với dân trí sẽ thấp, tư duy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, luôn luôn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước hỗ trợ.
Nhưng cũng lắm tiềm năng, lợi thế
Vậy lợi thế của Điện Biên là gì?
Ông Lê Thành Đô: Điện Biên là nơi có nhiệm vụ gìn giữ di tích lịch sử đặc biệt quan trọng đó là chiến trường Điện Biên Phủ mà cả thế giới biết đến. Cho nên, đây chính là tiềm năng, lợi thế, khác biệt của Điện Biên so với các tỉnh thành, cùng với đó, có thêm các quần thể di tích rất lớn.
Tây Bắc rất đa văn hóa, đến giờ phút này, Điện Biên được đánh giá là tỉnh duy nhất ở khu vực Tây Bắc giữ gìn tương đối toàn vẹn bản sắc văn hóa của vùng đồng bằng. Ở những vùng khác thì bị phá vỡ rất là nhiều. Đấy chính là tài nguyên vô giá của tỉnh Điện Biên.
Ngoài ra, Điện Biên có trên 80% diện tích đất rừng đất đồi. Từ xưa đến nay, đất rừng ở trên này, người ta vẫn nói đấy là yếu thế nhưng mà Thường trực Thường vụ Tỉnh ủy xác định là phải coi đấy là lợi thế. Đởi vì đây là câu chuyện buộc Điện Biên phải đối mặt. Diện tích trên 80% là đất rừng mà mình cho là yếu thế thì sống kiểu gì, mình phải tìm hướng ra. Đất rừng nhưng trên này toàn đất dốc và đất bạc màu. Nhiều khu vực không cây nào mọc được. Điện Biên phải xác định là hiện tượng để mình tìm ra cái hướng đi là nên trồng cây gì, nuôi con gì. Vì không có con đường nào, buộc phải bám vào đất rừng thì mới xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế, với Điện Biên đấy là một lợi thế.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Điện Biên.
Trong nhiệm kỳ này, Thường vụ Tỉnh uỷ cho khảo sát, đánh giá các tiềm năng về công nghiệp thì thấy tiềm năng về năng lượng tái tạo rất lớn (năng lượng mặt trời và gió). Bức xạ điện mặt trời ở Điện Biên là tốt nhất trong các tỉnh của khu vực phía Bắc, tương đồng với Lai Châu và tốt hơn các tỉnh khác. Tiềm năng điện gió cũng rất là tốt.
Chung quy lại, hiện tại, Điện Biên có 1 số tiềm năng để phát triển du lịch, tiềm năng về nông nghiệp, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, tiềm năng về năng lượng tái tạo. Đấy là những lợi thế rất rõ rệt.
Động lực bứt phá từ hạ tầng giao thông, xây dựng chính quyền thân thiện
Hướng tháo gỡ những thách thức, khó khăn để thu hút đầu tư của tỉnh là gì?
Ông Lê Thành Đô: Có 2 cách để tháo gỡ, đó là cái kết cấu hạ tầng đường bộ và đường hàng không. Thường trực Tỉnh uỷ Điện Biện đã bắt tay vào câu chuyện tháo gỡ nút thắt. Đầu tiên là tập trung vào làm sân bay. Giờ cái nào nhanh hơn, hiệu quả hơn thì làm trước. Đường hàng không sẽ giúp cho Điện Biên kết nối được ngay không chỉ với Hà Nội mà với tất cả các tỉnh thành và thậm chí là cả quốc tế nữa, để mình khai thác cái tiềm năng của mình về dịch vụ, du lịch, công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp.
Tháng 5/2021, Thủ tướng chính thức có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư làm sân bay. Sau quyết định đó, tỉnh triển khai giải phóng mặt bằng và chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng đã giải phóng 100% mặt bằng làm sân bay. Người dân đồng thuận rất cao, vì chính sách đền bù giải phóng mặt bằng người dân thấy thoả đáng và các khu tái định cư đều có hạ tầng đồng bộ tốt hơn so với khu hiện tại.
Hiện nay, dự án sân bay đang triển khai rất quyết liệt, theo chương trình sẽ khánh thành vào ngày 2/9/2023, theo chuẩn sân bay quốc tế nhưng sẽ vận hành sớm hơn.
Ngoài ra, Bamboo vào khai thác phát huy rất tốt hiệu quả của đường hàng không, bây giờ mỗi ngày Hà Nội - Điện Biên là 3 chuyến và có thêm 1 chuyến nữa là Điện Biên - Sài Gòn. Bây giờ tăng chuyến bao nhiêu thì lấp đầy bấy nhiêu, nhu cầu người dân rất lớn. Hiện nay, tỉnh đang điều phối, tính mở thêm chuyến Điện Biên - Đà Nẵng nhưng phải chờ nâng cấp xong sân bay.
Câu chuyện về đường bộ cũng rất cần thiết, để mình giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tỉnh sẽ tiếp tục đặt vấn đề với Chính phủ cho làm đường cao tốc, với tinh thần tỉnh sẽ chủ động sử dụng hình thức PPP (50% từ địa phương và 50% kêu gọi các doanh nghiệp, từ các nhà thầu theo hình thức BTL (hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ)
Đây là 1 hình thức rất mới, chưa có địa phương nào thực hiện. Vừa qua, Thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã họp và có văn bản trình Chính phủ làm đường cao tốc từ Điện Biên về Sơn La. Trong quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải thì đến nay chưa có đoạn Sơn La lên Điện Biên. Theo thông tin thì kế hoạch phải sau 2030, nếu tính nhanh nhất thì phải 2037 mới có đường cao tốc, tức là 15 năm nữa, thì như vậy là không ổn. Trong khi đó, nếu như Chính phủ cho phép, tỉnh sẽ bỏ tiền ra làm giai đoạn 1 kết hợp với việc vay. Giai đoạn 1 thì dự kiến đến 2026 sẽ xong, khi mở được đường cao tốc sẽ tạo ra được rất nhiều lợi thế.
Quay trở lại khi nút thắt về hàng không được tháo, việc thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư đi theo định hướng của tỉnh là du lịch dịch vụ, nông lâm nghiệp, công nghiệp, cụ thể là công nghiệp điện.
Về lĩnh vực dịch vụ du lịch, sau khi khởi công sân bay, tỉnh đã bắt đầu đi mời các doanh nghiệp. Lúc đầu cũng rất là khó khăn nhưng đến bây giờ thì trên này đã có đủ những tập đoạn lớn làm khu trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch hết, bất đất động sản du lịch… Các doanh nghiệp này cũng đang khảo sát, nghiên cứu các vị trí các địa điểm để mà xin làm thủ tục đầu tư dự án.

Phối cảnh sân bay Điện Biên sau khi hoàn thành mở rộng. Ảnh: ACV.
Hiện nay tỉnh cũng rất là quyết liệt trong vấn đề là hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch và triển khai các bước. Đến giờ phút này, việc mời gọi "đại bàng" cơ bản đã đủ, hiện không còn đất để mời gọi đầu tư. TP. Điện Biên Phủ chỗ nào cũng đã có nhà đầu tư. Trong 1-2 năm tới, các dự án đấu thầu sẽ rất là nhiều, ở đây cũng có phân loại giá đối với hạ tầng dịch vụ du lịch.
Tỉnh sẽ tập trung vào làm trung tâm nghỉ dưỡng, sẽ có các khu resort, khách sạn 5 sao, thậm chí có cả 6 sao của nhà đầu tư. Có nhà đầu tư muốn đồng hành với Điện Biên để biến "Điện Biên thành thiên đường nước khoáng nóng". Hiện, Điện Biên có khoảng 28 mỏ nước khoáng nóng và tỉnh có các mỏ nước khoáng nóng nhiều nhất trong cả nước.
Điện Biên có 1 điều đặc, biệt doanh nghiệp tới Điện Biên thấy rất khác so với các địa phương khác đó là tỉnh sẽ có trách nhiệm chăm sóc doanh nghiệp từ khi đến Điện Biên cho đến khi dự án hoàn thành ra sản phẩm thì lúc đó tỉnh mới hết trách nhiệm. Chứ không phải, tỉnh chỉ phê duyệt xong rồi ra quyết định hay giấy chứng nhận đầu tư là xong.
Đấy là cách làm của Điện Biên và tất cả những cái cải cách hành chính tốt nhất cho doanh nghiệp đều được áp dụng và nhìn chung các doanh nghiệp đến đây chỉ cần chứng minh được năng lực tài chính, kinh nghiệm và có khát vọng với Điện Biên thì còn lại tỉnh sẽ cùng với doanh nghiệp tháo gỡ và triển khai. Có thể thấy, doanh nghiệp lên Điện Biên đã là một sự hi sinh rồi. Bây giờ, Điện Biên phải tự tạo ra cái lợi thế của mình, đó là "chính quyền thân thiện", thay vì ở chỗ khác sẽ mất thời gian rất nhiều, lên Điện Biên chỉ mất vài tháng là xong thủ tục.
Điều rất đáng mừng với những quan điểm của lãnh đạo tỉnh Điện Biên, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là rất đúng. Cao tốc Sơn La - Điện Biên theo hình thức BTL đã tìm được nhà đầu tư hay chưa?
Ông Lê Thành Đô: Cái này rất khác BOT bình thường, cái mô hình này là mô hình đầu tiên trong 63 tỉnh, thành. Hình thức BTL là xây dựng, chuyển giao, thuê vận hành. Có nghĩa là khi lựa chọn nhà đầu tư rồi thì có thể thuê vận hành hoặc không, cái đấy nó phụ thuộc tỉnh. Sau khi xây dựng xong và bàn giao cho tỉnh, tỉnh sẽ vận hành hoặc không vận hành nhưng tỉnh phải có tiền để trả cho nhà đầu tư trong thời gian ký kết theo hợp đồng.
Lúc đấy sẽ lấy từ nguồn thu từ ngân sách địa phương để trả cho nhà đầu tư theo dự kiến là 10 năm, theo phương án tài chính hiện nay lãi suất là 11%/ năm, lợi nhuận định mức của nhà đầu tư là 10,5%.
Khi tỉnh phát triển kinh tế rồi, có doanh nghiệp rồi, câu chuyện có nguồn thu để trả rất đơn giản. Theo tính toán nếu như, một năm trả 1.000 tỷ thì chỉ mất 3 năm là xong. Nhưng theo phương án tài chính, mỗi năm chỉ trả bình quân 700 tỷ. 50% của nhà thầu thì 15% nhà thầu tự bỏ ra còn lại là tự huy động, sau này làm xong bàn giao cho tỉnh. 15% được xem là lợi nhuận của nhà đầu tư, thay vì hưởng trước thì bây giờ nhà đầu tư bỏ vốn ra làm trước rồi thu lại sau, giống như hình thức tỉnh trả góp mà chủ đầu tư không có rủi ro gì. 35% còn lại thì hoàn toàn có thể huy động đầu tư từ nước ngoài hoặc có thể chính trong các doanh nghiệp đang đầu tư tại Điện Biên.
Khi mình làm được đường cao tốc kết hợp với sân bay thì sẽ có rất nhiều nhà đầu tư đến với mình. Lúc đó mới nghiệm thu rồi mới trả chứ mình không tạo áp lực hạ tầng kết nối, nếu không sẽ không có ai vào với mình cả.
Có thể nói, trong 2 năm nay, Điện Biên thu hút sôi động các nhà đầu tư. Có thể ghi nhận sự quyết tâm của chính quyền địa phương, cam kết như nào để các nhà đầu tư ở lại. Nhìn chung, các nhà đầu tư lên đến đây thể hiện rõ sự nhiệt tình. Sắp tới, các dự án hạ tầng du lịch sẽ khánh thành cùng với đường băng sân bay nhân lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biện Phủ.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thắng cũng chỉ đạo giảm các thủ tục hành chính, nhưng cũng đảm bảo đúng trình tự thủ tục. Rút ngắn được rất nhiều các thủ tục. Giảm tối đa các khâu. Trước đây, khi lập ý tưởng quy hoạch đã vướng rất nhiều thủ tục, nhà đầu tư lại phải báo cáo đi báo cáo lại nhiều lần. Tỉnh Điện Biên có chủ trương làm gộp hết, rút nhanh. Đơn giản hoá thủ tục quy trình, rút ngắn được về mặt thời gian.... Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp phê duyệt ý tưởng, nhiệm vụ, phê duyệt quy hoạch để nhà đầu tư thấy không phiền hà, mất nhiều thời gian họ mới gắn kết với Điện Biên hơn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Tạp chí Nhà đầu tư nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vì có thành tích tiêu biểu trong hoạt động báo chí tại Quảng Nam.
Sự kiện - 16/06/2025 18:28
Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận biết, cho phép tắt quảng cáo
Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet, phải tuân thủ các quy định, đó là phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng bằng chữ số, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh để phân biệt giữa nội dung quảng cáo với các nội dung khác không phải quảng cáo.
Sự kiện - 16/06/2025 13:11
Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp, chính thức bỏ cấp huyện
Với 470/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 16/06/2025 10:17
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Sự kiện - 14/06/2025 19:45
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.
Sự kiện - 14/06/2025 15:47
Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.
Sự kiện - 14/06/2025 15:46
[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập
Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.
Sự kiện - 14/06/2025 10:33
Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi
Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.
Sự kiện - 14/06/2025 06:45
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Sự kiện - 13/06/2025 12:55
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Sự kiện - 12/06/2025 14:41
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Sự kiện - 12/06/2025 11:31
Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam
Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.
Sự kiện - 12/06/2025 06:45
Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu
Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.
Sự kiện - 11/06/2025 19:10
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu
Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện - 11/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
-
2
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
-
3
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
-
4
Phá đường dây chiếm đoạt hơn 21.000 tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng
-
5
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 4 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago