[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Nguyễn Xuân Thủy: Không nhất thiết có nhiều đường cao tốc là tốt

Nhàđầutư
TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho rằng, không phải cứ nhất thiết có nhiều đường cao tốc là tốt.
PHAN CHÍNH
30, Tháng 01, 2019 | 06:42

Nhàđầutư
TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho rằng, không phải cứ nhất thiết có nhiều đường cao tốc là tốt.

nguyen-xuan-thuy_562x331

TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải

Theo quy hoạch của chính phủ thì đến năm 2021 sẽ có hơn 2000km đường cao tốc, nhưng đến thời điểm hiện tại thì thực hiện chưa đến 1000km, liệu giấc mơ này có thành hiện thực không thưa ông?

TS. Nguyễn Xuân Thủy: Tôi không thống nhất quan điểm cứ nhiều đường cao tốc là tốt, việc này chúng ta lưu ý, đã có nhiều ý kiến của các nhà khoa học không đồng tình với việc phải là giấc mơ hơn 2000km đường cao tốc như là ý kiến trước đây. 

Hiện nay chúng ta đang quá ưu đãi cho đường bộ. Nếu đường bộ được đầu tư phát triển hợp lý thì không phải bàn, nhưng mà đường bộ không hợp lý thì nó sẽ đưa đến những vấn đề gì?

Thứ nhất: Chi phí vận tải sẽ tăng lên, cứ tưởng tượng 1 container đi từ Nam ra Bắc có giá cả như thế nào?. Tàn phá đường như thế nào? Là hiểm họa gây tai nạn như thế nào?. Chính vì vậy ở các nước trên thế giới đi từ 300 đến 400 cây số trở lên hầu hết sẽ đi bằng đường sắt, như Nhật Bản, Mỹ, Nga và nhất là Trung Quốc, đất nước sở hữu 20 vạn km đường sắt gấp. Theo tổng kết của các nhà khoa học Nhật Bản thì đường sắt an toàn gấp 7,8 lần so với đi đường bộ. Thế nên tại sao các nước người ta dùng vận tải hàng hóa bằng đường sắt vì nó rất là rẻ.

nguyen-xuan-thuy-1480633672

 

Hiện nay chúng ta đang quá ưu đãi cho đường bộ. Nếu đường bộ được đầu tư phát triển hợp lý thì không phải bàn, nhưng mà đường bộ không hợp lý thì nó sẽ đưa đến những vấn đề gì?

TS. Nguyễn Xuân Thủy

Thứ hai: Hiện đường biển Việt Nam cũng đang khai thác chưa hết tiềm năng, nếu vận chuyển 1000 tấn hàng hóa chở từ Cà Mau ra Hải Phòng rẻ hơn rất nhiều gấp 3 đến 4 lần so với đi ô tô. Chúng ta lại bỏ bê đường biển, không chú trọng hợp lý. Vì vậy, quan điểm của các nhà khoa học là không nên phát triển quá nhiều đường cao tốc. Đến lúc này phải kìm hãm tốc độ phát triển của đường bộ, tập trung đầu tư cho đường thủy và đường sắt thì mới cân bằng được hệ thống giao thông.

Nhưng làm sao để cân đối, thưa ông?

TS. Nguyễn Xuân Thủy: Tôi cho rằng, giấc mơ hơn 2000km đó cũng là một giấc mơ tốt thôi, thế nhưng làm sao để cân đối, chỗ nào đường cao tốc, chỗ nào đường sắt, chỗ nào đi đường biển. Tức là nói cách khác phải có tầm nhìn chiến lược phát triển giao thông vận tải một cách  khoa học, phải tối ưu hóa chứ không nên cứ chỗ nào là cũng cao tốc. Đường cao tốc quá nhiều tức là thương mại quá. Vì cao tốc là BOT. tôi nghĩ cái đó phải lưu ý.

Tuy nhiên, tôi ủng hộ một số dự án phát triển đường cao tốc hiện nay, nhưng nơi nào cần thì làm, lưu lượng người đi bao nhiêu hóa bao nhiêu mới cần đường cao tốc, nơi đó cần đường cao tốc hay là chạy đường thủy, nơi đó cần đường cao tốc hay là chạy đường sắt thì ông Bộ trưởng Bộ giao thông phải giải bài toán hợp lý hơn chứ không nên quá chú trọng 2.000 hay 3.000 km đường cao tốc theo quy hoạch như trước đây. Tận dụng sự đầu tư xã hội là đúng, thế nhưng chỗ nào làm đường và chỗ nào làm đường loại hình gì là phải hết sức lưu ý.

caotoc-1501652133456

Không nên quá chú trọng vào đầu tư phát triển đường cao tốc. Ảnh: minh họa

Thưa ông, vừa rồi chúng ta đang có chủ trương để chuẩn bị trình quốc hội để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam? Như vậy với những phân tích vừa rồi của ông thì chúng ta có nên tập trung nguồn lực vào đầu tư đường sắt hay không?

TS. Nguyễn Xuân Thủy: Trước sau gì cũng cần có đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tức là tốc độ 350-400 km/h hay thậm chí sau này sẽ là 500km/h. Nhưng theo tôi nên hãm chậm lại tốc độ đường sắt cao tốc Bắc - Nam vì giờ làm là quá sớm.

Tôi cho rằng hoãn đến năm 2025 hoặc 2030 mới bắt đầu làm đường sắt cao tốc. Còn từ năm 2020 đến giai đoạn 2030, 2035 thì vẫn làm đường tốc độ cao chứ không phải đường cao tốc. Tức là chúng ta sử dụng đầu máy diesel, 15.000 mã lực tương đương tốc độ đoàn tàu với tốc độ 150km/h thì tôi cho rằng rất hợp lý, chi phí tầm 10-15 tỷ USD. Cho giai đoạn quá độ, như vậy chúng ta vẫn tận dụng được đường sắt, vẫn phát triển được đường sắt Bắc - Nam, không phải là 60 tỷ USD như thông tin đề xuất. Sau đó, khoảng đến năm 2035 thì chúng ta mới bắt đầu làm đường cao tốc, lúc đó mức sống người dân mình có thể đã đạt đến 4.000 USD/ đầu người. Thậm chí có thể là gần 10.000 USD/người. Đến năm 2035 - 2040 chúng ta bắt đầu làm đường sắt cao tốc thì sẽ phù hợp với mức sống của người dân, vừa phù hợp với nền kinh tế, phù hợp với túi tiền của quốc gia. Quyết sách như vậy thì rất hợp lý, rất khoa học và cũng nâng cao đời sống của người dân chứ đâu phải dành hết tiền để đầu tư vào hạ tầng giao thông.

Ông đánh giá như thế nào về dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, việc triển khai dự án này có gì bất cập hay không?

TS. Nguyễn Xuân Thủy: Đường cao tốc phía đông vẫn đang làm , đang triển khai, vừa rồi là đoạn từ Quảng Ngãi- Quảng Nam. Nó song song với đường quốc lộ 1. Bắt đầu từ Ninh Bình đến Nghi Sơn, vẫn triển khai. Dự án đã được Quốc hội thông qua, theo tôi nếu triển khai đầu tư xong dự án này thì cứ cho người đân ta tự do đi, không thu tiền nữa. Đường kia tất nhiên nó ngắn hơn thì vẫn có nhiều phương tiện người ta muốn đi, để cho người dân tự chọn.

Đường cũ thì vẫn để người dân đi tự do, không thu tiền. Tôi nhớ từ thời ông Đinh La Thăng tách đường quốc lộ 1 ra làm BOT, tôi đã phản đối rồi. Vì đường đi bao nhiêu năm nay, đường từ Bắc vào Nam mà làm BOT thì người dân đi bằng đường nào?. Cho nên mình làm cái gì cũng phải nghĩ đến vấn đề xã hội.

Nếu chúng ta nghĩ đến các vấn đề xã hội như thế thì bây giờ một số chủ đầu tư khi đầu tư 2 con đường song song với nhau nhưng mà vẫn phải bỏ ra hàng nghìn tỷ để sửa chữa con đường cũ thì tại sao con đường cũ  Bộ GTVT không đề xuất với Chính phủ dùng tiền nhà nước để đầu tư và tránh những việc phải thu phí 2 bên như hiện nay?

Thực ra cái này nó là sai lầm từ đầu, tôi nói ví dụ đường quốc lộ 1 chẳng hạn, Ông Đinh La Thăng cho rằng đó là một sáng kiến để tiết kiệm cho nhà nước 80.000 tỷ vì dùng vốn tư nhân. Đấy cũng là một ý nhưng mà đường quốc lộ 1 là con đường độc đạo của nhà nước, mà chia làm 20 đoạn để làm BOT thì không được.  Việc này là một sai lầm rất lớn và gây mất lòng tin cho người dân, từ đó đưa đến vụ này vụ kia rồi người dân phản ứng như tại Bến Thủy, Cầu Rác,  Phú Thọ, Cai Lậy, Thái Nguyên  … thì nó thể hiện phản ứng của người dân, vì do thiếu lòng tin.

Tôi đồng ý là đất nước mình còn khó khăn phải tận dụng quỹ của tư nhân nhưng mà đường nào tư nhân làm đường BOT, đường nào không BOT là phải cần có đầu óc tương đối sáng suốt và có tinh thân trách nhiệm cao với xã hội, phải lưu ý đời sống của người dân nữa, và phải tách bạch 2 chuyện này ra.  Đừng có nghĩ cứ thu được nhiều tiền là tốt. 

Xin cảm ơn ông!

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ