FDI quý I: Một cách nhìn về FDI

Nhàđầutư
Trong điều kiện quý I/2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,1%, thấp hơn so với 2 năm liền trước, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng và là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam.
GS-TSKH NGUYỄN MẠI
01, Tháng 05, 2017 | 12:23

Nhàđầutư
Trong điều kiện quý I/2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,1%, thấp hơn so với 2 năm liền trước, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng và là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam.

Tổng quan FDI quý I

Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, từ 1/1 đến 20/03/2017 các dự án FDI đã giải ngân được 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% (so với quý I/2016); quý I/2017 khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 31,402  tỷ USD, tăng 13%; chiếm 71,81% kim ngạch xuất khẩu; có kim ngạch nhập khẩu đạt 27,234 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 59,68% kim ngạch nhập khẩu; xuất siêu 4,168 tỷ USD, trong khi các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 6,06 tỷ USD, do đó cả nước nhập siêu gần 1,9 tỷ USD.

samsung

  FDI vẫn  là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam - Ảnh minh họa

Có 493 dự án mới được cấp GCNĐT với vốn đăng ký là 2,917 tỷ USD, tăng 6,5%; có 223 lượt dự án tăng vốn đầu tư với vốn đăng ký là 3,94 tỷ USD, tăng 206,4 %  và 1077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với 852,86 triệu USD, tăng 171,5%. Tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 7,71  tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong tổng vốn đăng ký, công nghiệp chế biến, chế tạo với 6,54 tỷ USD chiếm  84,9%,  kinh doanh bất động sản với  343,69 triệu USD chiếm 4,4%, bán buôn, bán lẻ với 296,8 triệu USD, chiếm 3,85%; Hàn Quốc đứng thứ nhất với  vốn 3,74 tỷ USD chiếm 48,61%; Singapore đứng thứ hai với 910,8 triệu USD chiếm 11,81%, Trung Quốc đứng thứ 3 với 823,6 triệu USD  chiếm 10,68%; Bắc Ninh đứng đầu với  2,61 tỷ USD, chiếm 33,86%, Bình Dương đứng thứ 2 với 1,39 tỷ USD, chiếm 18,04%, TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với gần 600 triệu USD chiếm 7,78%.

Những tín hiệu tích cực về FDI quý I/2017 báo hiệu ba quý còn lại của năm nay tiếp tục có thêm nhiều dự án FDI công nghệ cao, dịch vụ hiện đại đáp ứng tốt hơn định hướng mới.

Trong 30 năm từ 1/1/1988 đến 20/3/2017 nước ta đã tiếp nhận 23.071 dự án FDI (còn hiệu lực) với vốn đăng ký 300,7 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế đạt 158,45 tỷ USD, bằng 52,7% tổng vốn đăng ký. Trong số hơn 140 tỷ USD vốn đang ký chưa được thực hiện, theo quan sát của tôi thì có khoảng 100 tỷ USD  của các dự án không có điều kiện triển khai, là số ảo cần loại trừ khỏi số liệu thống kê quốc gia.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo với 175,57 tỷ USD, chiếm 59,3%, kinh doanh bất động sản với 52,58 tỷ USD, chiếm 17,48% , sản xuất, phân phối điện, nước với 12,9 tỷ USD, chiếm 4,29% tổng vốn đăng ký..

Đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đứng đầu với 54 tỷ USD, chiếm 17,9%, Nhật Bản đứng thứ hai với 42,49 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn đăng ký, tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan, British Virgin Island, Hồng Kông.

Tất cả 63 tỉnh và thành phố đã có dự án FDI, trong đó TP Hồ Chí Minh đứng đầu với 45,66 tỷ USD, chiếm 15,1%, Bình Dương đứng thứ hai với 28,2 tỷ USD, chiếm 9,6%, Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ ba với 27,2 tỷ USD, chiếm 9%,  Hà Nội đứng thứ tư với 26 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đăng ký.

Về thảm họa môi trường biển

Khi đánh giá FDI quý I/2017 không thể không đề cập đến thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Do sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, tỉnh ủy và UBND các tỉnh xảy ra sự cố, sự tham gia của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đến nay về cơ bản đã khắc phục được hậu quả.

Trong 30 năm thu hút FDI, thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung là rất nghiêm trọng, gây ra thiệt hại cho nghề đánh bắt, nuôi trồng và kinh doanh hải sản, làm muối, du lịch, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của hàng chục vạn người; nhận được sự quan tâm không chỉ của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế mà của cả nước, dư luận xã hội có những ý kiến bình luận và đánh giá khác nhau, một số chuyên gia đã kiến nghị về việc đóng cửa nhà máy.

Do đó sau một năm từ khi xảy ra thảm họa, cần có đánh giá khách quan và khoa học để rút ra những bài học cho việc thu hút FDI, có đối sách thích hợp đối với dư luận xã hội, phân biệt những người có thái độ xây dựng muốn chung tay góp sức với các địa phương đang gặp khó khăn, với phần tử lợi dụng thời cơ để kích động một bộ phận dân chúng, tổ chức biểu tình, gây rối trật tự trị an.

Ngày 6/4/2016, cá chết xuất hiện lần đầu ở xã Kỳ Lợi, rồi đến Kỳ Hà, Kỳ Ninh thuộc thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngày 10/4, tôm chết đồng loạt xã Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh. Tình trạng cá chết tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế từ 10/4 đến 4/5 với số lượng và tần suất gia tăng theo thời gian.

Ngày 2/5, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường quyết định lập đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường tại Khu Kinh tế Vũng Áng với thành phần  gồm đại diện 6 bộ, 2 viện, 2 trường và 4 tỉnh, có sự tham gia các nhà khoa học đến từ  Đức, Mỹ, Israel.

Ngày 4/5, gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước tham gia vào quá trình phân tích nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết bất thường.

Do sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, hoạt động kiểm tra được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc với các phương pháp khoa học, nên chỉ gần ba tháng từ khi xẩy ra thảm họa, ngày 30/6, tại cuộc họp báo của Chính phủ, nguyên nhân  thủy sản chết được công bố là do một lượng lớn phenol, xyanua kết hợp với phức sắt dạng keo gây ra sự thảm họa môi trường. Thủ phạm là Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa. Tại cuộc họp báo đã công bố video Formosa xin lỗi nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 500 triệu USD.

Việc khắc phục hậu quả đã được tiến hành đồng bộ từ đề ra yêu cầu và giám sát Formosa phải khắc phục những khiếm khuyết để bảo đảm không xảy ra thêm sự cố môi trường, lắp đặt và vận hành trạm quan trắc môi trường, đền bù cho những người chịu thiệt hại, ban hành chính sách và thực hiện việc chuyển đối sản xuất, tạo việc làm mới, khôi phục nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, công khai trên các phương tiện truyền thông về những chuyển biến môi trường biển.

Sau một năm kể từ khi xảy ra sự cố, đến nay về cơ bản môi trường biển tại đây đã trở lại bình thường, theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đến ngày 6/3/2017 bốn tỉnh đã giải ngân được hơn 3.595 tỷ đồng, đạt 76,8% tiền bồi thường tạm cấp cho người dân. Sản xuất, khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản tại địa phương hầu như đã được phục hồi.. Hoạt động buôn bán thủy sản tại chợ đã trở lại bình thường.

Bộ Tài nguyên & Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh nhận định: Formosa đã hợp tác với tỉnh và các bộ trong việc giải quyết hậu quả của sự cố, đã khắc phục gần xong các vấn đề được yêu cầu. Hy vọng trong môt thời gian ngắn, liên hợp sắt thép của Formosa tại Hà Tĩnh đi vào sản xuất, đưa lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần cân đối cung cầu thép cao cấp trên thị trường nội địa, giảm nhập siêu sản phẩm thép.

Mặc dù Chính phủ đã công khai tất cả thông tin có liên quan đến quá trình phát sinh và khắc phục thảm họa, nhưng vẫn có những người cố tình không thừa nhận sự thật, đưa ra đòi hỏi không có tính xây dựng, kích động, tổ chức các hoạt động chống đối. Các cơ quan thực thi luật pháp cần xử lý kịp thời những cá nhân và tổ chức vi phạm nghiêm trong pháp luật nhà nước.

Thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung cần được đúc rút thành bài học: (i) lựa chọn dự án đầu tư theo đúng định hướng mới, trong đó có việc bảo đảm môi trường, sinh thái, giảm thiểu khí phát thải nhà kính; (ii) Đầu tư vốn, công nghệ, chuyên gia để quan trắc môi trường để theo giõi trạng thái có kiên quan đến môi trường; (iii) Chỉ đạo kịp thời để tìm nguyên nhân, thủ phạm và giải pháp khắc phục sự cố, không để xảy ra sai sót trong quá trình xử lý và (iv) Theo dõi, hướng dẫn dư luận xã hội trên cơ sở công khai mọi thông tin liên quan đến sự cố, chủ động đối phó với việc truyền bá thông tin không chính xác bằng việc tuyên truyền, quảng bá kịp thời thực trạng tình hình tại địa phương xảy ra sự cố.

Nhận thức về FDI

Báo “Sài Gòn- Đầu tư Tài chính” ngày 10/4/2017, trang nhất đã giật tít “Thu hút FDI - Đua dự án, hiệu quả bèo bọt”; TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định: “Hiện đang có sự chênh lệch trong chính sách ưu đãi, bảo hộ và trợ cấp cho khu vực doanh nghiệp. Theo thứ tự, khu vực DNNN nhận được nhiều ưu đãi nhất, tiếp đến là DN FDI và cuối cùng là DN tư nhân”.

 
Tôi xin khẳng định rằng, từ năm 2005 khi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ra đời (được sửa đổi và bổ sung năm 2014) thì không có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp về chính sách ưu đãi đầu tư.

GS-TSKH Nguyễn Mại

Tôi xin khẳng định rằng, từ năm 2005 khi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ra đời (được sửa đổi và bổ sung năm 2014) thì không có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp về chính sách ưu đãi đầu tư. Các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi dựa theo tiêu chí được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản dưới luật; ưu đãi cao nhất đối với dự án công nghệ cao, dự án quy mô lớn có tác động quan trọng đến kinh tế- xã hội, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỷ thuật, dự án nông nghiệp công nghệ cao và dự án ở những địa phương còn kém phát triển.

Chính sách bảo hộ lại là câu chuyện gắn với sản phẩm và ngành kinh tế, chứ không phân biệt đối với các loại hình doanh nghiệp. Điển hình là chính sách bảo hộ đối với công nghiệp ô tô bằng thuế đã được coi là nguyên nhân quan trọng của tình trạng chậm phát triển của ngành này. Chính sách độc quyền, chậm hình thành cơ chế thị trường là điển hình đối với ngành điện lực đã dẫn đến việc EVN luôn muốn tăng giá điện trong khi chất lượng dịch vụ chậm thay đổi, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp.

Chính sách trợ cấp chủ yếu áp dụng đối với một số doanh nghiệp trong nước như dự án 30 nghìn tỷ đồng đối với doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà; hiện đang hình thành dự án 100 nghìn tỷ đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia nông nghiệp công nghệ cao; không có chính sách trợ giá đối với khu vực FDI.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn đề cập đến việc duy trì lâu lợi thế nguồn nhân lực giá rẻ và cảnh báo về việc Intel sau 10 năm đầu tư tại Việt Nam vẫn không có nhà cung cấp linh kiện theo đúng nghĩa, có thể rời khỏi Việt Nam; đưa ra dự báo sẽ xảy ra với Samsung.

Là người được Thủ tưởng Phan Văn Khải cử làm Tổ trưởng Tổ đặc nhiệm để thương lượng với Intel đầu tư vào Việt Nam năm 2006; là người được lãnh đạo SEV (Samsung điện tử Việt Nam) trực tiếp trao đổi định kỳ, tôi khẳng định rằng Intel khác với Samsung.

Sau 10 năm kể từ khi đầu tư tại Khu CNC TPHCM, Imtel chưa đạt được mục tiêu ban đầu do nguyên nhân cả từ hai phía, từ Intel nói riêng và từ Mỹ nói chung đối với FDI của nước này tại nước ta và từ Việt Nam; do đó mặc dù Mỹ là nước tiếp nhận FDI và đầu tư ra nước ngoài đứng đầu thế giới, nhưng chỉ có 10 tỷ USD, chiếm 0,3% tổng vốn FD đăng ký của Việt Nam. Đây là vấn đề sẽ được đặt ra khi bàn về thị trường và đối tác trong khi tổng kết 30 năm thu hút FDI của Việt Nam..

Samsung vào Việt Nam từ giữa thập niên cuối thế kỷ XX, năm 2007 mới có dự án lớn 650 triệu USD tại Bắc Ninh, từ đó đã tăng nhanh vốn đầu tư và hiện nay trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam;  năm 2002 tăng lên 1,2 tỷ USD, năm 2014 là 6  tỷ USD và năm 2017 tức là sau 10 năm đã vượt quá 17 tỷ USD, có Trung tâm R&D 300 triệu USD, hiện có hơn 1500 chuyên viên Việt Nam làm việc tại đó. Đóng góp của Samsung không chỉ có kim ngạch xuất khẩu với giá trị gia tăng khoảng 30% mà còn nhiều hơn thế, tạo việc làm cho gần 250 ngàn lao động (kể cả doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ) với thu nhập bình quân khoảng 11 triệu đồng/tháng; tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các địa phương Samsung đặt nhà máy, các ngành dịch vụ, thương mại phát triển, người dân giàu lên rõ rệt; góp phần hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Ninh, Thái Nguyên theo hướng công nghiệp hóa, tăng thu ngân sách địa phương để không phải nhận trợ cấp mà còn đến điều tiết cho ngân sách trung ương. Samsung đang hướng đến những mục tiêu mới tại Việt Nam và muốn người dân và Chính phủ coi họ là doanh nghiệp Việt Nam.

Điều đáng mừng là không chỉ Samsung mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như quê hương thứ hai của mình, lập nghiệp và kinh doanh lâu dài ở nước ta vì  lợi ích của họ, đồng thời đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam.

Một số dự án quy mô lớn trong quý I/2017:

- SamSung Display Việt Nam tại Bắc Ninh tăng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD.

- Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) của Đài Loan tại Bình Dương tăng vốn đầu tư 485,8 triệu USD;

- Coca-Cola Việt Nam tăng vốn đầu tư 319,8 triệu USD.

- Khu công nghiệp Việt Nam Singapore III tại Bình Dương vốn đầu tư 284,75 triệu USD.

- Nhà máy sản xuất Tole Panel của Hàn Quốc vốn đầu tư 269,54 triệu USD.

- Nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam của Trung Quốc tại Tây Ninh vốn đầu tư 220 triệu USD.

- Nhà máy sản xuất sợi lốp KVT-1 của Kolon Industries Inc tại Bình Dương vốn đầu tư 220 triệu USD.

TỪ KHÓA: USDquý IGCNĐT
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ