Đức đưa ra chiến lược mới nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Nhàđầutư
Chính phủ Đức đã phê duyệt chiến lược quốc gia đầu tiên về Trung Quốc vào hôm thứ Năm, xác định siêu cường châu Á là “đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống”, kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc trong khi vẫn duy trì quan hệ kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD.
CHÍ THÀNH
14, Tháng 07, 2023 | 09:16

Nhàđầutư
Chính phủ Đức đã phê duyệt chiến lược quốc gia đầu tiên về Trung Quốc vào hôm thứ Năm, xác định siêu cường châu Á là “đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống”, kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc trong khi vẫn duy trì quan hệ kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD.

Tờ New York Times đã có bài đánh giá sơ bộ về chiến lược mới này của nước Đức với Trung Quốc.

Volkswagen-factory in Qingdao-Getty

Một dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy FAW-Volkswagen ở Thanh Đảo, Trung Quốc, ảnh được chụp vào tháng 1/2023. Ảnh VCG/Visual China Group/Getty Images

Chính phủ Đức của Thủ tướng Olaf Scholz đã thông qua tài liệu dài 64 trang vào hôm thứ Năm, sau nhiều tháng thảo luận và trì hoãn xuất phát từ những bất đồng trong liên minh ba đảng của ông về mức độ cứng rắn của họ trong quan hệ với Trung Quốc.

Chiến lược này lặp lại các chủ đề từ Liên minh châu Âu thúc giục mối quan hệ "giảm thiểu rủi ro" với Trung Quốc.

“Chúng tôi không muốn tách khỏi Trung Quốc, nhưng muốn giảm thiểu rủi ro. Điều này cũng giúp củng cố nền kinh tế châu Âu cũng như giảm bớt sự phụ thuộc", bà Annalena Baerbock, Bộ trưởng Ngoại giao Đức cho biết.

Bà Baerbock nói thêm: "Các chuỗi cung ứng và thương mại được thiết lập càng đa dạng, đất nước chúng ta càng có khả năng phục hồi tốt hơn".

Chiến lược này đưa ra một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với chiến lược của các chính phủ thời Thủ tướng Angela Merkel lãnh đạo, người coi Trung Quốc là một thị trường tăng trưởng khổng lồ đối với hàng hóa của Đức.

Sự thúc đẩy đó đã tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, với hơn một triệu việc làm của Đức phụ thuộc trực tiếp vào Trung Quốc và nhiều công việc gián tiếp khác.

Gần một nửa số đầu tư của châu Âu vào Trung Quốc là từ Đức và gần một nửa số doanh nghiệp sản xuất của Đức phụ thuộc vào Trung Quốc như một số phần trong chuỗi cung ứng của nước này.

Nhưng các vấn đề về chuỗi cung ứng nảy sinh trong đại dịch COVID-19 đã cho thấy mức độ phụ thuộc ngày càng lớn của Đức và châu Âu vào Trung Quốc đối với hàng hóa, từ thuốc men đến các khoáng sản chế biến cần thiết cho cuộc cách mạng công nghệ xanh.

Cuộc tấn công Ukraine của Nga năm ngoái cũng làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể tận dụng sự phụ thuộc kinh tế theo những cách tương tự như cách Moscow vũ khí hóa sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt tự nhiên của Nga.

Theo chiến lược mới này của nước Đức, các công ty được kêu gọi “tiếp thu mạnh mẽ hơn” các rủi ro địa chính trị khi kinh doanh tại Trung Quốc, để ngăn chặn nhu cầu khai thác các quỹ nhà nước trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Germany-China-Trade-NYT

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (trái) đến thăm Đức vào tháng trước trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông được bổ nhiệm. Ảnh AP

Chính phủ Đức cho biết họ đang làm việc để cung cấp các ưu đãi nhằm khuyến khích các công ty Đức đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của họ bên ngoài Trung Quốc.

Bà Baerbock nói: "Chúng tôi hiểu rằng việc quan tâm đến an ninh kinh tế của chúng tôi là vì lợi ích quốc gia của chính chúng tôi", đồng thời bà cho biết thêm rằng Đức không thể thấy mình cần phải "trả hơn 200 tỷ euro để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc", như những gì đã xảy ra khi Nga cắt đứt dòng khí đốt đến Tây Âu.

Nhưng liệu các công ty sẽ ủng hộ chính sách mới này của nước Đức hay không và làm thế nào để nhanh chóng thực hiện chiến lược mới này vẫn là một câu hỏi cần giải đáp, tờ New York Times viết.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp vừa và công ty gia đình cho biết rủi ro địa chính trị đã làm phức tạp hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc, nhưng các công ty công nghiệp hàng đầu, chẳng hạn như BASF và Volkswagen đã đáp lại lời kêu gọi "giảm thiểu rủi ro" bằng cách tăng gấp đôi khoản đầu tư của họ vào Trung Quốc, nhưng thực hiện bằng cách nội địa hóa các sản phẩm của họ. 

"Tập đoàn Volkswagen sẽ tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc", Ralf Brandstätter, người đứng đầu Volkswagen tại Trung Quốc và là thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn này cho biết khi được yêu cầu phản hồi về chính sách mới này của nước Đức.

Ông Brandstätter nói: "Trung Quốc là một thị trường tăng trưởng năng động và là động lực đổi mới công nghệ quan trọng", đồng thời ông cũng cho biết thêm rằng Trung Quốc "cuối cùng có vai trò rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu của Volkswagen và toàn bộ ngành công nghiệp ô tô Đức".

Chiến lược mới của Chính phủ Đức sẽ được chuyển đến Quốc hội, nơi các nhà lập pháp dự kiến sẽ bắt đầu tranh luận về nó khi trong cuộc họp vào tháng 9 tới.

Chính sách mới này nhằm hướng dẫn các công ty, cơ quan chính phủ, trường đại học và các tổ chức khác trong các giao dịch của họ với Trung Quốc và được coi như một phản ứng đối với chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Tháng trước, Đức đã công bố chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên, kêu gọi một chính sách quốc phòng 'mạnh mẽ' và các chính sách khác, như một phần trong nỗ lực dưới thời ông Scholz nhằm điều phối các chính sách đối ngoại, đối nội và kinh tế của đất nước.

Nhưng chính phủ Đức đã tách Trung Quốc ra khỏi chiến lược tổng thể, do tầm quan trọng của nước này, hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức, với khối lượng thương mại song phương năm ngoái đạt gần 300 tỷ euro, tương đương khoảng 334 tỷ USD.

Chiến lược nói rõ rằng Berlin không có ý định thay đổi chính sách "Một Trung Quốc", và cho rằng chỉ có "các biện pháp hòa bình và sự đồng ý của cả hai bên" mới có thể giải quyết vấn đề Đài Loan.

"Đài Loan rất quan trọng đối với Đức với tư cách là một điểm đến cho các công ty Đức và là một đối tác thương mại", chiến lược mới của Đức viết rõ.

Tờ DW cho biết, về phần mình, Trung Quốc kêu gọi Đức nhìn nhận sự tiến bộ theo cách khác. Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin cho biết họ hy vọng Đức có thể nhìn thấy sự phát triển của Trung Quốc một cách "hợp lý, toàn diện và khách quan".

Về quan điểm cho rằng Trung Quốc là đối thủ của Đức, Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh rằng Trung Quốc là đối tác của nước Đức trong việc giải quyết các thách thức trên thế giới và khu vực.

"Việc bắt buộc 'giảm rủi ro' dựa trên định kiến ý thức hệ và lo lắng về cạnh tranh sẽ chỉ phản tác dụng và làm tăng các rủi ro một cách giả tạo", thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc nói thêm.

Phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết chiến lược này sẽ truyền tải thông điệp rằng: "Chúng tôi muốn sống trong hòa bình và tự do cùng với tất cả các đối tác trên thế giới này, với tất cả các quốc gia trên thế giới này, nhưng chúng tôi cũng không ngây thơ".

Tuy nhiên, cũng có những bất đồng bên trong liên minh cầm quyền ba bên ở Berlin về cách tiếp cận đối với Trung Quốc.

Ba bên đã đồng ý trong hợp đồng liên minh năm 2021 rằng một chiến lược là cần thiết để "có thể hiện thực hóa các giá trị và lợi ích của nước Đức trong cuộc cạnh tranh có hệ thống với Trung Quốc".

Đảng Xanh của bà Bearbock ủng hộ đường lối cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh so với Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz.

Sự bất hòa gần đây nhất được thể hiện sau khi Thủ tướng Đức Scholz thúc đẩy việc bán một phần cổ phần trong một bến container tại cảng Hamburg cho một công ty nhà nước Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của Đảng Xanh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ