'Thành phố Trung Hoa' của nước Đức lo lắng cho tương lai khi bà Angela Merkel sắp từ nhiệm
Duisburg, nơi từng được mệnh danh là "Thành phố Trung Hoa" của nước Đức từ lâu hy vọng rằng việc phát triển mạnh các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ giúp thành phố có thêm các khoản đầu tư mới, từ đó tạo được thêm nhiều việc làm.
Nhưng ngày 26/9 là ngày mà 'kỷ nguyên trị vì' của bà Angela Merkel kết thúc và đây sẽ là bước ngoặt cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Đức - Trung.

Kỷ nguyên của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel sắp kết thúc và Duisburg, "Thành phố Trung Hoa" của nước Đức đang lo lắng cho tương lai của mình. Minh hoạ của Lau Ka-kuen/SCMP
Một chiếc xe tải của Đức chạy ra từ kho bãi hậu cần bên bờ sông Rhine, chở một container màu xanh lam có trang trí logo của cảng Tây An. Nó chạy qua đường ray xe lửa rỉ sét, nơi trước đó mỗi tuần từng có hàng đoàn tàu container rầm rập chạy đến từ Trung Quốc. Có thời kỳ, mỗi tuần có tới 80 chuyến tàu từ Trung Quốc đến Duisburg, sau đó chạy sang lục địa châu Âu. Một chiếc container được hạ xuống, thì hàng ngàn chiếc container khác được đưa lên xe lửa để ra đi.
Có hàng đống container của Trung Quốc ở khắp mọi nơi trong cảng nội địa sầm uất này, chúng có thể được in các dòng chữ Zhejiang International Hub, China Shipping hay YuXinOu Logistics of Chongqing.
Việc kinh doanh tiếp tục bùng nổ khi số lượng các chuyến tàu đến đã tăng hơn gấp đôi khi đại dịch xảy ra. Mỗi chuyến tàu chở 41 container chất đầy bàn, ghế, thảm tập yoga, thức ăn cho vật nuôi, hàng hóa các loại, những thứ được tuôn ra từ các nhà máy ở Trung Quốc, được chở qua ngả Autobahn (hệ thống đường cao tốc liên bang Đức), hoặc qua các con sông Ruhr và Rhine.

Hàng đống container tại cảng Duisburg, Đức. Ảnh chụp năm 2020 của AFP
Các quan chức địa phương nói đây là "Thành phố Trung Hoa của nước Đức", bởi từ lâu, họ đã hy vọng rằng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đang phát triển mạnh mẽ sẽ trở thành một thứ gì đó vĩ đại hơn việc chỉ là con đường cho các container Trung Quốc rầm rập vào Đức và châu Âu. Đó phải những khoản đầu tư lớn để mang lại công ăn việc làm cho thị trấn hoang tàn, nằm ở trung tâm vành đai rỉ sét của nước Đức.
Rasmus Beck, Giám đốc điều hành của Cơ quan Xúc tiến Đầu tư địa phương- Duisburg Business and Innovation (DBI), cho biết: "Ý tưởng và sự đổi mới sáng tạo không đến từ những thùng container". Ông rất muốn các khoản đầu tư vào bến cảng này của Trung Quốc dần dần sẽ có tác động lan tỏa ra khắp các phần còn lại của thành phố.
Vào năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đứng tại Duisport, trên địa điểm của một nhà máy thép cũ có kích thước bằng 371 sân bóng đá, được chuyển giao cho phía Trung Quốc trước đó, tuyên bố: 'Đây là điểm kết thúc của Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của ông'.
Nhưng giờ đây, có một biển báo nguy hiểm đã xuất hiện trên con đường phía trước. Ngày bầu cử ở Đức là ngày 26 tháng 9, ngày kết thúc kỷ nguyên của bà Angela Merkel và điều mà nhiều người dự đoán, đó sẽ là thời điểm bước ngoặt cho quan hệ Đức - Trung.

'Bà đầm thép' của nước Đức, Angela Merkel sẽ rời chức vụ thủ tướng vào ngày 26/9 tới. Ảnh: EPA-EFE
Trong 16 năm, các mối quan hệ đã được thúc đẩy bởi lợi ích thương mại, nhưng áp lực đang dần gia tăng từ cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề nổi cộm hơn đến từ Trung Quốc như những hành vi xấu trong thương mại, các ép buộc kinh tế, những mối đe dọa an ninh và sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng...
Sự phản kháng rất rõ ràng đối với Trung Quốc đã giúp ông Donald Trump lên nắm quyền Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016, nhưng sự phản kháng này lại 'không có đất dung thân' ở thung lũng Ruhr của Đức. Nói chung, nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu của Đức đã hoạt động tốt nhờ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cora Jungbluth, một chuyên gia kinh tế tại tổ chức tư vấn Bertelsmann Stiftung của Đức, cho biết: "Ở Đức, sự đổ lỗi đó ít hơn đối với Trung Quốc, bởi vì lợi ích thu được từ toàn cầu hóa lớn hơn thiệt hại của nền kinh tế trong nước nói chung. Mạng lưới an sinh xã hội ở Đức cũng giúp nước này bảo vệ người dân khỏi sự tàn phá khi nền công nghiệp toàn cầu bị thay đổi".
Nhưng những quan chức cấp cao của các đảng chính trị lớn nói ở Đức với tờ SCMP rằng bất kể kết quả sắp tới của cuộc bầu cử công khai nhất trong nhiều thập kỷ qua sẽ ra sao, việc duy trì hiện trạng đối với Trung Quốc là 'không thể'.
"Bất kỳ thủ tướng mới nào, hay bất kỳ liên minh chính trị mới nào ở Đức cũng sẽ phải thay đổi hướng đi đối với Trung Quốc. Đơn giản vì Trung Quốc cũng đã thay đổi", Nils Schmid, phát ngôn viên đối ngoại của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), cho biết.
Thông điệp của ông đối với các khu vực của Đức đang phụ thuộc vào Trung Quốc để đầu tư hoặc xuất khẩu rất đơn giản: "Đó là một điều xấu. Và hiện trạng này sẽ phải thay đổi". Duisburg có thể đang bơi ngược dòng bằng cách tích cực kêu gọi đầu tư của Trung Quốc để thu hẹp khoảng cách 12% về mặt thất nghiệp, hiện đang ở mức cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ trung bình ở cấp quốc gia.
Johannes Pflug, 75 tuổi, người đã phục vụ bốn nhiệm kỳ trong Bundestag (Nghị viện Quốc gia của Đức), là người đại diện cho khu vực phía bắc của thành phố của SPD, Đảng Lao động truyền thống của Đức. Duisburg là một thành trì của SPD và là thành phố công nghiệp cũ từ năm 1957, nhưng biên lợi nhuận đang thu hẹp.
Khi được bầu lần đầu vào năm 1998, ông đã giành được 66,4% số phiếu bầu. Con số này giảm xuống còn 47,4% trong nhiệm kỳ cuối cùng của ông. Người đương nhiệm của SPD, Mahmut Özdemir, chỉ giành được 34,8% số phiếu bầu vào năm 2017. Khi các công ăn, việc làm bị chuyển ra nước ngoài, vị trí của SPD trong thành phố trước tiên bị rơi vào tay của phe bảo thủ và sau đó là vào tay phe cánh phải.
Từ khu bến tàu nghèo nàn của Hochfeld, người ta có thể quan sát những con tàu chở đầy quặng cho những gì còn sót lại của ngành công nghiệp thép đang đi ngược dòng sông Rhine, đi ngang qua các nhà máy tái chế và hóa chất đang bốc khói ven sông. Ước tính có khoảng 60% dân số Hochfeld không sinh ra ở Đức và trên các đường phố của nó, người ta thấy rải rác các áp phích bầu cử cho AfD - Đảng Cực hữu của Đức...

Chuyến tàu hàng đầu tiên chạy thẳng từ Trung Quốc đến Duisburg vào năm 2017. Ảnh AFP/ImageChina
"Chuyến thăm của ông Tập vào năm 2014 đã giúp đưa Duisburg lên bản đồ", Pflug, ủy viên phụ trách về Trung Quốc của thành phố, người mới đây đã nghỉ hưu nói. Ông từng là người làm việc ngày đêm để thu hút đầu tư của Trung Quốc, những khoản tiền khổng lồ sau đó đã nhanh chóng biến Duisburg trở thành bến container nội địa lớn nhất thế giới. Khoản tiền chi phí xây dựng 120 triệu euro đến từ thành phố và tập đoàn Cosco Shipping Logistics của Trung Quốc.
Điều này khiến vận tải hàng hóa đường sắt tiếp tục bùng nổ, và trong khi các nhà phê bình cho rằng các container rỗng sẽ quay trở lại Trung Quốc và giao thông hàng hóa chỉ đi một chiều, các quan chức lại cho biết điều đó đang được cải thiện. Ước tính có khoảng 100 công ty Trung Quốc hiện đang hoạt động tại Duisburg, chủ yếu là các công ty nhỏ, cung cấp trực tiếp chưa tới 1.000 việc làm cho thành phố nửa triệu dân này.
Một nghiên cứu gần đây của Werner Pascha, giáo sư nghiên cứu kinh tế Đông Á tại Đại học Duisburg-Essen, cho thấy mặc dù “Duisburg đã thu được lợi nhuận đáng kể từ sự quan tâm của Trung Quốc đối với mạng lưới hậu cần của mình”, nhưng điều đó không đủ để lấp đầy khoảng trống do sự suy giảm của ngành công nghiệp than và thép của thành phố trước kia.
"Có thể nhận thấy phần nào những lợi ích tiềm năng trong các hoạt động kinh tế này", giáo sư Pascha viết.
Tuy nhiên, Pflug muốn nhìn thấy 'sự lan tỏa' từ các bến cảng đến thành phố và hy vọng đầu tư của Trung Quốc có thể giúp mang lợi nhuận. Nhưng ông nhận ra rằng điều này đang trở nên thách thức về mặt chính trị.
Pflug và những người khác đề xuất một kế hoạch được thực hiện với Huawei vào năm 2017 để biến Duisburg thành một 'thành phố thông minh' đang bị trì hoãn và có nguy cơ bị đổ bể, phần lớn là do các phản ứng chính trị.
Người phát ngôn của văn phòng thị trưởng cho biết chưa có quyết định nào về việc có gia hạn bản ghi nhớ đã ký, sẽ hết hạn vào năm tới hay không.
"Trong chính trị, chúng ta có một bên là lợi ích và một bên là giá trị và phải tìm được con đường hợp lý giữa hai đường biên này", Pflug nói.
"Có những ví dụ khác về các vấn đề nhân quyền, tại sao chúng ta phải cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc?", ông tiếp tục đặt câu hỏi.
Đối với Lamya Kaddor, một ứng cử viên Xanh ở khu vực bầu cử phía nam của Duisburg, Berlin và Brussels phải đưa ra ranh giới rõ ràng để các chính quyền địa phương tuân theo khi làm ăn với Trung Quốc.
“Nhiều lời chỉ trích từ Berlin và Brussels về việc không sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi về kinh tế. Nhưng chính sách đối ngoại tốt chỉ có thể thực hiện được nếu người ta sẵn sàng chấp nhận những bất lợi. EU và chính phủ liên bang Đức phải thiết lập khuôn khổ cho các hoạt độngkinh tế", ông Kaddor nói.
Trong khi các quan chức địa phương ở Duisburg nói một cách lạc quan về tương lai, thì thời kỳ đầu tư của tuần trăng mật đã kết thúc từ nhiều năm trước.
Jungbluth cho biết: "Tôi nghĩ rằng bước ngoặt của cuộc thảo luận về đầu tư của Trung Quốc là vào năm 2016”.
Bị sốc trước việc một trong những doanh nghiệp hàng đầu của mình bị đối thủ cạnh tranh Trung Quốc mua lại, Berlin và Brussels đã chuyển sang việc thắt chặt việc sàng lọc đầu tư. Do vậy, đầu tư đến từ Trung Quốc đã tụt dốc thảm hại trong những năm sau đó.
“Trong vài năm gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Đức trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều. Đức đã cố gắng tách rời các mối quan hệ kinh tế và chính trị, nhưng điều đó không còn hiệu quả nữa", Jungbluth nói.
Tuy nhiên, các quan chức thành phố Duisburg vẫn không nản lòng. Họ nói rằng đầu tư của Trung Quốc vào cảng chỉ là những khoản tiền, trong các tòa nhà vật chất, đất đai vẫn thuộc sở hữu của thành phố.

Cảnh các container Trung Quốc tấp nập lên xuống tàu tại cảng Duisburg vào năm 2018. Ảnh Bloomberg
Johannes Grünhage, người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Duisburg cho biết: “Bạn đã đến nhầm chỗ khi nói về việc thoát ly khỏi Trung Quốc". Grünhage là một những người ít ỏi được giao nhiệm vụ phát triển mối quan hệ của thành phố Duisburg với Trung Quốc, trước thềm của lễ kỷ niệm 50 năm 'kết nghĩa' giữa Duisburg vài Vũ Hán vào năm tới.
Grünhage và Markus Teuber, người kế nhiệm Pflug với tư cách là ủy viên chuyên trách về Trung Quốc, tuyên bố Duisburg là thành phố duy nhất của Đức có cơ quan chuyên trách về Trung Quốc và thành phố này có tham vọng lớn trong việc mở rộng quan hệ văn hóa, thương mại và kinh doanh với Trung Quốc.
"Chúng tôi không phải là Berlin, cũng không phải là Brussels. Chúng tôi tập trung vào hợp tác với các công dân, công ty Trung Quốc, chúng tôi có rất nhiều dự án đang diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, trao đổi văn hóa và chính trị, ít nhiều ở cấp độ cơ sở… Những chủ đề về đối phó với Trung Quốc và quan hệ quốc tế phải được giải quyết ở Berlin", Grünhage nói thêm.
Rasmus Beck, nhân viên một công ty đầu tư, cho biết tình hình chính trị đã khiến công việc của ông trở nên khó khăn hơn, nhưng anh nói thêm rằng Duisburg 'không đủ khả năng để rời khỏi mối quan hệ thương mại với Trung Quốc'.
“Tất nhiên [chính trị] là quan trọng. Tuy nhiên, tôi luôn xem xét những gì chúng ta có thể học hỏi từ Trung Quốc, chẳng hạn như những người nhiệt tình giới thiệu những công nghệ mới, về các thành phố thông minh...", ông nói thêm.
Ye Junchen, Tổng giám đốc nhà kho Auklogis bên bờ sông Rhine, cho biết hoạt động kinh doanh của nhà kho đã tăng gấp đôi trong thời gian đại dịch với các công ty của Trung Quốc.
Ông muốn tăng thêm 200.000 mét vuông nhà kho ở châu Âu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang tăng nhanh, sau khi đã mở cơ sở ở Duisburg vào tháng 3 năm ngoái.
Mối quan tâm trước mắt của ông cũng giống như bất kỳ ông chủ hậu cần nào khác là chính trị chỉ là một vấn đề nhỏ ở Đức, không giống như ở Mỹ, nơi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thực sự là một vấn đề lớn. Nhưng ông cũng thừa nhận rằng sự ra đi của bà Merkel tạo ra một tình trạng không chắc chắn như trước nữa.
“Khi bà ấy ra đi, có thể có một số vấn đề xảy ra. Nhưng nước Đức vốn có truyền thống ủng hộ doanh nghiệp. Mọi thứ ổn định hơn ở đây. Chúng tôi có thể gặp một số vấn đề trong tương lai với Trung Quốc, nhưng mọi chuyện sẽ không giống như những gì đã xảy ra với ông Trump", ông nhận định.
- Cùng chuyên mục
Loạt doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tiêu biểu ở Đà Nẵng
130 gian hàng của các doanh nghiệp tham gia Triển lãm "Đà Nẵng - Phát triển và Hội nhập", giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch, dịch vụ, nông lâm, thủy sản…
Thị trường - 26/03/2025 14:22
PV GAS CNG và Far Eastern Polytex ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên
Ngày 20/3/2025, tại Bình Dương, Công ty Cổ phần CNG Vietnam (PV GAS CNG) và Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) đã chính thức ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên (CNG/LNG). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, khẳng định cam kết hướng tới nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 26/03/2025 09:40
Bước đà 56.000 tỷ đồng có giúp du lịch TP.HCM tăng tốc dịp 30/4?
Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Thị trường - 26/03/2025 09:40
Giá tiền ảo Pi Network 'lao dốc', Pi thủ giục nhau cứu vớt
Tiền ảo Pi Network liên tục rớt giá dù khối lượng giao dịch mỗi phiên rất lớn, chuyên gia lên tiếng khuyên nhà đầu tư đề phòng trước khi định xuống tiền mua vào.
Thị trường - 26/03/2025 08:15
3 nước láng giềng chiếm 94% tổng lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam
Trong 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã chi tổng cộng 1,33 tỷ USD để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện và phụ tùng ô tô các loại.
Thị trường - 26/03/2025 06:25
Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ tăng nhanh hơn xuất khẩu sang Mỹ
Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại hàng hóa sang Mỹ đạt 16,97 tỷ USD, còn nhập siêu từ Trung Quốc là 15,64 tỷ USD.
Thị trường - 26/03/2025 06:15
Giá dầu thế giới biến động nhẹ
Giá dầu thế giới phân kỳ vào sáng thứ Ba khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine bù đắp cho lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do thuế quan của Hoa Kỳ.
Thị trường - 26/03/2025 05:54
Hoa Kỳ bổ sung hàng chục thực thể vào danh sách hạn chế xuất khẩu
Hoa Kỳ đã bổ sung hàng chục thực thể, bao gồm cả Trung Quốc, Iran và Pakistan, vào danh sách hạn chế xuất khẩu, theo thông báo trên Công báo Liên bang vào thứ Ba.
Thị trường - 26/03/2025 05:32
Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Khoản đầu tư của Proparco và FMO đã nâng tổng nguồn vốn huy động từ thị trường quốc tế của SeABank lên tới gần 1,1 tỷ USD.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 16:25
SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
Bước vào kỷ nguyên mới, công nghệ, số hóa được xác định là động lực bứt phá của đất nước, gắn với phát triển bền vững và kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh ấy, gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, dân tộc trở thành sứ mệnh của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp. Văn hóa của mỗi tổ chức cũng góp phần trong hành trình đó.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:15
T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL
Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn - Trung tâm thương mại - Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại An Giang của T&T Group sẽ là khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực ĐBSCL cho đến thời điểm hiện tại.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:12
Nam A Bank và The Shanghai Commercial & Savings Bank ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD
Chiều 24/3, tại TP.HCM, Nam A Bank (NAB - HoSE) và The Shanghai Commercial & Savings Bank (SCSB) Việt Nam đã ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD nhằm gia tăng nguồn vốn ngoại tệ phục vụ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của Nam A Bank.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:04
Giá vàng thế giới giảm nhẹ
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống còn 3.010,64 USD một ounce, tính đến 0224 GMT. Giá vàng tương lai của Hoa Kỳ ổn định ở mức 3.015,00 USD.
Thị trường - 25/03/2025 13:06
Hyundai Steel công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hoa Kỳ, cổ phiếu trượt giá
Hyundai Steel sẽ đầu tư 5,8 tỷ USD cùng với Hyundai Motor Group để xây dựng một nhà máy tại Louisiana ở Hoa Kỳ với công suất hàng năm là 2,7 triệu tấn, công ty cho biết trong hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý vào hôm thứ Ba.
Thị trường - 25/03/2025 12:59
Chuyện tử tế tại một ngân hàng
Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, giữa những áp lực công việc và những thử thách không lường trước, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng đầy ấm áp, có những bàn tay chìa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở để đồng hành, san sẻ. Và tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), những điều tử tế ấy vẫn luôn hiện hữu, vẫn âm thầm chạm đến trái tim của biết bao con người.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 10:05
Ông Trump áp thuế 'thứ cấp' 25% đối với dầu Venezuela
Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cho phép áp thuế 25% đối với bất kỳ quốc gia nào mua dầu và khí đốt từ Venezuela.
Thị trường - 25/03/2025 07:27
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago