Đức chặn dự án Nord Stream 2, châu Âu đối mặt với một mùa đông lạnh giá

Theo CNN, trong tuần này, khi Đức tuyên bố đình chỉ tiến trình phê duyệt một đường ống dẫn khí đốt mới còn đang gây tranh cãi của Nga - được gọi là Nord Stream 2, ngay lập tức đã có những phản ứng lo ngại về một mùa đông lạnh giá vì thiếu năng lượng để sưởi ấm cho toàn châu Âu.
AN LE
20, Tháng 11, 2021 | 06:45

Theo CNN, trong tuần này, khi Đức tuyên bố đình chỉ tiến trình phê duyệt một đường ống dẫn khí đốt mới còn đang gây tranh cãi của Nga - được gọi là Nord Stream 2, ngay lập tức đã có những phản ứng lo ngại về một mùa đông lạnh giá vì thiếu năng lượng để sưởi ấm cho toàn châu Âu.

2

Ảnh: CNN Business

Kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Ba, giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng gần 18% so với trước đó và tiếp tục tăng trở lại vào thứ Tư. Giá bán ở Anh cũng vì thế tăng mạnh. Con số hiện tại đang quay lại mức kỷ lục được thấy vào đầu tháng mười, khi một số nhà máy ở châu Âu và Vương quốc Anh phải đóng cửa bởi vì hoạt động của họ không còn sinh ra lợi nhuận.

Việc không nắm chắc tình hình cũng dẫn tới sự bất an trong lòng người dân: Khi thời tiết lạnh hơn, liệu khu vực có đủ nguồn năng lượng cần thiết để cung cấp cho tòa nhà, doanh nghiệp và sưởi ấm cho các hộ gia đình trong bối cảnh tranh giành nhiên liệu trên toàn cầu hiện nay?

“Thị trường đang vô cùng xáo trộn”, ông Nikos Tsafos, một chuyên gia về năng lượng và địa chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington D.C, cho biết. "Việc thiếu giấy phép hoạt động của Nord Stream 2 càng làm tăng thêm sự lo lắng đó."

Hiện tại, Đức quyết định không phê duyệt Nord Stream 2 vì công ty vận hành đường ống có trụ sở tại Thụy Sĩ này có vẻ như chỉ tuân thủ pháp lý trên mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, động thái này của Đức sẽ trì hoãn ngày khởi động dự kiến của dòng chảy khí đốt - một bước ngoặt mà các nhà phân tích cho rằng có thể giảm thiểu tình trạng thiếu hụt năng lượng ở châu Âu.

Các chiến lược gia tại Goldman Sachs đã viết trong một ghi chú nghiên cứu: “Thời gian bắt đầu đường ống có vẻ lâu hơn những gì chúng tôi mong đợi ban đầu”. Hiện tại, họ dự đoán khí đốt sẽ bắt đầu chảy dọc theo đường ống vào tháng 2 năm 2022, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng nó có thể còn muộn hơn thế. Điều đó có nghĩa là không thể trông chờ vào việc thúc đẩy nguồn cung trong những tháng tới, một giai đoạn vốn đã đầy rẫy thách thức.

"Nord Stream 2 là đường ống có thể thay đổi ván bài về cung cấp khí đốt ở châu Âu và mở rộng quy mô. Do đó, trì hoãn khai thác sẽ dẫn tới tình trạng thắt chặt thị trường khí đốt hiện tại sẽ kéo dài xuyên suốt mùa đông”, ông Carlos Torres Diaz, người đứng đầu thị trường khí đốt và năng lượng cho biết.

Tầm quan trọng của Nord Stream 2

Khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu được nhập khẩu từ Nga, và ngay cả khi họ chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn, sự phụ thuộc này dự kiến sẽ vẫn còn nguyên vẹn.

Việc xây dựng Nord Stream 2 do công ty Gazprom phụ trách, được kiểm soát bởi nhà nước Nga, bắt đầu vào năm 2018 và hoàn thành vào tháng 9. Nó được thiết lập để cung cấp trực tiếp 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga đến châu Âu.

Đường ống này luôn gây tranh cãi vì nó đi qua Ukraine, khiến các quốc gia như Mỹ cảnh báo nó sẽ tăng cường ảnh hưởng của Moscow trong khu vực. Tuy nhiên, đã có suy đoán rằng quá trình phê duyệt để bắt đầu hoạt động có thể được đẩy nhanh hơn khi giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng vọt do tình hình thời tiết và nhu cầu tăng cao khi các lệnh giãn cách được dỡ bỏ.

“Thành thật mà nói, chúng tôi không có đủ khí đốt trong thời điểm hiện tại. Chúng tôi không thể dự trữ cho mùa đông”, ông Jeremy Weir - Giám đốc công ty kinh doanh năng lượng Trafigura nói trong một hội nghị được tổ chức bởi tờ Financial Times trong tuần này. "Vì vậy, có một mối lo ngại thực sự rằng ... nếu phải trải qua một mùa đông lạnh giá, chúng ta có thể mất điện liên tục ở châu Âu."

Ông Tsafos của CSIS cho biết chưa bao giờ có nhiều thông tin rõ ràng về việc liệu khí đốt từ Nord Stream 2 có thể thực sự xoa dịu tình hình trong những tháng tới hay không. Tuy nhiên, việc trì hoãn giấy phép hoạt động làm tăng thêm lo ngại rằng Nga sẽ không cung cấp nhiều hơn nghĩa vụ của họ với châu Âu ở thời điểm khó khăn hiện tại, như một số người đã hy vọng.

Ông Henning Gloystein của Tập đoàn Eurasia cho biết lượng khí đốt đến châu Âu từ Nga trong mùa đông này không bị ảnh hưởng, nhưng ông cũng thừa nhận rằng tình hình vẫn còn căng thẳng về mặt chính trị.

“Bằng cách đình chỉ quá trình phê duyệt Nord Stream 2, các cơ quan quản lý của Đức và nhiều khả năng cả chính phủ mới sắp tới của họ đã báo hiệu rằng họ không sẵn sàng cúi đầu trước áp lực của Nga trong việc nhanh chóng phê duyệt cho đường ống”, ông nói. “Điều này cũng báo hiệu với các đồng minh của họ ở Ba Lan, Brussels và Washington rằng Berlin không làm ngơ trước những lời chỉ trích của họ về đường ống."

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Sự phát triển này càng làm ảnh hưởng đến triển vọng của châu Âu trong thời gian tới.

Các chuyên gia, tổ chức chống đói nghèo và những nhà hoạt động môi trường đã cảnh báo rằng hàng triệu người trên khắp châu Âu có thể không có đủ khả năng để sưởi ấm trong nhà vào mùa đông này do giá điện và khí đốt tăng vọt.

Nghiên cứu gần đây do ông Stefan Bouzarovski, một giáo sư tại Đại học Manchester và là chủ tịch mạng lưới nghiên cứu về thiếu năng lượng của tổ chức Engager, cho thấy có tới 80 triệu hộ gia đình trên khắp châu Âu đang phải vật lộn để giữ cho ngôi nhà của họ đủ ấm trước đại dịch.

Sự tăng giá đột biến hiện nay có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, mặc dù các chính phủ đã thực hiện các biện pháp để bù đắp chi phí hoặc đặt giới hạn cho việc tăng hóa đơn.

Công ty Rystad Energy dự đoán rằng việc trì hoãn Nord Stream 2 thậm chí có thể ảnh hưởng đến thị trường năng lượng ngay cả sau mùa đông này, dự đoán rằng giấy phép hoạt động hiện sẽ được hoàn thành sớm nhất vào khoảng đầu tháng 4. Tập đoàn Eurasia cũng cho rằng các hoạt động có thể sẽ không bắt đầu cho đến quý 2 năm 2022.

Điều đó sẽ kéo dài cuộc tranh giành khí hóa lỏng mà hiện đang có nhu cầu cực kỳ cao.

Công ty Rystad Energy cho biết: “Nếu Châu Âu xuất hiện với nguồn dự trữ cạn kiệt nghiêm trọng, họ có thể buộc phải tiếp tục phụ thuộc vào thị trường khí hóa lỏng vốn đã eo hẹp, điều này cho thấy khả năng giá cả tăng cao kéo dài trong suốt nửa đầu năm tới”.

Theo CNN Business

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ