Đồng tiền ‘xuyên thủng’ sự liêm chính của một số cán bộ, đảng viên

PV
08:11 13/03/2022

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh như vậy khi đề cập "lợi ích nhóm" trong xây dựng pháp luật.

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Chính vì thế, mới đây Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban soạn thảo nhằm xây dựng dự thảo quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật. Theo kế hoạch, dự thảo quy định sẽ được báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào cuối năm nay.

Trao đổi với phóng viên VOV về vấn đề có hay không "lợi ích nhóm" trong chi phối công tác xây dựng pháp luật, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, với những gì đã được chứng kiến ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, ông cho rằng yếu tố này đã có nhưng không nhiều.

Empty

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Đồng tiền “xuyên thủng” sự liêm chính của một số cán bộ đảng viên

Thưa Thiếu tướng, nhiều quan điểm cho rằng trong việc lấy ý kiến ban hành văn bản về quản lý, phát triển kinh tế xã hội, nhóm lợi ích có thể xuất hiện trong tất cả các công đoạn, các khâu, các bước, từ đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch, khảo sát, nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, kết luận, ra chủ trương quyết sách đến hướng dẫn thi hành có lợi cho địa phương, đơn vị mà quên đi hoặc bất chấp lợi ích cộng đồng. Việc “cài cắm” lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực gì cho xã hội?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Cùng với những hệ lụy như một số quan điểm đã nêu ở trên, tôi muốn bổ sung thêm một số câu chuyện. Trước hết là ở hoạt động xây dựng pháp luật, nguyên tắc xây dựng luật đã bị xâm hại, tạo ra những văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn. Từ đó cản trợ sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, tạo ra những trục lợi về mặt chính sách, như vậy tham nhũng từ chính sách đã biến thành tham nhũng kinh tế, tham nhũng tiền tài.

Câu chuyện nữa là chức năng quản lý nhà nước của các bộ ngành đã có sự xung đột, và đó là cơ chế để một số bộ ngành trục lợi chính sách, thực hiện tham vọng biến chính sách thành lợi ích, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích chính trị của bộ ngành mình.

Tốn kém nữa là tuổi thọ của văn bản quy phạm pháp luật không cao, từ đó dẫn tới câu chuyện tốn kém kinh phí để xây dựng văn bản pháp luật mới thay thế nhằm khắc phục bất cập.

Ngoài những hệ lụy tiêu cực như ông vừa nói, có một điều rất nguy hiểm nữa đó là lợi ích nhóm tấn công vào đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua các hành động hối lộ, quà biếu, quà tặng, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên mất đi vai trò tiên phong, gương mẫu, giảm sút ý chí chiến đấu và trở thành kẻ đồng lõa, làm trái với nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông có bình luận gì thêm về điều này?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Những người manh nha xây dựng nên "lợi ích nhóm" vốn dĩ đã là những nhân vật phá vỡ nguyên tắc; là cán bộ đảng viên nhưng không vì dân, vì nước mà tạo ra "lợi ích nhóm", từ khâu soạn thảo văn bản, thẩm tra, thẩm định, đến lúc thảo luận thông qua, mọi người vẫn nói đến cụm từ “vận động hành lang” và theo tôi đi cùng với đó là quà biếu.

Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi khẳng định đã từng được bộ ngành vận động, họ gửi cho tôi tài liệu nhưng kẹp đằng sau cả phong bì. Tôi đã trả lời ngay rằng, mình đã được phát tài liệu. Vì thế tôi khẳng định "lợi ích nhóm" là câu chuyện có thật, từ vi phạm này dẫn đến vi phạm khác và quan trọng là bằng đồng tiền nó “xuyên thủng” sự công khai, minh bạch, liêm chính của một số cán bộ đảng viên nếu không đứng vững trước sự cám dỗ của lợi ích vật chất.

Người có quan điểm trái chiều thường không được mời lấy ý kiến

"Lợi ích nhóm" bản chất là hành vi tham nhũng, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Mối quan hệ này được hình thành bởi sự cấu kết giữa những người có quyền lực trong hệ thống chính trị với những cá nhân, doanh nghiệp hay một nhóm người nhằm tạo ra các quyết định, tạo ra các chính sách để đạt được lợi ích riêng. Trên thực tế, những biểu hiện này rất tinh vi, vậy làm sao có thể nhận diện được?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Tôi cho rằng, việc nhận diện không khó, cái khó hiện nay là tổ chức nhận diện hành vi này một cách công tâm khách quan. Cho nên, câu chuyện phản biện độc lập và con người có tính độc lập để phản biện, và tổ chức để những người độc lập này thực hiện việc phản biện có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện. Một người từng nói câu chuyện phản biện chính sách anh đưa ra hãy nói với những người không phụ thuộc vào anh, để xem những người đó phản biện ra sao, chính sách có đúng không. Còn nói với những người phụ thuộc vào anh thì đương nhiên họ sẽ phụ họa.

Tôi được biết, hiện nay, trong xây dựng, thảo luận, đặc biệt trong hội thảo, người ta chỉ mời những người ủng hộ quan điểm của người ta, nên những người có ý kiến trái chiều, thăm dò ý kiến người ta không ủng hộ, thì người ta sẽ không mời, dẫn tới báo cáo kết quả hội thảo sẽ toàn ý kiến đồng ý. Vì thế tôi vẫn cho rằng, quan trọng là cách thức chúng ta tổ chức để nhận diện, còn nhận diện là không khó. Nhân dân ta rất thông minh, giỏi giang trong việc đánh giá những chính sách.

Có ý kiến cho rằng, việc cài cắm "lợi ích nhóm" trong xây dựng pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống pháp luật ở nước ta chưa thể đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, đặc biệt là có nhiều quy định vênh so với thực tiễn. Ông nghĩ sao về điều này?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Chuyện pháp luật vênh so với thực tiễn, tôi khẳng định, ngoài nguyên nhân xuất phát từ lợi ích nhóm, còn có một nguyên nhân nữa là câu chuyện xuất phát từ năng lực thực tiễn của người thực hiện chức năng thiết kế chính sách. Đồng thời với câu chuyện đó là sự thay đổi đời sống xã hội hàng ngày, nhiều khi chính sách không theo đuổi kịp. Tôi cho đó cũng là một nguyên nhân khách quan. Còn cơ bản vẫn là năng lực của người thiết kế chính sách, và như đã nói ở trên, lợi ích nhóm sẽ dẫn tới mâu thuẫn chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật, cũng gây ra những hệ lụy mà chúng ta đã đề cập.

Thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật mà văn bản quy phạm pháp luật không phục vụ cho đại đa số người dân, chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm người sẽ dẫn tới những hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Vậy theo ông vì sao có tình trạng này khi việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật qua rất nhiều khâu, nhiều bước với quy trình cũng rất chặt chẽ?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Câu chuyện quy trình xây dựng pháp luật có thể tạm gọi theo 2 giai đoạn chính: giai đoạn dự thảo và giai đoạn ban hành. Đây là 2 giai đoạn lớn và trong từng giai đoạn lớn đó, còn có những giai đoạn nhỏ. Câu chuyện nguyên nhân chất lượng không cao xuất phát từ đâu, theo tôi đánh giá yếu tố con người là quan trọng nhất, là chất lượng đội ngũ cán bộ làm luật, thẩm định pháp luật; yếu tố nữa là sự thiếu công tâm trong việc xây dựng pháp luật. Đây cũng chính là lý do khiến Đảng, Nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề "lợi ích nhóm". Cá biệt có sự nhầm vai ở chỗ, sinh ra cơ quan A để thẩm định, có nghĩa là để phản biện chính sách nhưng anh lại đi phụ họa cho nó, chứ không phản biện. Tôi cho rằng, đó là những nguyên nhân lớn dẫn tới hệ quả là hệ thống pháp luật có những bất cập.

Có cơ chế để người dân đánh giá sự liêm chính của cán bộ

Khi phát hiện có những quy phạm pháp luật bị chi phối bởi nhóm lợi ích, chúng ta cần xem xét trách nhiệm của các đơn vị cũng như cá nhân có liên quan như thế nào, thưa ông?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Công đoạn xây dựng dự thảo pháp luật, thẩm định thẩm tra, câu chuyện lợi ích chi phối có 3 nhóm chủ thể, đó là nhóm chủ thể xây dựng dự thảo luật; nhóm chủ thể thứ hai là nhóm thẩm định của Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan; nhóm thứ ba là hoạt động thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Chúng ta cần xử lý ở cả 3 công đoạn này mới ra được một văn bản có hiệu lực cao và không mâu thuẫn với những văn bản pháp luật trước đó.

Empty

Ông Nguyễn Mai Bộ phát biểu trên nghị trường khóa XIV.Ảnh: Quốc hội

Theo ông cần những giải pháp nào để khắc phục hiệu quả tình trạng có "lợi ích nhóm" chi phối trong công tác xây dựng pháp luật?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Tôi cho rằng, có 3 nhóm giải pháp. Thứ nhất là khắc phục bất cập ở cả 3 khâu: xây dựng, thẩm định và thẩm tra pháp luật. Thứ hai là xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Về nhóm giải pháp này, quay trở lại nhiệm kỳ khóa XIV, một số dự án luật không được thông qua, nhưng chưa ai bị xử lý mặc dù rõ ràng có câu chuyện lợi ích, cả xã hội lên án, đại biểu Quốc hội cũng rất gay gắt thể hiện quan điểm của họ bằng cách không nhất trí thông qua.

Thứ ba là chọn người làm công tác xây dựng pháp luật phải có 2 yêu cầu: kiến thức pháp luật và bản lĩnh, đặc biệt với người làm công tác thẩm định, thẩm tra phải có bản lĩnh trong phản biện chính sách.

Sự kỷ cương, liêm chính trong công tác xây dựng pháp luật được đề cao thì chắc chắn câu chuyện "lợi ích nhóm" chi phối công tác xây dựng pháp luật sẽ không tồn tại phải không thưa ông?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Đúng là như thế, nó chính là yếu tố liêm chính của con người. Con người không có liêm chính khi phát biểu sẽ coi như những người khác không biết; không tiếp thu, thậm chí có thái độ hằn học. Tuy nhiên, hiện nay câu chuyện về cơ chế để người dân đánh giá sự liêm chính của cơ quan, tổ chức và cá nhân, nhất là cá nhân đại biểu dân cử trong hoạt động xây dựng thể chế, theo tôi là chưa có bởi thực tiễn hiện nay, không ít đại biểu dân cử trước khi được bầu đều hứa vì dân vì nước, nhưng được bầu rồi thì không đứng về phía dân, phía nước nữa, mà chỉ đứng về phía bộ ngành mà anh ta xuất thân. Rõ ràng, trong câu chuyện này có cơ chế để cho người dân đánh giá thông qua phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, đây sẽ là biện pháp đấu tranh có hiệu quả trong phòng chống "lợi ích nhóm" thông qua kênh đánh giá sự liêm chính.

Xin cảm ơn ông!

(Theo VOV)

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sự kiện - 17/11/2024 11:18

Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sự kiện - 17/11/2024 07:32

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội

Việc ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của TP.Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công.

Sự kiện - 16/11/2024 17:13

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm

Sự kiện - 16/11/2024 10:03

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.

Sự kiện - 16/11/2024 09:59

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam

Sự kiện - 16/11/2024 06:50

 Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.

Sự kiện - 16/11/2024 06:47

Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Sự kiện - 15/11/2024 20:09

Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới

Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của TS. Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Sự kiện - 15/11/2024 19:17

Chủ tịch Hà Nội tiếp Chủ tịch Tập đoàn IHW Group

Chủ tịch Hà Nội tiếp Chủ tịch Tập đoàn IHW Group

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn IHW Group của Nhật Bản.

Sự kiện - 15/11/2024 16:01

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

UBND TP.Hà Nội yêu cầu tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.

Sự kiện - 15/11/2024 15:57

CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới

CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc, Tập đoàn FPT cho biết, 3 trụ cột mới là lực lượng sản xuất số, tư liệu sản xuất số và phương thức sản xuất số sẽ là 3 điểm nhấn quan trọng

Sự kiện - 15/11/2024 13:43

'Thành công của Hà Nội là nhờ sự tin tưởng của Nhân dân'

'Thành công của Hà Nội là nhờ sự tin tưởng của Nhân dân'

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

Sự kiện - 15/11/2024 12:39

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD

UBND TP. Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án đầu tư mới và mở rộng tiêu biểu trong tháng 11/2024 với tổng số vốn đầu tư thu hút được tăng thêm 1,8 tỷ USD

Sự kiện - 15/11/2024 06:57

Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Chiều 14/11, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.

Sự kiện - 15/11/2024 06:45

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lập đề xuất dự án Chống ngập TP. Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 14/11/2024 15:43