Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó vì giá vận tải biển tăng mạnh

Nhàđầutư
Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trái cây, thủy sản, đồ gỗ...của Việt Nam sang Mỹ, EU gặp khó khi giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển tăng cao.
THIÊN KỲ
17, Tháng 01, 2024 | 14:49

Nhàđầutư
Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trái cây, thủy sản, đồ gỗ...của Việt Nam sang Mỹ, EU gặp khó khi giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển tăng cao.

Empty

Cước phí vận chuyển sang các nước EU, Mỹ trong tháng 1/2024 tăng gấp đôi so với cuối năm 2023. Ảnh minh họa Hapag-Lloyu

Mới đây ông Lê Việt Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) thông tin, trước tình trạng leo thang tại khu vực Biển Đỏ một số hãng tàu đã quyết định không đi qua tuyến này mà đi qua Mũi Hảo Vọng dẫn tới thời gian di chuyển các đơn hàng xuất khẩu kéo dài hơn từ 8 - 21 ngày, đồng thời cước phí vận chuyển đi châu Âu và Hoa Kỳ cũng đã tăng 4 - 5 lần. Hiện tại các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới do cước phí vận tải tăng cao làm cho giá cả hàng hóa tăng, người mua không chấp nhận giá mới.

Đồng thời, các doanh nghiệp còn đang gặp khó về việc các hãng tàu tự động áp thêm phụ phí chiến tranh cho các lô hàng đã được xếp lên tàu từ tháng 12/2023 với mức phí khoảng 1.000 - 2.700 USD cho cont từ 20 - 40 feet. Việc các hãng tàu tính thêm phụ phí một cách tùy tiện, áp đặt, không có cơ sở pháp lý, mỗi hãng tàu một giá…điều này trái với hợp đồng 2 bên đã ký kết trước đó, gây ra rất nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Vị này cho biết để có cơ sở kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ ngành liên quan về vấn đề này, VPSSA đề nghị các doanh nghiệp cung cấp thông tin để Hiệp hội tổng hợp và báo cáo các Bộ ngành hỗ trợ.

Các nhà quản lý logistics cho hay, bắt đầu từ tháng 1/2024, cước đi Mỹ/Canada và EU tăng rất mạnh so với tháng 12/2023. Theo đó, cước sang Bờ Tây (LA) tăng 800 USD - 1.250 USD, tùy theo tuyến. Tháng 12/2023, giá cước này ở mức 1.850 USD tăng lên 2.873-2.950 USD cho tháng 1/2024. Bờ Đông (NY) ghi nhận mức tăng nhiều hơn từ 1.400 USD đến 1.750 USD tùy theo tuyến, khi tháng 12/2023 giá ở mức 2.600 USD tăng lên 4.100 - 4.500 USD cho tháng 1/2024.

Riêng cước tàu sang EU ghi nhận tăng mạnh so với tháng 12/2023 với cước đi Hamburg có giá 1.200 - 1.300 USD trong tháng 12/2023, tăng lên 4.350 USD - 4.450 USD trong tháng 1/2024, tăng hơn gấp đôi so với tháng liền trước.

Là lĩnh vực xuất khẩu chủ lực, các doanh nghiệp thủy sản hiện như "ngồi trên lửa" khi mà lượng đơn hàng dần có tín hiệu phục hồi nay lại vướng phải câu chuyện tăng giá vận chuyển.

Bà Phùng Thị Kim Thu, chuyên gia ngành tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho hay hàng loạt hãng vận tải lớn như Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk… đã gửi thông báo sẽ thu thêm phụ phí do phải thay đổi hải trình các tuyến châu Á - châu Âu, tránh đi qua kênh đào Suez và khu vực Biển Đỏ.

"Chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp thủy sản. Là những thách thức từ đầu năm 2024 cho doanh nghiệp", bà Thu nói.

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, một doanh nghiệp tiên phong xuất khẩu trái cây tươi vào Mỹ từ năm 2008 và là chủ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch bán nông sản vào nước này cho biết từ đầu tháng 1/2024 giá cước vận chuyển trái cây xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó và chưa có hướng giải quyết khi mà doanh nghiệp này phần lớn xuất khẩu mặt hàng rau quả tươi.

Tương tự, một ngành xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam cũng đang gặp khó về cước phí vận tải là gỗ. Bởi theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cước vận tải biển chỉ tăng 5 -10%/năm, nhưng kể từ năm 2020 đến nay, giá cước vận tải tăng trung bình 200 - 300%, thậm chí có thời điểm tăng 500%, kèm theo việc tăng hàng loạt phụ phí như phí xếp dỡ hàng, lưu kho đã khiến các doanh nghiệp lâm vào tình thế đầy thách thức.

Với thực trạng vừa nêu, đại diện các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng đang tích cực theo dõi những biến động về vận tải hàng hóa trên thế giới, thường xuyên cập nhật tình hình đến các doanh nghiệp trong ngành nắm chắc thông tin để chủ động kế hoạch sản xuất, tiêu thụ tránh để phát sinh ùn tắc và các tác động bất lợi khác.

Theo ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn, chi phí logistics hiện chiếm 12% giá thành thủy sản, 23% giá thành đồ gỗ, 29% giá thành rau quả, 30% giá thành gạo… Tỷ lệ chi phí logistics Việt Nam hiện đang cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và Singapore tới 300%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ