Doanh nghiệp tư nhân lớn cần chủ động đầu tư các dự án lớn

THANH THANH
06:30 22/09/2024

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khích lệ các doanh nghiệp tư nhân lớn tiên phong đi đầu trong việc đầu tư các dự án lớn của đất nước…

Doanh nghiệp tư nhân lớn: Chưa thực sự dẫn dắt nền kinh tế …

Phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò tiên phong, chủ động tham gia đầu tư các dự án lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hội ngày 12/9/2024, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã ví cuộc họp này như là Hội nghị Diên Hồng đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân để Chính phủ và các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, bàn về những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp lớn.

Bộ trưởng khẳng định, doanh nghiệp, doanh nhân luôn giữ vai trò then chốt, là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế. Trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiện nay Việt Nam đã có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh,

Năm 2023, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 46% GDP, tạo ra khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút 85% lực lượng lao động. Trong đó đã xuất hiện một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu tại thị trường khu vực và thế giới, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế như: Tập đoàn Vingroup, Thaco, Hòa Phát…

“Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn thách thức, các doanh nghiệp lớn còn nhiều rào cản, hạn chế; chưa phát huy hết tiềm lực, chưa thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt như kỳ vọng…”- Bộ trưởng nhận xét.

Bộ trưởng cũng thẳng thắn khi cho rằng, mặc dù đã xuất hiện đội ngũ doanh nghiệp vừa và lớn, tuy nhiên, chưa thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế như kỳ vọng. Tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như: sản xuất năng lượng sạch, chip, vi mạch, bán dẫn, hydrogen...còn thấp, chưa có các dự án quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cùng với đó, quá trình phát triển của đội ngũ doanh nhân nước ta còn non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích lũy được nhiều về vốn, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm, truyền thống kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp trong nền kinh tế phần lớn là nhỏ và vừa, chưa có công nghệ gốc, chưa đủ tiềm lực để số hóa và xanh hóa hoạt động kinh doanh. Tỷ trọng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến còn hạn chế.

Đặc biệt, hoạt động của các doanh nghiệp lớn còn tương đối độc lập, tính liên kết, lan tỏa, dẫn dắt chưa thể hiện rõ khi tỷ lệ các DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn trong nước và FDI còn thấp. Các doanh nghiệp lớn chưa thực hiện hết vai trò tiên phong, dẫn dắt quá trình phát triển của các DNNVV và nền kinh tế.

Toàn cảnh Hội nghị (ảnh:VGP)

Bối cảnh mới, yêu cầu mới và vai trò của doanh nghiệp tư nhân lớn

Trong bài phát biểu, người đứng đầu Bộ KH^ĐT cho rằng, chúng ta đang ở thời điểm rất quan trọng khi thế giới chứng kiến nhiều thay đổi lớn, sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, thay đổi chính sách của các nền kinh tế lớn kéo theo sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, sự điều chỉnh trong cấu trúc đầu tư thương mại.

“Điều này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức nhưng đồng thời cũng mang đến cho các quốc gia thời cơ, vận hội mới…”- Bộ trưởng băn khoăn

Đồng thời khẳng định, bối cảnh mới đang đặt ra các yêu cầu mới cho định hướng phát triển của đất nước. “Chúng ta không chỉ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng mà phải là tăng trưởng xanh, bền vững. Không chỉ là phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sự bứt phá cho các ngành công nghiệp tiên phong. Không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Không phải chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và bằng cả các mô hình kinh tế mới…”- Bộ trưởng đặt ra một loại vấn đề.

Nhắc lại lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Dân tộc ta đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng, chưa bao giờ có được tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín như ngày nay”, Bộ trưởng khẳng định, đây là điều rất đáng tự hào, nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đấy, không thỏa mãn, không tự bằng lòng.

“Dân tộc Việt Nam chúng ta còn nhiều tiềm năng, cơ hội, nhiều điều kiện, chúng ta có khát vọng để vươn lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị Toàn cầu…”- Bộ trưởng kỳ vọng.

Tôi rất hy vọng các doanh nghiệp tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, sức mạnh nội sinh, tự lực, tự cường; chủ động nắm bắt thời cơ, có phương án thích ứng với những biến động trong tương lai; đón đầu các xu hướng kinh doanh mới; Đổi mới mô hình hướng tới kinh doanh xanh và bền vững; chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp; xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế...

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Đề cập đến khu vực doanh nghiệp tư nhân lớn hiện đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, bộ trưởng cho rằng kinh nghiệm quốc tế cho thấy không chỉ ở các quốc gia phát triển mà kể cả các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, nhóm các doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng, đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế ở cả góc độ tăng trưởng, việc làm, ngân sách, xuất khẩu, thuế hay tạo ra giá trị gia tăng.

“Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của các doanh nghiệp tư nhân lớn tham dự Hội nghị hôm nay đạt khoảng 70 tỷ USD. Việc huy động được khối tài sản này cùng với công nghệ, kiến thức, trình độ quản trị, nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp này bổ sung một nguồn lực lớn cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo tính tự chủ của kinh tế đất nước..”- Bộ trưởng quả quyết.

Tại Hội nghị, với quan điểm tháo gỡ khó khăn, phát huy nguồn lực của khu vực doanh nghiệp tư nhân lớn, bên cạnh việc lắng nghe những khó khăn vướng mắc cũng như đề xuất của các doanh nghiệp, Bộ trưởng khơi gợi: “Trước tình hình của đất nước như thế, các doanh nghiệp có suy nghĩ, tin tưởng, mong muốn gì? Các doanh nghiệp lớn có mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện các nhiệm vụ nào không? Có thể là một mình hoặc liên kết với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI để thực hiện một nhiệm vụ nào đó? Chính phủ có thể giao nhiệm vụ gì cho doanh nghiệp lớn, đi kèm nguồn lực gì, cơ chế gì?”

Doanh nghiệp tư nhân lớn phát huy vai trò dẫn đầu

Đề cập đến Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ trưởng cho biết, tại Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành xác định 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong đó nhiều nhiệm vụ cần có sự tham gia chủ đạo, chung tay của các doanh nghiệp lớn.

Đơn cử như: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (đường cao tốc, cảng hàng không, bến cảng, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục); đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia; Triển khai Quy hoạch điện VIII, thực hiện hiệu quả Tuyên bố về chuyển đổi than sang năng lượng sạch; thu hút đầu tư các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và phát triển hydrogen tại Việt Nam; Phát triển, phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghiệp nền tảng và công nghệ mới nổi (chip bán dẫn...).

Thủ tưởng Chính phủ trao đổi với các doanh nghiệp tại Hội nghị (ảnh:VGP)

“Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, chúng ta cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các tập đoàn tư nhân lớn..”- Bộ trưởng nhấn mạnh tại Hội nghị.

Cụ thể, đối với các Bộ, ngành, cần tập trung các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng trong tiếp cận nguồn lực và chính sách hỗ trợ; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để các doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung ngay các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Rà soát, sửa đổi các điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không phù hợp với thực tế, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, cần khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trong đó tập trung vào các chính sách: Hỗ trợ tiếp cận các yếu tố đầu vào của sản xuất như: vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao, R&D và các yếu tố đầu ra như thị trường, thương hiệu.

Cùng với đó, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế xanh, kinh tế số. Nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Hoàn thiện Đề án Trung tâm tài chính quốc tế, khu vực, Đề án phát triển thị trường các-bon, khu thương mại tự do tại các địa phương.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân lớn, Bộ trưởng lưu ý, để thực hiện được vai trò tiên phong, dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; làm chủ chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, các doanh nghiệp lớn cần chủ động đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những lĩnh vực khác.

“Với tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao, bề dày kinh nghiệm và thương hiệu lâu đời, chúng tôi tin rằng đã đến lúc đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao hơn…” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đem lại doanh thu lợi nhuận, Bộ trưởng đề nghị các doanh nghiệp lớn cần tham gia cùng với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn đầu tư vào các lĩnh vực mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch theo xu hướng phát triển xanh, tuần hoàn, bền vững như: xe điện, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo AI, nông nghiệp chất lượng cao và phát thải thấp… , tham gia vào các dự án lớn của đất nước như: đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt đô thị, Đường cao tốc Viên Chăn - Hà Nội, Đường sắt Viên Chăn - Vũng Áng, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, …

Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh, các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tiên phong trong hội nhập quốc tế, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả; tiên phong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước; tiên phong trong nghiên cứu, thực hiện chính sách đột phá phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với làm tốt an sinh xã hội; tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh trong phát triển doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò “doanh nghiệp dẫn đầu”, chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, định hướng, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia làm nhà thầu phụ cùng phát triển theo chuỗi giá trị.

  • Cùng chuyên mục
Đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Tài Chính và Bộ trưởng GTVT

Đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Tài Chính và Bộ trưởng GTVT

Quốc hội đã nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng GTVT nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 27/11/2024 20:26

Hà Nội phát động thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp

Hà Nội phát động thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp

Các phong trào thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp của TP. Hà Nội nhằm tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, giải pháp xây dựng, phát triển Thủ đô nhiệm kỳ tới.

Sự kiện - 27/11/2024 19:14

Bộ trưởng Nội vụ: Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành

Bộ trưởng Nội vụ: Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành

Trước tin đồn nhiều tỉnh, thành tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành ngay.

Sự kiện - 27/11/2024 18:07

Hoạt động Festival  'Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản'

Hoạt động Festival 'Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản'

Festival với nhiều hoạt động do Hà Tĩnh phối hợp tổ chức là dịp quảng bá, lan tỏa những giá trị của dân ca ví, giặm nhân kỷ niệm 10 năm di sản được UNESCO vinh danh.

Sự kiện - 27/11/2024 17:51

'Siết' nhập khẩu hàng qua thương mại điện tử

'Siết' nhập khẩu hàng qua thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Sự kiện - 27/11/2024 15:07

Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận công nghệ với Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận công nghệ với Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư dù bối cảnh thế giới có nhiều biến động.

Sự kiện - 27/11/2024 15:06

Đại biểu Hà Nội nêu hàng loạt bất cập trong thi cử

Đại biểu Hà Nội nêu hàng loạt bất cập trong thi cử

Nói về bất cấp trong vấn đề thi cử, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, việc thi cử ở các lớp dưới hiện nay rất khó nhưng càng lên cao thì lại càng dễ.

Sự kiện - 27/11/2024 14:25

Công nhận mộ và khu lưu niệm Lê Hữu Trác là di tích quốc gia đặc biệt

Công nhận mộ và khu lưu niệm Lê Hữu Trác là di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Lê Hữu Trác vừa được Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký quyết định cộng nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Sự kiện - 27/11/2024 13:38

Hà Nội và Tân Cương hợp tác về du lịch là điểm khởi đầu

Hà Nội và Tân Cương hợp tác về du lịch là điểm khởi đầu

Ông Nguyễn Văn Phong cho rằng hợp tác về du lịch là điểm khởi đầu phù hợp cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa Thủ đô Hà Nội và Khu tự trị Tân Cương.

Sự kiện - 27/11/2024 10:49

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nguồn lực đầu tư văn hóa có trọng tâm sẽ tránh lãng phí'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nguồn lực đầu tư văn hóa có trọng tâm sẽ tránh lãng phí'

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 phạm vi rộng, kinh phí lớn nên cần tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, tránh lãng phí.

Sự kiện - 27/11/2024 08:00

'Nhiều tài sản tham nhũng thất thoát nghiêm trọng, khó thu hồi'

'Nhiều tài sản tham nhũng thất thoát nghiêm trọng, khó thu hồi'

Trong công tác phòng, chống tham nhũng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn.

Sự kiện - 27/11/2024 06:00

Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ 9 ngày liên tục

Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ 9 ngày liên tục

Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 25/1-2/2/2025 (tức 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).

Sự kiện - 27/11/2024 05:54

Mức doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới chịu thuế VAT

Mức doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới chịu thuế VAT

Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định, từ 1/1/2026, cá nhân, hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế VAT, tăng 100 triệu đồng so với hiện hành.

Sự kiện - 26/11/2024 18:40

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi (VAT) sẽ áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, thay vì miễn thuế như quy định hiện hành.

Sự kiện - 26/11/2024 18:19

Ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn BIM từ ngày 25/11/2024.

Sự kiện - 26/11/2024 17:19

Nhiều trường hợp sau khám xét mới phát hiện khối tài sản không rõ nguồn gốc

Nhiều trường hợp sau khám xét mới phát hiện khối tài sản không rõ nguồn gốc

Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc.

Sự kiện - 26/11/2024 10:58