Doanh nghiệp tăng chi phí vì bị kiểm tra chuyên ngành

Nhàđầutư
Trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa, nhưng thủ tục kiểm tra chuyên ngành đã chiếm tới 72% và làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
HẢI ĐĂNG
27, Tháng 06, 2017 | 07:13

Nhàđầutư
Trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa, nhưng thủ tục kiểm tra chuyên ngành đã chiếm tới 72% và làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

tt

Thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp (ảnh minh họa) 

Kiểm tra quá mức, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Từ ngày 1/3/2017, Tổng cục Hải quan chính thức triển khai Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến gồm 41 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan, cho phép đối tượng thực hiện thủ tục là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ điện tử và theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ tại tất cả các đơn vị hải quan trên toàn quốc. Đối với mỗi thủ tục được cung cấp Dịch vụ công trực tuyến, Tổng cục Hải quan đăng tải hướng dẫn, trình tự thực hiện theo quy định hiện hành.

Mặc dù đã có những cải tiến mạnh mẽ về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hành hóa chủ yếu do trở ngại từ thủ tục kiểm tra hàng hóa chuyên ngành. Đây cũng được coi là một trong những nút thắt trong cải cách thủ tục hành chính, theo tinh thần Nghị quyết 19.

Vấn đề này được đưa ra và thảo luận tại Hội nghị đối thoại giữa Hải quan với Doanh nghiệp do Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (VPSF) phối hợp với Ban Cải cách và Hiện đại hoá  - Tổng cục Hải quan, Hội Doanh nhân trẻ Thành phố Hà Nội (HanoiBA), Hiệp Hội DNNVV TP. Hà Nội (HanoiSME) chiều 26/6.

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa thì thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 72% và làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

“Hiện nay, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan còn rất cao (khoảng 30%) trong khi tỷ lệ không đạt yêu cầu rất thấp, chỉ dưới 1%", đại diện Tổng cục Hải quan cho hay.

Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết thêm, theo tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-CP đã yêu cầu “giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% xuống còn 15% vào năm 2016”. Tuy nhiên mục tiêu này đến nay vẫn chưa đạt được.

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đều cho rằng, thủ tục thông quan dù đã được cải tiến và đơn giản hóa xong vẫn còn rườm rà.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. Hà Nội nêu ý kiến, việc giải quyết thủ tục hành chính của ngành Hải quan đang ở cấp độ 3 và tới đây cần nâng lên cấp độ 4 để các thủ tục đều giải quyết trực tuyến.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. Hà Nội, các thủ tục cấp giấy chứng nhận C/O chỉ nên giao cho 1 đầu mối là cơ quan Hải quan, thay vì doanh nghiệp phải đi từ 3-5 đầu mối với nhiều bộ hồ sơ, nhiều thủ tục giống nhau gây mất thời gian.

Hơn nữa, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không thanh kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần trong năm, do vậy ngành Hải quan cần đẩy mạnh hậu kiểm, giảm thủ tục tiền kiểm gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu.

Ông Mạc Quốc Anh nêu dẫn chứng, việc nhập khẩu thép vẫn có nhiều Bộ quản lý như Công Thương, Khoa học và Công nghệ nên có những doanh nghiệp tồn kho nguyên liệu đến 30 ngày mới đưa ra để sản xuất.

Cần đơn giản hóa thủ tục thông quan cho doanh nghiệp

Theo ông Anh, thủ tục nhiều và rườm rà dẫn đến thời gian giải quyết quá lâu, nếu xác định tinh gọn được các thủ tục, hạn chế quy định riêng theo từng bộ ngành, như vậy mới giải quyết nhanh chóng các thủ tục thông quan cho doanh nghiệp

Đại diện Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam cho rằng, cần cắt giảm nhiều thủ tục không cần thiết như: Bãi bỏ thủ tục cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; bãi bỏ giấy phép XNK tự động một số mặt hàng như phân bón, hóa chất, thép; hàng NK gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh; hàng điện tử viễn thông phi mậu dịch.

Tổng cục Hải quan có đưa ra một số giải pháp cụ thể như: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy; Đổi mới căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, Tăng cường nguồn lực thực hiện hoạt động quản lý chuyên ngành; Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan; Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý chuyên ngành.

Tổng cục Hải quan cho biết thêm, để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước.

Giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, dưới 70h đối với hàng xuất khẩu và dưới 90h với hàng nhập khẩu, giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành từ 30-35% xuống còn 15%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ