Doanh nghiệp tại Quảng Ninh cần gì sau bão lũ?

VY ANH - ĐẶNG NHUNG
12:28 19/09/2024

Bão số 3 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp tại Quảng Ninh, làm đứt gãy chuỗi sản xuất và kinh doanh. Ngay khi cơn bão qua đi, các doanh nghiệp đã nhanh chóng triển khai kế hoạch phục hồi hoạt động để khôi phục tình hình.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Hơn 10 ngày sau khi bão số 3 đổ bộ, các doanh nghiệp và người dân đã phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Hầu hết đều bị ảnh hưởng về tài sản, cơ sở hạ tầng và chuỗi sản xuất.

Đặc biệt, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (bị trôi dạt mất bè nuôi thủy sản, cây trồng bị gãy, đổ hoàn toàn), lĩnh vực kinh doanh dịch vụ (tàu du lịch tham quan, tàu hàng... bị chìm đắm, hư hỏng).

Người nuôi trồng thủy hải sản tại Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề sau bão. Ảnh Vy Anh.

Chỉ có một số ít doanh nghiệp vẫn đứng vững, trong khi hầu hết đều đang đối mặt với khó khăn về vốn, lãi suất ngân hàng và gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào. Dự báo rằng sau bão số 3, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể có thể tăng mạnh.

Chịu thiệt hại gần 100 tỷ đồng do bão, ông Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty Thuỷ sản Tân An (tỉnh Quảng Ninh), cho biết toàn bộ bè hàu trên biển đã bị cuốn trôi do bão; tôm thì chết do mất điện, không chạy được máy sục khí và bơm nước; các nhà ương giống cấp 1 đều đã bị phá nát hết.

Theo ông Dũng, điều may mắn nhất là không có công nhân nào bị thương hay mất tích do bão. "Giờ cái lo lớn nhất là làm sao giữ chân công nhân rồi khôi phục lại sản xuất", ông Dũng nói.

Hiện, doanh nghiệp đang có 60 công nhân với mức lương khoảng 10 triệu đồng/người/tháng và được lo ăn ở toàn bộ. Do đó, ông Dũng rất mong các cơ quan quản lý tạo điều kiện để giãn thời hạn trả lãi ngân hàng với nợ cũ. Đồng thời, hỗ trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận các gói vay lãi suất ưu đãi để có thể khôi phục sản xuất.

Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do cơn bão số 3 gây ra. Các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước xem xét khoanh nợ, hoãn và giãn thời gian nộp thuế, lãi suất ngân hàng, đồng thời cần được tiếp cận với nguồn vốn vay mới với lãi suất thấp nhất để có thể tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp cho biết rằng gần như toàn bộ tài sản của họ đã được thế chấp tại các ngân hàng để vay vốn phục vụ phát triển. Bão số 3 đã lấy đi tất cả tài sản, khiến họ rơi vào tình trạng khó hồi phục, vì vậy, rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước và tỉnh trong giai đoạn này.

Dự báo, năm 2024, do ảnh hưởng của bão số 3, GDP của Quảng Ninh sẽ giảm khoảng 0,5-0,6%, nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn kỳ vọng sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt 2 con số.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, qua thống kê của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, có 9.683 khách hàng, với tổng dư nợ bị thiệt hại là 10.982,4 tỷ đồng. Trong đó, tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam có 2.583 khách hàng với tổng dư nợ thiệt hại 2.416,5 tỷ đồng; Ngân hàng Công thương Việt Nam có 735 khách hàng với tổng dư nợ 3.738,8 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có 337 khách hàng với tổng dư nợ 1.791,5 tỷ đồng…

"Gồng mình" phục hồi hoạt động sản xuất

Hiện toàn bộ ngành than, các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Quảng Ninh đã trở lại hoạt động bình thường; cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã thông quan trở lại từ ngày 9/9/2024. 85% các phụ tải đã có điện và gần 100% hạ tầng viễn thông được khôi phục lại. 100% cơ sở về than, các khu công nghiệp, nhà máy đi vào hoạt động trở lại.

Như tại Cảng container quốc tế Cái Lân, một trong những đơn vị trong lĩnh vực dịch vụ logistics, đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh sau bão. Để khắc phục thiệt hại từ hệ thống băng chuyền tải hàng xuống tàu, đơn vị đã thay thế bằng hệ thống thùng container đáy mở. Tính đến ngày 11/9, cảng đã tiếp nhận 2 tàu chở hàng từ Trung Quốc với trọng tải 80.000 tấn.

Với phương án mới, Cảng container quốc tế Cái Lân hiện bốc xếp trung bình 20.000 tấn hàng rời mỗi ngày, nâng cao năng suất so với trước bão số 3. Ông Nguyễn Bá Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Cái Lân, cho biết để động viên cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc sau bão, công ty đã hỗ trợ mỗi người 2 triệu đồng, thưởng tháng lương thứ 13 trong kỳ lương tháng 9, và dành 30.000 USD để hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng do bão.

Công nhân Công ty Kho vận Đá Bạc khắc phục sạt lở đất đá tuyến đường sắt vận chuyển than từ Vàng Danh ra cảng Điền Công. Ảnh: QMG.

Ngành than cũng được đảm bảo điện và mọi điều kiện cần thiết để hoạt động trở lại. Một số mỏ than trên địa bàn TP. Cẩm Phả trong ngày 11/9 đã có chuyến than vận chuyển ra Công ty Tuyển Than Cửa Ông để chế biến, sàng tuyển, cung cấp cho khách hàng. Ngày 12/9 những tấn than đầu tiên sau bão được rót lên tàu, cung cấp cho khách hàng

Ngoài ra, nhờ sự chủ động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, tính đến ngày 15/9, đã có hơn 50 tàu du lịch quay trở lại hoạt động đưa đón khách tham quan Vịnh Hạ Long. Các công ty lữ hành đã đón hơn 6.000 du khách, trong đó có nhiều đoàn khách quốc tế.

Hy vọng từ các quyết sách hỗ trợ từ chính quyền

Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp và người dân bị thiệt hại do bão số 3, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức một kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh khóa XIV. Trong cuộc họp này, HĐND tỉnh Quảng Ninh sẽ xem xét và quyết nghị ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần thiết. Mục tiêu hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh là nhanh chóng khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn. Ảnh: QMG.

Ông Phạm Hồng Biên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho hay, tỉnh sẽ tiến hành rà soát toàn bộ dự toán ngân sách từ đầu năm, điều chỉnh các nhiệm vụ chi nhằm tối ưu hóa nguồn lực cho việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đặc biệt là hỗ trợ những người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Việc phân bổ ngân sách nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 là rất hợp lý, tuy nhiên, đây chưa phải là nguồn lực chủ yếu giúp họ hồi phục nhanh chóng. Điều quan trọng mà doanh nghiệp và người dân cần ở thời điểm này là các ngân hàng cần thực hiện việc khoanh nợ, hoãn hoặc giãn thời gian thanh toán lãi suất vay.

Theo phản ánh từ doanh nghiệp và người dân, nếu không được khoanh nợ, lãi suất sẽ tiếp tục gia tăng, trong khi đó, những người chịu thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng sẽ không thể khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay lập tức.

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tái sản xuất, kinh doanh, khôi phục hoạt động, ổn định đời sống, có nguồn lực để trả nợ cho ngân hàng, hạn chế những ảnh hưởng đến nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng thương mại…, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị các ngân hàng, đề xuất Hội đồng thành viên các ngân hàng có các cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Khoanh nợ, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới đối với những khách hàng không còn tài sản thế chấp, cho vay mới với lãi suất phù hợp...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng mong muốn được làm việc trực tiếp với lãnh đạo các ngân hàng để cùng bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng đang vay vốn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3; nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân; đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh; tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

  • Cùng chuyên mục
4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm

Sự kiện - 16/11/2024 10:03

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.

Sự kiện - 16/11/2024 09:59

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam

Sự kiện - 16/11/2024 06:50

 Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.

Sự kiện - 16/11/2024 06:47

Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Sự kiện - 15/11/2024 20:09

Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới

Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của TS. Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Sự kiện - 15/11/2024 19:17

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

UBND TP.Hà Nội yêu cầu tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.

Sự kiện - 15/11/2024 15:57

CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới

CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc, Tập đoàn FPT cho biết, 3 trụ cột mới là lực lượng sản xuất số, tư liệu sản xuất số và phương thức sản xuất số sẽ là 3 điểm nhấn quan trọng

Sự kiện - 15/11/2024 13:43

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD

UBND TP. Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án đầu tư mới và mở rộng tiêu biểu trong tháng 11/2024 với tổng số vốn đầu tư thu hút được tăng thêm 1,8 tỷ USD

Sự kiện - 15/11/2024 06:57

Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Chiều 14/11, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.

Sự kiện - 15/11/2024 06:45

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lập đề xuất dự án Chống ngập TP. Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 14/11/2024 15:43

Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn

Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn

Theo Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, .

Sự kiện - 14/11/2024 14:54

Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025

Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025.

Sự kiện - 14/11/2024 11:31

Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm

Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm.

Sự kiện - 14/11/2024 10:06

Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư

Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc ủy quyền thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn.

Sự kiện - 14/11/2024 09:39

 Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11

Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11

Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy trước ngày 20/11/2024.

Sự kiện - 14/11/2024 08:35