Doanh nghiệp Đà Nẵng chủ động triển khai sản xuất ‘3 tại chỗ'

Nhàđầutư
Trước nguy cơ dịch COVID-19 có thể bùng phát trong sản xuất, nhiều nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã chủ động lên phương án, chuyển phương thức hoạt động từ sản xuất bình thường sang sản xuất “3 tại chỗ”.
THÀNH VÂN
28, Tháng 07, 2021 | 14:50

Nhàđầutư
Trước nguy cơ dịch COVID-19 có thể bùng phát trong sản xuất, nhiều nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã chủ động lên phương án, chuyển phương thức hoạt động từ sản xuất bình thường sang sản xuất “3 tại chỗ”.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Hiện nay, nhằm chủ động ứng phó với dịch bệnh, các công ty đang thực hiện nghiêm quy trình phòng chống dịch COVID19. Đặc biệt, trước nguy cơ dịch có thể bùng phát trong sản xuất, nhiều nhiều doanh nghiệp đã chủ động lên phương án, chuyển phương thức hoạt động từ sản xuất bình thường sang sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ).

Điển hình như các đơn vị Công ty CP Quốc tế Vinatex Đà Nẵng, Công ty CP Quốc tế Phong Phú, Trung tâm vận chuyển và kho vận miền Trung; Công ty TNHH Universal Alloy Corporation (UAC), Công ty Cổ phần Dệt may 29/3...

Ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 cho biết, hiện có hơn 2.000 công nhân đang ở lại nhà máy, vừa sản xuất, vừa phòng dịch theo tiêu chí "3 tại chỗ".

Theo ông Chính, đây là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm hình thành phát triển của công ty. Toàn bộ lãnh đạo phải cách ly tập trung, trong khi đó, số lượng đơn hàng từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ vẫn còn tồn đọng rất nhiều. Không đơn thuần là đơn hàng, đây còn là uy tín cho năng lực sản xuất của công ty với các đại diện nước ngoài.

"Chống dịch như chống giặc", mỗi công nhân đều là một chiến sĩ trên mặt trận vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất. Chi phí ăn ở, sinh hoạt cho hơn 2.000 công nhân khi thực hiện "3 tại chỗ" dù rất lớn, nhưng công ty vẫn sẵn sàng chi trả. Quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho bản thân công nhân và gia đình, đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất, hạn chế trường hợp công nhân từ Công ty 29/3 làm lây lan dịch ra cộng đồng, góp phần cùng thành phố chống dịch", ông Chính bày tỏ.

nem

Doanh nghiệp Đà Nẵng chủ động triển khai sản xuất ‘3 tại chỗ'.

Tương tự, tại Công ty CP Vinatex Quốc tế - CN Đà Nẵng (Đường số 3, KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) có gần 600 lao động. Mặc dù TP. Đà Nẵng chưa bắt buộc mà chỉ khuyến khích, Công ty đã chuyển trạng thái hoạt động sang sản xuất “3 tại chỗ” từ ngày 17/7.

Ông Nguyễn Chí Trực, Giám đốc Công ty CP Vinatex Quốc tế - CN Đà Nẵng cho biết, dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Ngay khi dịch có nguy cơ xâm nhập vào các KCN Đà Nẵng, trong bối cảnh Tổng Công ty tại TP.HCM đã chuyển trạng thái hoạt động sang “3 tại chỗ”, Công ty Vinatex Quốc tế - CN Đà Nẵng cũng chủ động áp dụng mô hình sản xuất linh hoạt này.

“Công ty đã chủ động có phương án sản xuất “3 tại chỗ”, không phải đợi có ca nhiễm mới thực hiện. Cũng nhờ chủ động chuẩn bị trước và thích ứng nên hoạt động sản xuất tại công ty vẫn đang duy trì ổn định”, ông Trực cho hay. 

ngu6

Công ty Vinatex Quốc tế đang tham gia sản xuất “3 tại chỗ” luân phiên làm việc 3 ca để đảm bảo tiến độ các đơn hàng.

Theo ông Trực, hiện hơn 400 công nhân (số còn lại là nhân viên hành chính làm việc tại nhà, một số ít công nhân đang thực hiện cách ly) của Công ty Vinatex Quốc tế đang tham gia sản xuất “3 tại chỗ” luân phiên làm việc 3 ca để đảm bảo tiến độ các đơn hàng. Công ty sẵn sàng chấp nhận chi phí phát sinh cho sản xuất “3 tại chỗ” để đổi lấy an toàn và uy tín của công ty. Từ đó, duy trì sản xuất an toàn, đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất.

Ông Trần Văn Tỵ, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN và khu CNC Đà Nẵng (BQL) cho biết, Ban Quản lý đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để kiểm soát chặt, không để dịch bệnh bùng phát trong các KCN và khu CNC. Trong đó, phối hợp chặt với UBND các quận huyện nơi đặt các KCN và khu CNC và doanh nghiệp triển khai các biện pháp phòng, chống hoặc ứng phó khi có dịch xảy ra.

Bên cạnh đó, nắm bắt và cập nhật thường xuyên danh sách người lao động có đầy đủ thông tin về thường trú, số điện thoại phục vụ truy vết; xây dựng và triển khai phương án ứng phó với từng kịch bản xảy ra dịch tại các khu và từng doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp về công tác phòng chống dịch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, tại cổng vào các KCN và khu CNC, Ban Quản lý cũng đã thành lập các chốt kiểm soát để kiểm soát chặt các phương tiện vận chuyển ra vào.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ