Doanh nghiệp chuộng điện mặt trời tự sản, tự tiêu

Nhàđầutư
Điện mặt trời (ĐMT) hiện đã chiếm đến hơn 20% tổng công suất lắp đặt nguồn điện. Do lo ngại quá tải đường dây, theo quy hoạch Điện VIII, từ nay đến năm 2030 chưa có thêm các nguồn ĐMT tập trung được đưa vào vận hành thương mại. Nhưng loại hình ĐMT mái nhà tự sản tự tiêu được khuyến khích phát triển.
PHÚ KHỞI
14, Tháng 09, 2023 | 07:30

Nhàđầutư
Điện mặt trời (ĐMT) hiện đã chiếm đến hơn 20% tổng công suất lắp đặt nguồn điện. Do lo ngại quá tải đường dây, theo quy hoạch Điện VIII, từ nay đến năm 2030 chưa có thêm các nguồn ĐMT tập trung được đưa vào vận hành thương mại. Nhưng loại hình ĐMT mái nhà tự sản tự tiêu được khuyến khích phát triển.

DMT mai nha

Hệ thống ĐMT mái nhà tại Công ty Kim Đức đã góp phần giảm chi phí tiền điện cho doanh nghiệp và giảm phát thải carbon. Ảnh TL 

‘Điện sạch”- một mũi tên trúng nhiều đích

Chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Quốc Văn, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Vận hành Nhà máy điện thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) cho biết, xuất phát từ yêu cầu tiết giảm chi phí, năm 2021, PECC2 đã đầu tư hệ thống pin mặt trời tại trụ sở làm việc của công ty với công suất 420kWp và hệ thống pin lưu trữ (BESS) 750kWp.

"Nguyên lý hoạt động của hệ thống là bám lưới điện quốc gia, hệ thống tự động ưu tiên sử dụng ĐMT vào giờ cao điểm. Mặc dù hệ thống ĐMT tự sản xuất chưa đủ đáp ứng nhu cầu của toàn tòa nhà nhưng ĐMT đã giúp Công ty tiết kiệm được 50% chi phí tiền điện hàng tháng", ông Văn cho hay.

Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Kim Đức chuyên sản xuất bao bì tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 (huyện Bến Lức, Long An) cho biết, để tiết kiệm chi phí điện và góp phần bảo vệ môi trường, Công ty Kim Đức đã quyết định lắp đặt hệ thống ĐMT trên mái nhà xưởng của mình.

Hệ thống ĐMT trên mái nhà máy Công ty Kim Đức đi vào vận hành từ năm 2021, có tổng công suất 2,22 MWp, sử dụng 4.937 tấm pin năng lượng mặt trời, 8 bộ inverter 110kW và 13 bộ inverter 75kW.

Với công suất 2,22 MWp, chỉ  tính riêng trong năm 2022, hệ thống đã tạo ra sản lượng khoảng gần 2.600 MWh điện, giúp giảm phát thải khoảng 1.900 tấn CO2, tương đương gần 31.000 cây xanh được trồng trong 10 năm. ĐMT tạo ra từ hệ thống cũng đóng góp khoảng 12 - 13% lượng điện tiêu thụ của nhà máy.

Hệ  thống ĐMT tại Công ty Kim Đức được phát triển theo phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement), do Quỹ đầu tư ecoligo (CHLB Đức) làm chủ đầu tư,Vũ Phong Energy Group cung cấp dịch vụ Tổng thầu (EPC) và vận hành bảo dưỡng (O&M).

Theo ông Phạm Đặng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy Group, hệ thống ĐMT trên mái nhà máy của Công ty Kim Đức là mô hình hợp tác linh hoạt mà Vũ Phong Energy Group tiên phong triển khai tại Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp được sử dụng năng lượng sạch để phục vụ  hoạt động sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh mà không cần bỏ vốn đầu tư và vận hành hệ thống.

"Để có được hệ thống ĐMT mái nhà, doanh nghiệp chỉ cần tận dụng mái nhà máy đang có, phần còn lại do Vũ Phong Energy Group chịu trách nhiệm đầu tư và vận hành hệ thống. Doanh nghiệp thụ hưởng sẽ được mua và sử dụng ĐMT với giá luôn thấp hơn (đến 20 - 30%) so với giá điện từ EVN trong suốt thời gian cam kết. Kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp có thể nhận chuyển giao hệ  thống miễn phí với hiệu suất cam kết trên 80 - 90% tùy điều kiện. Hệ thống ĐMT như một "mũi tên trúng nhiều đích" vì không chỉ góp phần tiết giảm chi phí sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp có chứng nhận về sử dụng năng lượng sạch và góp phần trong thực hiện cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại COP 26", ông An nói.

BESS anh PK

Chi phí đầu tư hệ thống lưu trữ ĐMT cao là một cản trở lớn trong phát triển ĐMT tự sản, tự tiêu. Ảnh Phú Khởi

Vẫn còn nhiều rào cản

Theo ông Vũ Anh Tiến, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Vận hành Nhà máy điện - PECC2, do đặc thù của ĐMT là chỉ sản xuất điện khi có ánh nắng mặt trời, nên vào lúc mưa, bão và ban đêm thì không phát điện. Để đáp ứng yêu cầu sử dụng điện liên tục thì doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống BESS với chi phí rất lớn. Hiện nay, giá BESS cho 2,5MWh lên đến hơn 1 triệu USD, đây là một rào cản trong phát triển nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu.

Trong khi đó, theo ông Phạm Đặng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy Group, hiện nay các quy định về việc doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời để bán điện trực tiếp cho doanh nghiệp sử dụng cũng chưa được cụ thể hóa, đây cũng là một rào cản cho loại hình đầu tư, kinh doanh này phát triển mạnh.

Bình luận về chính sách phát triển ĐMT tự sản, tự tiêu, TS. Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), cho rằng, theo quy hoạch Điện VIII, quy mô ĐMT đến năm 2030 là 20.591 MW, và đến năm 2050 là 189.000 MW. Tuy nhiên, vừa qua do chính sách giá mua điện hỗ trợ (FIT) cao nên dự án ĐMT phát triển "quá nóng", dẫn đến hệ lụy là lưới điện và phụ tai không đáp ứng gây nghẽn mạch ở nhiều đường dây truyền tải.

Hiện nay, mặc dù nhà đầu tư đề xuất nhiều dự án ĐMT mới nhưng vẫn chưa được bổ sung vào quy hoạch.

Tuy vậy, để thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng, Chính phủ đã cho phép và khuyến khích loại hình ĐMT mái nhà tự sản, tự tiêu với mục tiêu đến năm 2050 nguồn điện này sẽ đạt 39.500 MW.

Theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, Trưởng phòng Năng lượng tái tạo, Công ty Tư vấn Điện 3 (PECC3), Quy hoạch Điện VIII đã có sự điều chỉnh tăng mạnh đầu tư nguồn phát năng lượng tái tạo kể từ khi Thủ tướng Chính phủ cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP 26.

"Tuy vậy, để thực hiện đạt mục tiêu này thì Bộ Công Thương phải sớm hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thực hiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi có kế hoạch thực hiện thì các cơ quan liên quan mới có thể để xuất chương trình hành động cụ thể để thực hiện. Do vậy mà trong thời gian này các hoạt động đầu tư, kinh doanh trên lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn phải chờ các quy định mới", ông Dũng cho hay.

Tính đến tháng 5/2023, hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất lắp đặt 80.704 MW, đứng thứ hai khu vực ASEAN (sau Indonesia), đứng thứ 23 thế giới. Trong đó, công suất điện than khoảng 26.087 MW, chiếm 32,3%; thủy điện khoảng 22.999 MW, chiếm 28,5%; ĐMT khoảng 16.567 MW, chiếm khoảng 20,5%; điện khí khoảng 7.398 MW, chiếm 9,2%; điện gió khoảng 5.059 MW, chiếm khoảng 6,3%; các nguồn điện khác bao gồm điện dầu, sinh khối và nhập khẩu khoảng 2.594 MW, chiếm 3,2%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24820.00 24840.00 25160.00
EUR 26574.00 26681.00 27855.00
GBP 30965.00 31152.00 32107.00
HKD 3130.00 3143.00 3245.00
CHF 27161.00 27270.00 28115.00
JPY 160.93 161.58 169.06
AUD 16144.00 16209.00 16700.00
SGD 18207.00 18280.00 18820.00
THB 666.00 669.00 696.00
CAD 18154.00 18227.00 18765.00
NZD   14811.00 15304.00
KRW   17.80 19.42
DKK   3568.00 3700.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2290.00 2381.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ